221
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
226025
Nhập khẩu song song thuốc: Cần có... ba quy chế?
1
Article
null
Nhập khẩu song song thuốc: Cần có... ba quy chế?
,

(VietNamNet) - Cơ quan Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã cho phép các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm Việt Nam nhập khẩu song song để bình ổn giá một số loại thuốc trên thị trường. Trước khi quy chế về nhập khẩu song song có hiệu lực, PGS TS Lê Văn Truyền, chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam đã có cuộc trao đổi với VietNamNet.

PGS TS Lê Văn Truyền, chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam.

Theo ông, quy định này đã hoàn toàn là biện pháp hữu hiệu nhằm bình ổn giá thuốc trên thị trường?

- PGS TS Lê Văn Truyền: Đây là quyết định tốt nhưng rõ ràng cần có quy chế chứ không phải những giải pháp có tính tình thế. Nếu không, giải quyết được việc này lại nẩy sinh việc khác. Trong quy chế đó, cần nêu lên những điều kiện: dược phẩm nào cho phép nhập khẩu song song, quy định rõ điều kiện để các doanh nghiệp biết một cách công khai. Nói gì thì nói, đây là giải pháp tình thế đã được ban hành như là công cụ để chúng ta hạn chế độc quyền. Nhưng nên tính đến chuyện lâu dài là phải ban hành quy chế công khai những điều kiện, quyền lợi, trách nhiệm của các công ty được nhập khẩu...

Nhập khẩu song song?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu một nhà sản xuất sở hữu một sản phẩm ở vài nước, họ có thể quyết định bán sản phẩm này với các mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu giá ở nước A thấp hơn đáng kể so với ở nước B, các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản phẩm với giá rẻ ở nước A và bán ở nước B với mức giá thấp hơn giá do nhà sản xuất quy định. Đó là hành vi nhập khẩu song song.
Tại sao chỉ có ba doanh nghiệp được phép nhập khẩu song song?

- Chính tôi cũng đang thắc mắc việc này. Phải chăng đây là những doanh nghiệp nhà nước 100%? Không biết đây có phải là tiêu chuẩn? Do đó, cần phải đưa ra tiêu chuẩn nơi nào được nhập khẩu song song. Vì hiện có tới gần 40 công ty Việt Nam được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng tại sao chỉ có ba doanh nghiệp nhà nước được phép nhập khẩu song song một số loại thuốc. Nếu không có quy định cụ thể, dễ dẫn đến việc ba doanh nghiệp được nhập khẩu song song sẽ... độc quyền!

Làm thế nào người dân có thể phân biệt đâu là thuốc nhập khẩu song song để mua được đúng thuốc, đúng giá?

- Đây cũng là bài toán khó. Người dân rất khó phân biệt thuốc nào là nhập khẩu song song và thuốc nào nhập khẩu chính thức. Theo quy định, số đăng ký của Việt Nam sẽ làm mặt hàng nhập khẩu chính thức, còn số đăng ký nước ngoài sẽ là nhập khẩu song song. Tuy vậy, việc phân biệt này thì ngay cả những người có trình độ cũng khó xác định!

Theo ông, nếu không phân biệt rõ ràng, sẽ rất dễ dẫn đến việc xuất hiện... thuốc lậu?

- Chính sự nhập nhằng giữa thuốc nhập khẩu chính thức, nhập khẩu song song và thuốc lậu nên cần có tem nhãn quy định và quan trọng hơn hết là giá thuốc nhập khẩu song song cần được cơ quan quản lý để mắt tới hơn nữa.

Như vậy, nhập khẩu song song chưa phải là giải pháp tối ưu để bình ổn giá thuốc? Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?

- Nhập khẩu song song không nên mở rộng cho tất cả mặt hàng. Hơn nữa, chính sách sử dụng thuốc của người dân cũng cần quan tâm. Hiện nay, đa số người dân có tâm lý ''sính'' thuốc ngoại. Ngay cả bác sĩ tại các bệnh viện cũng kê đơn thuốc cho bệnh nhân là thuốc ngoại. Theo điều tra mới đây của Thanh tra Bộ Y tế, hiện thuốc nội có thể đảm bảo 43% thị trường nhưng trong các bệnh viện chỉ có 20% là thuốc nội.

Theo tôi, cần xây dựng ba quy chế cho phép nhập khẩu song song:

Thứ nhất, những điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp bây giờ được nhập khẩu song song.

Thứ hai, những mặt hàng nào cho phép nhập khẩu song song phải nêu rõ. Cần xây dựng tiêu chí để giải thích rõ tại sao cho nhập khẩu loại này. Nhà nước quy định mặt hàng nào được nhập khẩu song song, nếu không dễ gây rối loạn thị trường.

Thứ ba, nhập khẩu song song có đảm bảo giá thuốc hạ xuống và bình ổn. Do đó, cần có chế tài kiểm soát giá bán dựa trên giá nhập khẩu.

  • Lệ Hà (thực hiện) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,