221
12004
Radio VietNamNet
radiovnn
/radiovnn/
1315296
Bập bềnh bè chuối trong cơn lũ dữ
1
Article
null
Bập bềnh bè chuối trong cơn lũ dữ
,

- “Nước vào, thì tôi ra vườn chặt chuối, kết thành bè. Cảm giác lúc ấy sợ thật, nhưng chẳng còn cách nào. Nước xiết, trời mưa rất to, cả nhà ướt hết. Nước thì lút người, từ đất lên phải 3m. Lúc ấy vợ khóc, 2 con khóc, tôi cũng khóc, vừa bơi vừa đẩy bè, chứ biết làm răng?" - Anh Lê Đình Quân (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) kể.




Tại huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, nước đã rút khoảng 1m nhưng vẫn ở mức cao. Tại xã Cẩm Duệ, một trong những địa bàn có địa hình khá cao mà vẫn phải lội nước ngang tới bụng. Hiện tại, người dân nơi đây vẫn chưa thể trở về nhà mà vẫn sống tập trung trên các điểm cao.

Bập bềnh bè chuối trong đêm…

Anh Lê Đình Quân - xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh: “Nước vào, thì tôi ra vườn chặt chuối, kết thành bè. Cảm giác lúc ấy sợ thật, nhưng chẳng còn cách nào. Nước xiết, trời mưa rất to, cả nhà ướt hết. Nước thì lút người, từ đất lên phải 3m. Lúc ấy vợ khóc, 2 đứa bé cũng khóc, tôi chẳng biết làm sao, chỉ cố đẩy bè đưa vợ con đi thôi”

Quãng đường từ nhà tới vùng di tản là 1 cây số, hoàn cảnh nguy khốn đã cho anh sức mạnh để bơi gần hai tiếng đồng hồ, đẩy bè đưa vợ và hai con đến vùng núi cao. Anh Quân cho biết, vào thời điểm ấy, không chỉ mình anh, nhiều người dân khác trong thôn cũng sử dụng những phương tiện thô sơ để cứu lấy gia đình mình.

 

Thuyền thúng, thuyền nan vào cuộc ứng cứu

“Ở Cẩm Duệ, 1556 hộ dân bị ngập lũ. Trong đó có 3 đơn vị bị ngập cục bộ, phương tiện tiếp cận rất khó khăn. Chúng tôi phải vào bằng phương tiện thô sơ như thuyền thúng, thuyền nan, hay ván để cứu ứng” – Anh Trần Xuân Long - Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ cho biết.

“Phải nói rất là mệt mỏi, mấy ngày liên tục sống chung với lũ, bập bềnh trên mặt nước, quần áo ướt cả ngày. Hàng ngày, anh em chúng tôi cũng ăn tạm bợ cho qua bữa, còn đâu tập trung đi cứu trợ cho nhân dân. Thời gian này, may chăng thì được một vài tiếng ngồi lại, chứ nghỉ ngơi thì hầu như không có, hầu như mấy đêm gần đây anh em chúng tôi đều không ngủ” - Anh Long cho hay.

 

Đến thời điểm này nhiều xã của huyện Cẩm Xuyên vẫn ngập sâu trong nước do mưa lớn và xả lũ. Ảnh: Trí Thức.
Đến thời điểm này nhiều xã của huyện Cẩm Xuyên vẫn ngập sâu trong nước do mưa lớn và xả lũ. Ảnh: Trí Thức.

 

Không chống đỡ nổi nếu bão Megi ập vào

Mưa lũ hoành hành, khiến cho cuộc sống của tất cả người dân nơi đây đảo lộn. Cơn lũ dữ này chưa qua, lại lo cơn siêu bão ập tới. Khi được hỏi nếu như cơn bão Megi ập tới, liệu huyện có thể tiếp tục chống đỡ được hay không? Ông Nguyễn Văn Huyên - Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên cho biết: “Tôi nghĩ rất là khó. Với nước mà ngập sâu cộng với cơn bão có cấp độ như vậy. Không chỉ riêng Cẩm Xuyên mà nhiều huyện khác cũng sẽ gặp khó khăn”

Ông cũng cho biết thêm: "Bây giờ sau lũ lụt, dân rất thiếu lương thực. Hiện tại, được sự giúp đỡ của tỉnh rồi các ngành, chúng tôi đã chuyển gạo tới dân, và chuyển các nhu yếu phẩm. Nhưng chắc chắn nhân dân còn thiếu gạo ăn rất nhiều. Tiếp theo, chúng tôi cần thuốc để khử trùng và phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt. Và cho 2 vụ đông sắp tới, nông dân cũng đang rất cần giống cây màu, giống lúa để sản xuất tốt, lúc ấy mới có khả năng cứu được cái đói sắp tới”.

Còn chị Nguyễn Thị Vân, xóm Trần Phú, xã Cẩm Duệ vẫn còn lo sợ vì cơn lũ tràn đến bất ngờ, chị chỉ mong: “Ở vùng này sâu, giao thông đi lại khó khăn quá. Lũ vào nhanh nếu như có nhiều thuyền bè để sơ tán người dân thì vẫn yên tâm hơn nhiều”.

 

Trời đã hửng nắng, người dân xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên đưa lúa ngâm trong nước lên đường phơi. Ảnh: Trí Thức
Trời đã hửng nắng, người dân xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên đưa lúa ngâm trong nước lên đường phơi. Ảnh: Trí Thức

Tin tức mới từ Hương Sơn, Đức Thọ

Phóng viên Quang Cường gọi điện về cho biết thời tiết đã hết mưa gió, nước đã rút dần.  Đã quen sống với lũ, người dân nơi đây không phải di dời mà ở trên gác xép bám trụ với cơn lũ.

Nếu như hôm qua đường từ Hương Sơn lên quốc lộ 1A còn bị tắc nghẽn do nhiều đoạn bị ngập lụt, thì hôm nay trời nắng và nước rút nên giao đã trở lại bình thường.

Đến thời điểm này, do nước từ thượng nguồn chảy xuống cho nên huyện Đức Thọ (hạ nguồn sông La) đang là huyện ngập nặng nhất, nhiều xã nằm ngoài đê sát sông, nước lũ xuống chậm và bị cô lập.

  • Thu Anh - Tri Thức (thực hiện)

 

 

Miền Trung cần lắm những tấm lòng


Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này.


Mọi sự đóng góp, xin gửi về:

+ Chuyển khoản:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

+ Chuyển khoản từ nước ngoài:
Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
-The currency of bank account: 0011002643148
-Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

+ Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:

Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

Email: bandoc@vietnamnet.vn

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,