221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
232851
Chỉ mới kết luận sơ bộ vì sao giá thuốc tăng!
1
Article
null
Chỉ mới kết luận sơ bộ vì sao giá thuốc tăng!
,

(VietNamNet) - Thanh tra liên ngành đã có kết quả sơ bộ về nguyên nhân giá thuốc tân dược tăng vọt trên thị trường trong thời gian qua. Trong đó, có cả việc các doanh nghiệp nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu đã giao cho các công ty TNHH chủ động làm giá, đẩy giá chênh lệch lên rất lớn, từ 30-40%, thậm chí có nơi lên tới vài trăm lần...

Người tiêu dùng mua thuốc đắt 20-45%

Giá thuốc tăng cao, người bệnh chịu hậu quả.

Giá thuốc nội tăng không đáng kể, đó là nhận xét chung của đoàn thanh tra. Tuy nhiên, thuốc nội địa do các công ty liên doanh sản xuất, từ quý IV/2002 đến quý III/2003 đã tăng 4,6%/quý. Giá bán buôn của công ty sản xuất có chênh lệch từ 4-34% so với giá thành và 10-54% so với giá bán lẻ dự kiến. Tại thời điểm tháng 10/2003, so với giá thành, giá bán buôn cao hơn 12-63%.

Nhìn chung, giá thuốc tăng mạnh tập trung vào hàng nhập khẩu; thuốc thành phẩm nhập khẩu có số đăng ký tăng thấp hơn so với thuốc nhập khẩu không có số đăng ký. Nhiều loại thuốc thành phẩm nhập ngoại, đặc biệt là kháng sinh và thuốc bổ, có tỷ lệ tăng từ 20-285%. Đoàn thanh tra cho rằng thuốc nhập ngoại tăng giá qua nhiều khâu lưu thông phân phối. Đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu uỷ thác cho các công ty TNHH, tư nhân, chỉ thu phí 2-15% và chuyển hàng cho các công ty TNHH tự xây dựng giá bán.

Đáng lưu ý hơn cả là các công ty TNHH chưa chấp hành đúng chế độ chứng từ hóa đơn giá như ghi hoá đơn khống, khai sai, tăng chi phí trốn thuế... Hậu quả của những ''kiểu làm ăn'' này là người tiêu dùng phải mua thuốc với giá bán lẻ cao hơn giá mua vào của cửa hàng từ 20-45%.

Bên cạnh việc tăng giá nguyên liệu do biến động về tỷ giá ngoại tệ, báo cáo cũng cho rằng giá thuốc biến động còn do Nhà nước chưa kiểm soát được giá cả nguồn hàng nhập khẩu, để tình trạng một số công ty nước ngoài đẩy giá thuốc lên cao, cơ chế đấu thầu. Công tác kiểm tra hành nghề y dược chưa thường xuyên, đặc biệt Pháp lệnh Giá có hiệu lực nhưng vẫn nói chung chung trong khi chưa có các văn bản dưới Luật quy định chi tiết.

Giá thuốc tăng, có... bằng chứng cụ thể!

Vừa qua, nhiều bệnh nhân ghép tạng miền Bắc đã cùng nhau lên tiếng về việc thuốc chống thải ghép Neoral tăng quá cao. Trước năm 2001, thuốc Neoral hàm lượng 100mg được đưa vào Việt Nam bán với giá 2,4 triệu đồng/hộp. Nhưng từ năm 2001 đến nay, giá thuốc ''đột ngột'' tăng lên 3,12 triệu đồng/hộp. Cũng thuốc này bán tại các nước khác trong khu vực dù có tăng nhưng chỉ tăng tương đương vài trăm ngàn VNĐ. Chẳng hạn, Philippines tăng từ (tương đương) 1,8 triệu đồng lên 2 triệu đồng/hộp; Thái Lan tăng từ 1,7 triệu đồng/hộp lên 1,8 triệu đồng/hộp. Cùng một loại thuốc, tại Việt Nam giá bán cao hơn các nước khác trong khi thuế nhập khẩu thuốc này ở Việt Nam là 0%, còn ở Thái Lan là 7%!

Kết quả kiểm tra cũng cho thấy các doanh nghiệp nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu đã giao cho các công ty TNHH chủ động làm giá, đẩy giá chênh lệch lên rất lớn, từ 30-40%, thậm chí có nơi lên tới vài trăm lần. Cụ thể như Công ty TNHH Hoàn Cầu nhập khẩu thuốc Siliverin với giá 11.877đ/hộp, bán ra với giá 17.460đ (chênh lệnh tới 47%), công ty TNHH Bình Minh nhập thuốc Polamin 98.000đ/hộp, bán ra 258.000đ (chênh lệch 167%). Ngoài ra, một số công ty còn sử dụng các hình thức buôn bán để tự đặt giá và trốn thuế như Zuellig Pharma Việt Nam.

Để giảm giá thuốc và bình ổn thị trường trong thời gian tới, bản báo cáo nêu rõ các bộ, ngành liên quan phải cùng nhau phối hợp khắc phục hậu quả khi đã xác định nguyên nhân. Bộ Y tế và Bộ Tài chính cùng có nhiệm vụ quan trọng trong việc bình ổn giá thuốc.

  • L.Hà

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,