Khi Tây tán dương ông Đồ Việt
Cập nhật lúc 14:47, Thứ Ba, 16/02/2010 (GMT+7)
Vung chiếc bút lông như múa, An Khanh đang viết một chữ Trung Quốc trên tấm vải màu vàng. "Phúc”, là chữ Khanh viết.
Ảnh vietnamtraveltour |
Những chữ “Hòa” và “Vượng” khá được ưa chuộng, cũng có thể do các nét tương đối đơn giản với bản thân người viết chữ.
Các ông đồ Việt Nam tâm sự, sở thích viết thư pháp – bắt nguồn từ truyền thống trọng đạo Nho ở đất nước này – của họ, đã mang lại cho họ ý thức về chuẩn mực đạo đức và sự vững vàng trong cuộc sống.
"Với tôi, thư pháp là một liều thuốc tinh thần tuyệt diệu”, ông Khanh, 59 tuổi, ngồi phía ngoài Văn Miếu ở Hà Nội – trường Đại học đầu tiên của Việt Nam - nói.
Ông từng là một công nhân xây dựng. Khanh kể, ông bắt đầu học viết chữ sau khi phát hiện bị chẩn đoán mắc ung thư cách đây 10 năm. Lời chẩn đoán này đã khiến ông mất tinh thần. "Giờ đây, tôi đã trở nên vững tâm hơn” ông nói. “Học thư pháp, viết thư pháp sẽ dạy bạn cách trấn tĩnh, bình ổn tinh thần”. Bệnh ung thư của ông giờ đây có phần nào thuyên giảm.
Thầy giáo Nguyễn Văn Thuận, 55 tuổi, từng công tác ở một trường đại học. Ông đến với thư pháp bằng một cách đơn giản hơn, nhưng cũng có cảm nhận tương tự. "Thư pháp dạy bạn cách sống tốt”, ông khẳng định. “Tôi chắc chắn rằng, những người viết thư pháp cũng tự nhủ như thế với bản thân họ”.
Sáu chiếc bút lông với mọi kích cỡ nằm gọn ghẽ trên đĩa mực đặt bên cạnh ông.
Những ông đồ ngồi cạnh nhau trên con phố bao quanh Văn Miếu, họ múa bút, viết chữ và treo các tác phẩm sau khi hoàn thành lên các tường bao quanh.
Số lượng người viết thư pháp ở Việt Nam tăng lên đáng kể từ lúc thú chơi chữ vào dịp Tết Nguyên đán được khôi phục khoảng 15-20 năm trước đây. Hoàng Anh Diệp, 53 tuổi, một người phụ nữ tham gia viết chữ cho biết.
Họ bắt đầu viết chữ từ đầu tháng 2 dương lịch và tiếp tục công việc trong khoảng một tháng, kể cả vào những ngày đầu tiên của năm mới. Thường gọi là Tết, Năm mới truyền thống là dịp lễ hội thường niên quan trọng nhất của người Việt Nam.
Rất nhiều người viết chữ tập trung thành một câu lạc bộ. Cô Diệp, giáo viên văn học nghỉ hưu, bắt đầu học thư pháp từ bốn năm trước. Theo cô, treo một tranh chữ trong nhà có thể mang lại cho gia đình sự may mắn trong suốt một năm.
"Mọi người thường thích các chữ “Hòa, Vượng và Phúc”, cô nói.
Còn ông Thuận thì nhấn mạnh, mỗi chữ treo trong nhà là một “nguồn” chuẩn mực đạo đức của một gia đình.
Trần Định Hương, 72 tuổi, đề nghị người viết viết chữ “Phúc” vì cháu ông sắp kết hôn. “Chữ này rất có ý nghĩa với cháu tôi”. Trong khi thư pháp chữ Hán chủ yếu hiện diện ở Hà Nội, thì người Việt Nam ở miền Nam lại chuộng thư pháp chữ Quốc ngữ nhiều hơn, Ngọc Đình, người thạo viết cả hai kiểu chữ nói. "Tôi nghĩ, trong tương lai, thư pháp chữ Việt sẽ phát triển nhiều hơn”.
Giống như những ông đồ đứng tuổi, Đình nói, anh viết chữ không phải vì tiền. "Tôi yêu thư pháp”, anh khẳng định. “Tôi muốn duy trì một nét văn hóa đẹp”.
Trong quá khứ, những người dân làng đi xin thầy đồ chữ treo trong nhà thường mang gạo hay gà để cảm ơn họ. “Nhưng giờ đây, mọi người thường hỏi giá cả chữ nghĩa. Nên chúng tôi phải đưa ra một mức nào đó”, Đình nói. Trung bình thường là 50.000 – 100.000 đồng phụ thuộc vào chữ của người viết. "Tôi hy vọng mọi người sẽ tế nhị hơn về chuyện giá cả vì đây là một truyền thống, một nghệ thuật”.
- Kỳ Thư (Theo AP)
,