221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1256878
Chính sách đối ngoại của Obama chẳng khác gì Bush?
0
Article
null
Chính sách đối ngoại của Obama chẳng khác gì Bush?
,

Lập trường chính sách trọng yếu của ông Obama được cho là rất giống với những chính sách mà George W. Bush áp dụng trong nhiệm kỳ 2 của mình.

Sau một năm Tổng thống Barack Obama điều hành chính sách đối ngoại của Mỹ, một nhà quan sát dễ dãi cũng có thể kết luận rằng tổng thống thích điều hành con tàu hơn bám đằng sau bánh tàu. Và bởi vì bạn không thể lái được con tàu; bạn chỉ có thể định đoạt tốc độ của nó. Cho nên đến nay, danh mục những thách thức chính sách đối ngoại, và phản ứng của Chính phủ đối với mỗi danh mục trong năm 2009 là giống với những gì Bush làm khi kết thúc năm 2008.

Lời hứa của Obama rằng sẽ vượt qua các đối thủ, tham khảo và sự kết hợp với các liên minh rõ ràng đã xua đi bầu không khí tiêu cực do chính quyền Bush để lại. Tuy nhiên lập trường chính sách trọng yếu của ông Obama được cho là rất giống với những chính sách mà George W. Bush áp dụng trong nhiệm kỳ 2 của mình. Ngoài ra các thành viên Đảng dân chủ chống đối chiến tranh đã không bằng lòng khi trong bài phát biểu đón nhận giải Nobel hoà bình, Tổng thống đề cập tới “trục ma quỷ trên thế giới” và đã hoan nghênh việc Mỹ sử dụng lực lượng nước ngoài hơn sáu thập kỷ qua như một bộ phận chủ chốt của an ninh toàn cầu.

Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn nhiều.

Iraq

Bằng việc đàm phán Hiệp ước quy chế lực lượng Mỹ tại Iraq (SOFA) với chính phủ Iraq không lâu trước khi rời nhiệm sở, ông Bush đã tạo cho công việc của Obama dễ dàng hơn- bởi hiệp định đặt ra một giới hạn cụ thể về việc rút tất cả quân đội Mỹ. Obama có thể hối thúc việc rút quân sớm hơn để xoay xở cho chiến trường Afghanistan, nhưng nếu ông Obama không thực làm điều đó thì quy định của SOFA cũng buộc tất cả quân đội Mỹ rời khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Iraq vẫn kiên quyết, và Chính quyền Obama đang nỗ lực thông qua các kênh ngoại giao để ve vãn người Iraq kiểm soát các cuộc đấu tranh phe phái chính trị và các tộc người của họ, lại đưa ra rất ít đòn bẩy để thúc đẩy việc này nên kết quả đương nhiên là hạn chế, cũng giống như những gì chính quyền Bush đã làm. Thời cơ để Mỹ có thể thay đổi Iraq đã bị bỏ lỡ nhiều lần trước khi ông Bush rời nhiệm sở; Obama chỉ đơn giản là che đậy những chuyện đó lại.

Afghanistan

Đưa ra tuyên bố cuộc chiến ở Afghanistan là “cuộc chiến đúng đắn” trong chiến dịch tranh cử, Obama lúc đầu cố tình hạ thước đo thành công nhằm tránh việc phải tái thiết đất nước hay chống chiến tranh du kích mở rộng và thay vào đó là chỉ tập trung ngăn chặn al-Qaeda tái hiện diện ở Afghanistan. Nhưng Tư lệnh quân đội Mỹ và NATO tại Afghanistan, tướng Stanley McChrystal, vào mùa hè năm ngoái cảnh báo Nhà Trắng rằng quân đội Mỹ đang thất bại ở Afghanistan và yêu cầu tăng thêm hơn 10.000 quân để ngăn chặn sự trỗi dậy của Taliban.

Sau nhiều tháng tranh luận nội bộ, Obama quyết định tăng quân, với hy vọng lạc quan rằng binh sỹ sẽ bắt đầu trở về nhà vào giữa 2011, thời điểm Mỹ bắt đầu chuyển giao trách nhiệm cho quân đội quốc gia Afghanistan với khả năng chỉ có thể tự chống lại Taliban về mặt lý thuyết. Đối mặt với những chọn lựa chiến lược ở Afghanistan, Obama quyết định leo thang cuộc chiến, như người tiền nhiệm Bush đã làm và đồng tiền đó sẽ giúp tình trạng hỗn loạn ở Afghanistan kéo dài quá nhiệm kỳ Tổng thống hiện tại. Chắc chắn rằng, Obama có giọng điệu mạnh mẽ hơn ông Bush khi nói với những đồng minh yếu kém như Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và lãnh đạo Pakistan, nhưng ông cũng giống Bush ở điểm là phải lệ thuộc vào cả 2 người này.

Iran

Ứng viên Obama đã từng hứa giải quyết với Iran, chỉ ra rằng chính sách đưa ra tối hậu thư với lời đe dọa về lệnh trừng phạt mà chính quyền Bush áp dụng với Iran đã thất bại. Dĩ nhiên, ông Bush và nội các đã rất thận trọng với Tehran trong những năm cuối cùng. Obama biết cách "thể hiện" hơn khi có thông điệp năm mới bằng chữ Ba Tư, trân trọng gửi tới Iran vào đầu năm 2008. Nhưng tình trạng hỗn loạn vẫn xảy ra bởi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử vào ngày 12/6/2008 đã thúc đẩy nhà nước Hồi giáo Iran vây quanh cỗ máy chống lại cái gọi là “âm mưu phương Tây”, đẩy những hy vọng lập lại quan hệ ngoại giao vào tình trạng thù địch hơn.

Những người chỉ trích có thể khiển trách Obama cúi mình trước sự ủng hộ của các phe đối lập ở Iran, nhưng Obama vẫn duy trì những yêu cầu cơ bản của Chính quyền Bush trong cách tiếp cận Tehran của mình rằng: Iran dừng và sau đó là từ bỏ chương trình làm giàu uranium: Iran đã từ chối dừng chương trình hạt nhân với Bush, và các phe phái chính trị của họ cùng thống nhất nói không với yêu cầu tương tự như vậy của Obama. Hiện ông Obama cũng đang áp dụng phương cách đưa ra tối hậu thư và đe doạ lệnh trừng phạt – rõ ràng là không thành công gì hơn người tiền nhiệm George W. Bush.

Israel và Palestine

Vào ngày đầu tiên nhậm chức, ông Obama đã thông báo rằng ông sẽ ưu tiên nỗ lực thúc đẩy “mạnh mẽ” hoà bình giữa hai nhà nước Israel và Palestine. Để tái khởi động đàm phán, Obama yêu cầu Israel dừng tất cả việc xây dưng khu định cư Do Thái trên vùng lãnh thổ xâm chiếm năm 1967 đồng thời hối thúc các quốc gia A-rập hướng đến việc bình thường hoá quan hệ với Israel. Ông đã không may mắn ở mặt trận này. Ngoài ra, khoảng cách giữa phong trào cánh hữu của Israel và ông Mahmoud Abbas, lãnh đạo yếu kém của Palestine ngày càng nới rộng. Ông Abbas đã bị lu mờ bởi phong trào vũ trang cực đoan Hamas và việc ông thất bại trong việc đàm phán nhiều năm qua đã khiến mức độ tín nhiệm của công chúng đối với ông ở mức thấp chưa từng thấy.

Chính quyền Obama tiếp tục quan điểm tẩy chay Hamas của người tiền nhiệm đồng thời từ chối can thiệp một cách đáng kể vào những bế tắc ở dải Gaza, nơi Israel tiếp tục bóp nghẹt kinh tế nhằm làm suy yếu phong trào vũ trang Hamas.

Dù cho có những ý định tốt đẹp nhất, Obama cũng đã khép lại năm 2009 trong một tình thế không như năm cuối nhiệm kỳ hai của ông Bush là hối thúc đàm phán giữa Israel và tổng thống Abbas. Sau một năm kiến tạo hoà bình, Chính quyền Mỹ phải đương đầu với thái độ thù địch đang tái bùng phát ở dải Gaza hơn là bất cứ một bước đột phá ngoại giao nào.

Nga

Chính quyền Obama cam kết hồi phục mối quan hệ với Moscow, hy vọng rằng thông qua việc giải quyết những lo ngại của Nga liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, họ có thể thuyết phục Nga cùng gây sức ép với Iran. Tuy nhiên khi chính quyền Mỹ trách móc Nga còn giữ thái độ của thời chiến tranh lạnh, Nga cũng chỉ trích chính sách duy trì liên minh NATO của Mỹ và mở rộng liên minh này tới sát biên giới Nga bằng cách lôi kéo và gia nhập Grudia và Ukraine. Nhưng chính sách đó bắt đầu từ chính quyền Clinton hơn là ở thời ông Bush, và họ đã buộc Moscow vào thế phải cạnh tranh với Washington, một đàm phán lập lại mối quan hệ không dễ dàng thay đổi được điều này. Chắc rằng Obama đang đàm phán một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới với Moscow, nhưng đó cũng là một biểu tượng của chiến tranh lạnh. Ngay cả khi đó, Nga vẫn cứng rắn và tiếp tục theo đuổi một chiến lược kình địch với Mỹ.

CHDCND Triều Tiên

Đầu tiên ông Bush cố thay đổi chính sách đàm phán đa phương của chính quyền Clinton là viện trợ cho Triều Tiên để họ dừng sản xuất vũ khí hạt nhân. Bush không tin tưởng Triều Tiên sẽ giữ lời và ông đã không sai. Nhưng Bush cũng sớm phát hiện ra rằng ông đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài cách thực hiện ngoại giao đa phương thông qua bàn đàm phán sáu bên để ve vãn Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ. Chính sách đó được duy trì bất chấp Triều Tiên nhiều lần thử tên lửa và tái khởi động chương trình hạt nhân. Không ai kỳ vọng điều gì khác hơn từ Chính quyền Obama, và Obama cũng chẳng buồn ảo tưởng rằng còn có nhiều sự lựa chọn hữu hiệu khác.

Trung Quốc

Những nhân vật diều hâu đeo đuổi quan điểm rằng chính quyền Bush sẽ "kiềm chế" Trung Quốc một cách mạnh mẽ, đã phải vỡ mộng khi xảy ra vụ máy bay thám thính Mỹ va chạm với phi cơ chiến đấu của Trung Quốc ở đảo Hải Nam vào thời điểm sau khi ông Bush nhậm chức tổng thống được hai tháng vào năm 2001. Sự khác biệt giữa hai bên nhắc nhở họ rằng mối quan hệ kinh tế của họ quan trọng tới mức không cho phép giữa họ diễn ra những xung đột về địa chính trị, và mối quan hệ kinh tế như vậy-với Trung Quốc đang là chủ nợ lớn của Mỹ- sẽ tiếp tục quyết định mối quan hệ dưới thời Obama. Chắc chắn chính sách thực dụng của Obama đã hạn chế những bất đồng cơ bản đặc trưng cho mối quan hệ Trung -Mỹ mà ông Bush từng sẵn sàng mạo hiểm, như cuộc gặp với Dalai Lama hay đến thăm nhà thờ ở Bắc Kinh để bày tỏ tình đoàn kết với tín đồ cơ đốc người Trung Quốc. Nhưng nước Mỹ của Obama lại phụ thuộc tài chính vào Trung Quốc nhiều hơn thời tổng thống Bush.

Al-Qaeda

Vụ tấn công khủng bố vào ngày lễ Giáng sinh trên một chiếc máy bay khi đang hạ cánh ở Detroit khiến ta nhớ lại rằng al-Qaeda vẫn còn đâu đó mặc dù đã suy yếu cơ bản. Trong khi cuộc chiến được tiến hành ở Afghanistan nhằm đáp trả vụ tấn công đầu tiên trên đất Mỹ vẫn còn nhiều thách thức gai góc, mạng lưới khủng bố chuyển sang thế phòng thủ khi bị các cơ quan tình báo và cảnh sát tìm diệt. Obama đã nỗ lực chuyển biến mối quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo qua một cuộc đối thoại mà ông bắt đầu với bài phát biểu tại Cairo vào mùa xuân vừa qua, thế nhưng thực tế ở Iraq, Afghanistan và cuộc xung đột giữa Israeli-Palestine đã cản trở những nỗ lực đó.

Thực tế người đàn ông Nigeria bị cáo buộc âm mưu đánh bom ở Detroit được cho là huấn luyện ở Yemen đã dấy lên những câu hỏi liệu ông Obama có nên bắt đầu một cuộc chiến chống khủng bố mới ở đó hay không. Nhưng đó là một quốc gia phức tạp mà các nhà phân tích cảnh báo sự hiện diện quá nhiều của Mỹ sẽ gây ra nhiều rắc rối cũng như việcbinh sỹ phương Tây ở Afghanistan đã tạo điều kiện cho Taliban hồi phúc. Việc chính quyền mới của Mỹ đối phó với thách thức al-Qaeda ở Yemen như thế nào sẽ là một chỉ dấu quan trọng cho những gì họ đã học được từ kinh nghiệm của ông Bush ở Afghanistan.

  • Quốc Toản (theo Time)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ
Cuộc sống dưới cống ngầm của những người dân Mông Cổ

Mùa đông ở Ulan Bator rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới - 25 độ C. Thế nhưng đối với những người vô gia cư thì mua đông lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần.

Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

,
,
,