221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
98272
''Giải quyết hậu quả của nợ tồn đọng khó hơn nhiều''
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
''Giải quyết hậu quả của nợ tồn đọng khó hơn nhiều''
,

Bà Susan Adams, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với nhiều ''thách thức'' trong quá trình cải cách như năng lực điều hành thị trường tiền tệ, cho vay dự án và giải quyết nợ tồn động, minh bạch thông tin... Bà Susan Adams, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam đã bày tỏ lo ngại nếu không có biện pháp mạnh, tình trạng này có thể trầm trọng hơn.

- Xin bà cho biết tình hình cải cách ở khu vực ngân hàng. Bà có vừa lòng với tiến triển của quá trình cải cách không?

- Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng hiện vẫn đang tiến triển tuy rằng với tốc độ không giống hoàn toàn với tốc độ mà Chính phủ và IMF dự kiến khi hoạch định chương trình cho vay thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo (PRGF). Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều cải tiến quan trọng, ví dụ như các mức lãi suất phản ánh được tốt hơn tình hình của thị trường. Ðiều cần phải làm lúc này là tiếp tục giải quyết các khoản nợ tồn đọng và tái cấp vốn cho các ngân hàng một cách xác đáng để họ có thể có được vị thế vững chắc hơn từ nay về sau.

- Với tốc độ hiện nay, bà có tin rằng Việt Nam sẽ có thể hoàn thành được những cam kết của mình với IMF hay không?

- Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện được những cam kết của mình đề ra trong chương trình với IMF. Hiện giờ chương trình đang "tạm dừng" trong khi Chính phủ Việt Nam và IMF tìm ra những giải pháp cho một vài vấn đề không trọng tâm liên quan đến chính sách của Quỹ về các biện pháp an toàn về dự trữ và các tiêu chuẩn kế toán.

Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng khi mà chương trình khởi động lại thì Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực thi tất cả mọi cam kết của mình một cách đáng tin cậy.

- Trong những lĩnh vực nào của quá trình cải cách ngân hàng bà nhìn thấy có nhiều tiến bộ nhất hay ít tiến bộ nhất?

- Tôi nghĩ rằng có nhiều tiến bộ nhất trong việc bắt đầu tạo ra một sân chơi bình đẳng cho những bộ phận khác nhau của khu vực ngân hàng. Và có ít sự tiến bộ nhất trong việc cải thiện năng lực của các ngân hàng để đánh giá mức độ rủi ro của các dự án và khách hàng vay khác nhau nhằm giúp cho tổng số các khoản nợ tồn đọng không bị tăng lên.

Các ngân hàng hiện nay không có nhiều cán bộ được đào tạo trong việc đánh giá các mô hình kinh doanh. Họ cũng chưa được đào tạo nhiều về việc đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp khách hàng. Vì vậy sẽ rất khó cho các cán bộ tín dụng dự đoán được mức độ rủi ro và theo đó để định giá khoản tín dụng một cách thích đáng.

- Hồi tháng 5/2003, trong kỳ họp của Quốc hội, Thống đốc NHNN đã báo cáo với Quốc hội là gần một nửa các khoản nợ tồn đọng đã được giải quyết xong. Bà có đồng ý với quan điểm này không?

- Hiện nay không ai biết được tổng số nợ tồn đọng thực sự là bao nhiêu. Nhưng dù tỷ lệ nợ tồn đọng đã xử lý xong là bao nhiêu thì để giải quyết phần còn lại sẽ khó hơn rất nhiều.

Theo chúng tôi hiểu thì rất khó khi xử lý tài sản thế chấp của một số khoản vay này có liên quan đến quyền sử dụng đất và việc tịch biên tài sản. Với khuôn khổ pháp luật tại Việt Nam, rất khó để tịch biên tài sản và để làm rõ ai là người có quyền sở hữu một mảnh đất. Thậm chí còn khó hơn khi liên quan đến các khoản vay không có tài sản thế chấp để đảm bảo thu hồi được nợ. Nói tóm lại phần dễ dàng thì đã được làm xong, phần còn lại thì rất khó giải quyết.

- Cản trở nào là cản trở lớn nhất trong việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại quốc doanh?

- Theo quan điểm của tôi, xem ra cản trở lớn nhất là việc NHNN Việt Nam không có đủ thẩm quyền để hoạt động như là một ngân hàng trung ương trong việc chỉ đạo việc tái cơ cấu của các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Hiện tại, các thể chế Chính phủ đòi hỏi cần có nhiều người ra quyết định ở các bộ khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn và điều này làm chậm lại tiến trình tái cơ cấu.

- Bà có nghĩ là chương trình cải cách đã đem đến một bản sắc hoạt động ngân hàng tốt hơn?

- Có nhiều động lực trong các ngân hàng theo hướng đổi mới các dịch vụ và sản phẩm. Ðiều này khá rõ ràng trong cả các ngân hàng cổ phần và các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Trung tâm đào tạo các cán bộ ngân hàng tại TP.HCM cũng góp phần tăng cường năng lực của cán bộ ngân hàng. Việc mở cửa khu vực ngân hàng của Việt Nam tham gia vào cạnh tranh toàn cầu theo Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và việc gia nhập WTO sau này sẽ khuyến khích các ngân hàng trong nước tiếp tục phát triển bản sắc hoạt động và cung cách kinh doanh của mình.

- Còn các vấn đề về việc công bố thông tin và tính minh bạch thì thế nào?

- Tôi đã chứng kiến sự cải thiện dần dần về tính minh bạch. Tôi nghĩ là Chính phủ Việt Nam có cam kết về việc tăng mức độ minh bạch hơn là làm ngược lại. Tôi thấy xu hướng nói chung là tốt và cảm thấy rất phấn khởi khi thấy có nhiều bộ và cơ quan Chính phủ tạo lập trang web và như vậy là tạo ra sự minh bạch thông tin. Một trang web của NHNN kết hợp với những tiêu chuẩn báo cáo và kế toán cải tiến sẽ là một bước đi dài về tính minh bạch trong hệ thống ngân hàng.

- Tại sao NHNN lại chậm trễ như vậy trong việc lập trang web của mình?

- NHNN có rất nhiều thông tin nhạy cảm và tôi nghĩ rằng Chính phủ muốn cơ quan này hành xử cẩn thận trong việc công bố thông tin để đảm bảo rằng thông tin được sử dụng đúng đắn và trang web được thiết lập một cách có ích và hiệu quả. Rất nhiều nhà đầu tư và những người tham gia thị trường vốn sẽ quan tâm đến trang web đó và vì thế Chính phủ muốn đảm bảo rằng họ sẽ đưa ra một trang web tiện ích với nhiều thông tin thú vị nhưng lại không cung cấp quá nhiều thông tin đến mức gây hại cho quá trình ra quyết định của Chính phủ.

(Theo TBKTVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,