221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
45697
Việt Nam sẽ lập Ban kiểm soát chống rửa tiền
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Việt Nam sẽ lập Ban kiểm soát chống rửa tiền
,

(VietNamNet) - Dự thảo lần 2 Nghị định của Chính phủ về chống rửa tiền vừa hoàn tất. Theo đó, Việt Nam sẽ thành lập Ban Kiểm soát các giao dịch tài chính - thuộc sự điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây sẽ là tổ chức đầu mối đầu tiên của Việt Nam trong các hoạt động phòng chống rửa tiền và thực hiện các cam kết hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin và phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động rửa tiền trên thế giới.

Việt Nam hầu như chưa có quy định chính thức về chống rửa tiền.

Dự thảo này đã được tập hợp ý kiến của các đơn vị liên quan đến ngân hàng. Một hội thảo về Nghị định và một lớp tập huấn chống rửa tiền cho cán bộ ngân hàng cũng vừa diễn ra tại Hà Nội.

Theo đó, trưởng Ban kiểm soát các giao dịch tài chính sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm thường kỳ 5 năm 1 lần, trên đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ban kiểm soát sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin thu thập tài liệu, hồ sơ về các cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch tài chính có dấu hiệu đáng ngờ. 

Ban kiểm soát chỉ được phép từ chối hợp tác quốc tế về chống rửa tiền khi: Yêu cầu hợp tác không do một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu hoặc không được chuyển giao quy định tại công ước quốc tế, hoặc thoả thuận mà Việt Nam ký kết, tham gia; Yêu cầu hợp tác không đáp ứng các điều kiện về các hình thức và nội dung yêu cầu hợp tác quốc tế về chống rửa tiền; Việc thực hiện yêu cầu vi phạm các nguyên tắc hợp tác quốc tế về chống rửa tiền; Các nhân hoặc tổ chức được yêu cầu đang bị các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố hoặc xét xử về tội phạm rửa tiền theo pháp luật Việt Nam hoặc đã bị kết án về tội này.

Rửa tiền?  Là một qúa trình mà qua đó, những tội phạm che giấu ngụy trang hay tìm cách xoá bỏ nguồn gốc thật sự của các khoản thu nhập có được từ các hoạt động phạm pháp ( thu nhập bất hợp pháp) để nhằm sau đó nhận lại các khoản thu nhập này với danh nghĩa hợp pháp.

Dự thảo này cũng quy định, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước có trách nhiệm định kỳ hàng năm trao đổi kết quả công tác chống rửa tiền và thông báo lên Thủ tướng Chính phủ qua đầu mối Ngân hàng Nhà nước.

Thế nào là rửa tiền?

Các hình thức hoạt động tội phạm được coi là có liên quan tới rửa tiền trong dự thảo này gồm: Buôn bán ma tuý và các hợp chất gây nghiện tương tự; khủng bố; buôn bán trái phép vũ khí, các linh kiện và nguyên liệu dùng để sản xuất vũ khí và chất phóng xạ; các hoạt động chống phá chính quyền và phá hoại hệ thống tài chính Việt Nam; tham nhũng; buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tống tiền; mại dâm, lợi dụng vị thành niên; buôn bán phụ nữ và trẻ em, các hoạt động tội phạm có tổ chức, cờ bạc bất hợp pháp.

Thời gian tới, khi khách hàng mở tài khoản lần đầu hay giao dịch tiền mặt hoặc chứng khoán sinh lời vượt quá mức quy định và khi giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ thì sẽ bị các tổ chức tín dụng phải áp dụng các biện pháp nhận dạng khách hàng và thông báo ngay cho Ban Kiểm soát các giao dịch tài chính.

Ngoài ra, các trường hợp giao dịch đáng ngờ gồm: Một giao dịch do cá nhân thực hiện bằng tiền mặt hoặc chứng khoán sinh lời có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ tương đương.

Nhiều giao dịch thực hiện bằng tiền mặt được thực hiện trong vòng một tháng bởi cùng một cá nhân có tổng giá trị vượt quá số tiền 500.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ tương đương, hay bởi cùng một tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có tổng giá ta vượt quá số tiền 1 tỷ đồng ( hoặc bằng ngoại tệ tương đương).

Các giao dịch, trong đó bên gửi hay bên nhận không muốn thực hiện những yêu cầu nhận dạng hoặc cung cấp những thông tin nhận dạng không chính xác hoặc cố gắng thuyết phục nhân viên của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không nhận dạng và không đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tổ chức mở tài khoản mà không giao lịch trong vòng 6 tháng hoặc không giao dịch bên tài khoản đã mở trong thời gian 6 tháng kể từ ngày thực hiện giao dịch cuối cùng.

Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay uỷ quyền của các cá nhân, tổ chức cụ thể nằm trong danh sách được tổ chức quốc tế về chống tội phạm hay chống rửa tiền thống kê và cảnh báo hoặc có đăng ký tại các quốc gia (vùng, lãnh thổ) có liên quan đến việc sản xuất ma tuý bất hợp pháp.

Các cá nhân, tổ chức có quy mô là doanh số hoạt động bình quân nhỏ trên thị trường trong nước hay quốc tế nhưng lại thực hiện những giao dịch mua bán, chuyển đổi ngoại tệ hoặc chuyển tiền quốc tế với số lượng tiền mặt lớn.

Có sự gia tăng đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của cá nhân hay tổ chức trong một vùng nhất định.

Các giao dịch mà qua thông tin nhận dạng hoặc sự thiếu hụt về cơ sở kinh tế và pháp lý của các bên tham gia giao  dịch, mà có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với cách hoạt động tội phạm.

Ai sẽ tham gia chống rửa tiền?

Theo Interpol, đã từng có hoạt động rửa tiền qua ngân hàng Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức có giao dịch tài chính có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoạt động rửa tiền theo Nghị định này gồm: Các tổ chức tín dụng, các tổ chức môi giới, đầu tư tiền tệ hoặc cung ứng dịch vụ thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam; Các tổ chức kinh doanh, lưu giữ, phát hành, phân phối, thanh toán, môi giới hoặc quản lý chứng khoán; Các cá nhân, tổ chức kinh doanh mua bán bất động sản, ngoại tệ vàng bạc, đá quý, các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật quý hiếm; Các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; Các tổ chức hoạt động theo uỷ quyền của các cơ quan điều hành chứng khoán, ngoại hối, thị trường tài chính và bảo hiểm; Các cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài nằm trên lãnh thổ Việt Nam thay mặt hoặc đại diện cho lợi ích của các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài có hoạt động tiền tệ, tài chính, ngân hàng; Các quầy chuyển đổi ngoại tệ hoặc cá nhân, tổ chức chuyển tiền qua biên giới; Cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan tới việc kinh doanh, môi giới tiền tệ, tín dụng, tài chính, ngân hàng khác.

Danh sách các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ sẽ được Ban Kiểm soát các giao dịch tài chính cập nhật hàng năm bằng văn bản riêng. Danh sách các quốc gia (vùng, lãnh thổ) có liên quan tới việc sản xuất ma tuý bất hợp pháp do Ngân hàng Nhà nước xác định công khai trên cơ sở các danh sách đã được các tổ chức quốc tế lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động rửa tiền. 

Xử lý việc rửa tiền thế nào?

Ngay khi một giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, lập tức sẽ bị tạm thời ngừng giao dịch; chấm dứt giao dịch; thẩm vấn người liên quan; phong toả tài khoản; tạm giữ và niêm phong tài khoản; tạm giữ người có liên quan.

Việc áp dụng các biện pháp tạm thời trên phải thực hiện công khai đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Các biện pháp tạm thời được áp dụng không quá 30 ngày, trừ trường hợp được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác.

Tất cả các hành vi liên quan tới hoạt động rửa tiền sẽ bị xử lý theo Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,