Những kẻ khủng bố, biết rằng mình không bao giờ có được lợi thế về quân số, đã đi đầu trong cách chiến đấu cho phép tận dụng được nguồn "tài nguyên" eo hẹp của mình.
Tin bài mới
Đây là kiểu tấn công do các đơn vị nhỏ tiến hành, theo nhiều hướng, hay tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Kể từ sự kiện 9/11, al Qaeda đã tiến hành chỉ một vài "trận đánh" lớn - tại Bali, Madrid và Luân Đôn - trong khi mạng lưới này đã mở nhiều chiến dịch "chia nhóm" tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và Ả-rập Xê-út, tạo thành làn sóng tấn công nhằm làm quá tải khả năng đáp trả của mục tiêu. Những vụ tấn công như thế thậm chí còn tiếp diễn tại Iraq hậu nổi dậy, nơi, như tướng David Petraeus miêu tả trong bài diễn văn gần đây, kẻ thù cho thấy "sự tinh vi" trong cách "tiến hành các vụ tấn công đồng loạt" chống lại các mục tiêu chính phủ lớn.
Trong chiến tranh mạng, không nhưng đội hình nhỏ có thể có sức mạnh rất lớn (Ảnh: Infowar.net)
Có lẽ ví dụ rõ nhất về "chia nhóm" khủng bố là vụ tấn công tháng 11/2008 tại Mumbai, được cho là do nhóm Lashkar-e-Taiba tiến hành. Lực lượng "làm nhiệm vụ" bao gồm 10 tên, được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 2 người và đồng loạt tấn công vào một số điểm. Phải mất hơn 3 ngày những tên này mới bị hạ - nhưng sinh mạng của hơn 160 người vô tội đã bị cướp mất - vì lực lượng an ninh Ấn Độ - được coi là phù hợp nhất có thể đối phó với vấn đề kiểu này - phải di chuyển cả chặng đường dài từ New Delhi xa xôi và được tổ chức chỉ để đối phó với một mối đe dọa duy nhất hơn là nhiều mối đe dọa cùng một lúc.
Tấn công đồng thời từ nhiều hướng có thể rất sắc bén trong xung đột mới, nhưng nguồn gốc của "cách đánh" này hoàn toàn rất cũ. Chiến tranh truyền thống giữa các bộ lạc, dù bằng những ngựa gỗ hay các chiến binh chạy bộ, luôn có đặc điểm là yếu tố: tập hợp thành các nhóm nhỏ. Đỉnh cao của loại chiến tranh này có lẽ là thời đế quốc Mông Cổ thế kỷ 13, mà vẫn thường được gọi với cái tên thể hiện học thuyết này là "Đàn Quạ". Quân đội được tổ chức từ các đội 10 người, được gọi là một arban; 10 arban lập thành một đại đội 100 người, gọi là một jaghun; 10 jaghun lập thành một trung đoàn một ngàn người gọi là mingghan, và 10 mingghan tạo thành một lực lượng 10 ngàn người, tương đương với 1 sư đoàn hiện đại. Thay vì dùng ngựa tấn công vào các doanh trại gần, họ dùng những mũi tên bắn như mưa vào đối phương khi họ đang tập hợp đông. Người Khiết Đan gọi những mũi tên này là "Sao Băng". Với chiến thuật như vậy, người Mông Cổ đã xây dựng đuọc một đế chế lớn nhất trong lịch sử thế giới, và duy trì được trong mấy thế kỷ.
Nhưng cách phân nhóm quân này bị chặn đứng kể từ khi súng xuất hiện vào thế kỷ 15, tạo điều kiện mạnh mẽ cho việc tập hợp quân. Quá trình công nghiệp hóa thúc đẩy tập hợp lớn hơn để đánh sát sườn kẻ thù và cơ giới hóa lại càng khuyến khích triển khai quân giáp lá cà, hơn là những lần tập hợp nhỏ, để có thể bóp nghẹt kẻ thù ngay lập tức. Giờ đây, lại một lần nữa trong thời đại phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, thậm chí nhóm rất nhỏ các chiến binh cũng có thể gây ra những tổn thất rất lớn. Có một câu cổ ngữ của người Mông Cổ: "Với 40 người bạn có thể làm rung chuyển cả thế giới". Hãy nhìn vào những gì al Qaeda đã làm với không quá một nửa số con người đó vào ngày 11/9/2001.
Chiến lược gia người Anh B.H. Liddell Hart viết trong cuốn tiểu sử về trung tá B.H. Liddell Hart vào năm 1935, dự đoán rằng, tới một lúc nào đó, "cách tập hợp lực lượng kiểu cũ sẽ được thay thế bằng sự phân chia lực lượng rộng khắp một cách không rõ ràng - khiến kẻ thủ thấy mình có mặt ở mọi nơi nhưng lại không biết tấn công vào đâu".
Giờ đây, cách chiến đấu "tổ đội" đã trở lại, nhưng vào thời điểm mà ít có lực lượng quân đội có tổ chức nào sẵn sàng hay có thể công nhận sự trở lại này. Chiều hướng phát triển trên - đáng kể nhất là việc các đơn vị chiến đấu với số lượng rất ít có thể làm những điều bất ngờ nếu kết nối lại - đang gây nên những bất ổn sâu sắc. Như thế, trong tương lai, quân đội sẽ cần tập hợp theo nhóm nhỏ để đánh bại nhóm nhỏ khác của kẻ thù.
Gần 20 năm trước, tôi bắt đầu tranh luận về các mạng lưới mà nhờ đó, tôi đã có được mối quan hệ băng hữu không mong muốn với phó đô đốc Cebrowski, nhà tư tưởng chiến lược có nhiều cả năng nhất được nhớ tới như Alfred Thayer Mahan, ông tổ của Mỹ về quyền lực trên biển. Ông là người đầu tiên trong cơ cấu quyền lực của Lầu Năm Góc sôi nổi với quan niệm của tôi về phát triển các mạng lưới chiến đấu, theo đuổi ý tưởng mở ra các đường liên lạc giữa "người phát hiện và người cầm súng". Tuy nhiên, chúng tôi bất đồng về tiềm năng của các mạng lưới này. Cebrowski nghĩ rằng "chiến tranh với các mạng làm trung tâm" - có thể được sử dụng để cải thiện khả năng hoạt động của các phương hiện tại, bao gồm cả tàu sân bay - lúc nào đó sẽ xảy ra. Tôi thì cho rằng mạng chỉ có thể có đóng góp nhỏ trong chiến tranh. Cebrowski, người qua đời năm 2005, rõ ràng đã chiến thắng trong cuộc tranh luận này.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu lãnh dạo quân đội cấp cao sực tỉnh và quyết định nhìn nhận mạng và việc chia nhỏ quân một cách hoàn toàn nghiêm túc? Nếu họ như vậy, thì có thể hiểm họa khủng bố và hành vi gây hấn sẽ trở nên ít đi trong hệ thống thế giới. Quân đội như vậy sẽ nhỏ hơn, nhưng cơ động hơn trong phản ứng, ít tốn kém hơn mà lại hiệu quả hơn. Hệ thống thế giới sẽ trở nên ít rủi ro hơn trước nhiều dạng bạo lực.
Vì thế như mọi khi, mỗi kỷ nguyên công nghệ thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong các vấn đề quân sự và chiến lược. Lịch sử đã cho chúng ta biết rằng những phát triển này là không tránh khỏi, nhưng thường thì quân đội và giới chính khách vẫn tỏ ra chậm chạp trong việc nhận thức được nó.
- Đình Ngân (Theo John Arquilla, FP)