221
12004
Radio VietNamNet
radiovnn
/radiovnn/
1305217
Sợ nghỉ lễ Quốc khánh với vợ, với chồng
1
Article
null
Sợ nghỉ lễ Quốc khánh với vợ, với chồng
,

- "Chúng tôi từng rất thương yêu nhau. Giờ vẫn chung mâm, chung giường, nhưng chúng tôi là hai thế giới riêng biệt: không hiểu biết, không lời nói, không một chuyến đi chung. Càng nghỉ lễ dài, hôn nhân của chúng tôi càng lộ mặt".

Các chương trình khác


Khi mà nhà nhà mong đến kỳ nghỉ Tết Độc lập thì không ít cặp vợ chồng nơm nớp lo phải... nghỉ lễ. Họ sợ phải sinh hoạt chung trong 4 ngày liền mà không có khoảng ngắt để tránh nhau như thường ngày.

Hàng xóm tinh ý có thể thấy họ thường không đi đâu cùng nhau. Ngày lễ Tết, họ thường đi riêng với con cái. Không ai hay hôn nhân của họ như tù ngục với những màn tra tấn có 1 không 2.

[video(20450)]

Ngục hôn nhân

Hãy nghe tâm sự của một phụ nữ 35 tuổi ở Hà Nội: "Hai năm nay vợ chồng tôi không nói chuyện gì với nhau. Xưa thì còn cãi vã về việc tiêu tiền trong nhà. Nhưng rồi dần dần tôi thấy chồng tôi lúc nào cũng ngồi máy tính, chẳng bao giờ hỏi trước tôi lấy 1 câu. Tôi làm mặt lạnh cũng mặc. Rồi bỗng dưng anh không đưa tiền nuôi con tận tay nữa, mà lẳng lặng chuyển vào tài khoản của tôi. Một ngày sang giường con ngủ. Thế là cứ ở chung nhà, chung mâm, chỉ có điều chẳng có giao tiếp nữa".

Sau hai năm hôn nhân lạnh giá, người phụ nữ này vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bị chồng gây chiến tranh lạnh: "Tôi không biết tại sao anh ấy lại như vậy. Chỉ biết là tôi đang bị trừng phạt tội gì đó. Đã hỏi không vừa lòng chuyện gì để sửa nhưng anh ta bảo chẳng có chuyện gì cần phải nói. Rồi lại lạnh nhạt như vậy".

Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Thanh Giang - Trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm Linh Tâm (Hà Nội), chiến tranh lạnh chỉ là 1 trong nhiều hình thức trừng phạt bạn đời khi phật ý, hoặc khi đã cạn kiệt tình yêu. Linh Tâm từng tư vấn một trường hợp kiệt quệ tinh thần vì án phạt của chồng, chỉ vì 1 tin nhắn tán tỉnh của người lạ trong máy của vợ. Để trừng phạt vợ, anh chồng kể cho cả nhà nghe chuyện tiết hạnh phụ nữ mỗi tối, suốt năm, và sự ám chỉ ác ý này khiến người vợ rối loạn tâm lý đến mức không còn thiết sống.

Mới đây, tháng 9/2009 ở Bình Thuận, một người chồng lần thứ hai cầm dao áp giải người vợ chạy trốn về nhà và cưỡng bức vợ ngay trước mặt đám đông.

Bác sĩ Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội) còn chưa thể quên sổ khám bệnh của một phụ nữ quê Thanh Hóa với những dòng chữ sau: Tháng 8/1990, chồng đánh sai khớp gối chân trái. Năm 1993 mổ chỉnh xương và đóng đinh cố định. 1994 bị đánh sai khớp khuỷu tay phải. Năm 2000 bị đánh, sẹo lồi trên môi, đùi, cẳng chân; ngực có nhiều vết răng cắn thâm tím...

Thế nhưng, các chuyên gia tư vấn và các bác sĩ đều cho biết những đôi vợ chồng trên vẫn chung sống; chưa ai dám vượt ngục hôn nhân.

Ở Hà Nội, có người phụ nữ căm hận chồng hay mắc bệnh "say nắng", lúc nào tức lên cũng có thể vung dao dọa giết chồng. Anh chồng đã gõ cửa tòa án và các cơ quan báo chí để xin trợ giúp ly hôn. Nhưng người vợ nhất quyết không chấp nhận với lý do "sống làm người nhà chồng, chết làm ma nhà chồng".

Tháo xiềng xích

Tại sao hôn nhân như địa ngục, nhiều người vẫn chấp nhận sống chung? Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thanh Giang cho biết: "Nhiều người khi gọi đến cho Linh Tâm thì họ đã chịu cảnh đấy 25 năm rồi. Những trường hợp không ly hôn được mặc dù trong gia đình có sự tra tấn về tinh thần, thể xác, kinh tế, ... nói chung là mọi mặt. Thường những người như thế họ chịu đựng vì khi con cái còn nhỏ, họ chịu đựng vì con, vì dư luận xã hội, vì gia đình, sợ bố mẹ buồn. Đến khi con cái lớn, họ lại có những vướng bận về tài sản, nhà cửa và những phân chia khác. Hoặc nhiều tuổi rồi thì cũng cam chịu chứ làm lại cuộc đời thì cũng khó. Đó là vấn đề chung mà nhiều người trong cuộc phải chịu đựng lâu dài hoặc là mãi mãi".

Một bạn đọc đang sống trong ngục hôn nhân viết thế này: Tôi có một cuộc hôn nhân không tình yêu, không tình dục, không hiểu biết lẫn nhau. Tôi thấy bất lực với hôn nhân của tôi, tôi đang chết già với nó. Tôi mất ngủ, đau dạ dày vì những nỗi buồn. Tôi hoàn toàn bế tắc với ý nghĩ tìm một cuộc sống tốt hơn, một người yêu thương tôi. Ly hôn ư? Tôi sợ tổn thương và đau khổ cho mọi người, nhưng quả thật tôi đang chết dần. Xin hãy tư vấn: tôi sống tiếp thế nào đây?

Sống tiếp ra sao? Gắng "trám" những "vết nứt" hôn nhân, hay dũng cảm dứt bỏ xiềng xích vợ chồng? Hãy nghe lời khuyên của nhà nghiên cứu xã hội học, tiến sĩ tâm lý Trịnh Hòa Bình:

"Để lựa chọn được ứng xử quyết đoán là cả câu chuyện dài. Các cặp vợ chồng nên cùng nhau, nếu không được thì một mình phân tích mối quan hệ hôn nhân đó. Khi hôn nhân không còn tình yêu, hôn nhân là ngục tù và rất nên tìm cách thoát. Bằng cách: chia tay quyết đoán và tỉnh táo, dĩ nhiên nên tính toán được – mất của người trong cuộc, nhất là lợi ích của con cái. Hoặc tiếp tục chịu đựng và tránh làm dày thêm xung đột, bạo hành. Gắng nhân nhượng lẫn nhau, cùng nhau quy ước, thỏa hiệp và nếu có thể, gắng khôi phục tình cảm ban đầu, dù không còn đầy".

Hãy học lấy chữ nhẫn để nhân nhượng. Trong những ngày lễ, hãy thử nhìn sâu vào mắt người bạn đời để biết liệu còn cơ hội níu lại tình vợ tình chồng? Trường hợp bạn đã tuyệt vọng, thì hãy ngẫm ngợi cái được - cái mất.

Xin gửi thông điệp:
Hãy yêu thương gia đình bạn!

Quý thính giả hãy nghe Radio VietNamNet để cập nhật thêm nhiều thông tin chi tiết và hấp dẫn hơn. Radio VietNamNet phát sóng hàng ngày tại địa chỉ www.vietnamnet.vn/radiovnn. Email chương trình: radio.vietnamnet@gmail.com.

  • Quảng Hạnh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,