Các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng cường huy động vốn tiền mặt. |
Bên cạnh đó, các biện pháp cũng được SBV thực hiện là: tăng cường huy động vốn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng thương mại theo hướng tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động từ 31% hiện nay lên khoảng 35% vào cuối năm 2003. Chính sách tín dụng được điều hành trên nguyên tắc hiệu quả, theo hướng tập trung nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã ở những vùng chuyển dịch cơ cấu và vùng sâu vùng xa tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng. Việc cho vay các đối tượng chính sách thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Cho vay chuyển dịch cơ cấu được thực hiện theo các nguyên tắc thị trường có sự quán lý của Nhà nước, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Một số chỉ tiêu tiền tệ năm 2003: Tổng phương tiện thanh toán tăng 24%, huy động tăng 24,5% và tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 23,5% so với 2002. |
Hoàn thành các thoả thuận tín dụng trị giá 1 tỷ USD
SBV năm nay đặt ra mục tiêu hoàn thành các thoả thuận tín dụng trị giá 1 tỷ USD, trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế. SBV dự định cũng sẽ hoàn thành chi tiết 20 chương trình hỗ trợ kỹ thuật với tổng trị giá 13 triệu USD mà Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế về nguyên tắc đã thông qua.
Các quan chức SBV cũng cho biết, họ đang tiếp tục tham gia chuẩn bị nội dung và triển khai nhiệm vụ nhiệm vụ của các phiên đàm phán gia nhập WTO, chuẩn bị nội dung và tham gia vòng đàm phán thứ 3 về mở cửa lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong hợp tác ASEAN; tiếp tục xây dựng ''Chương trình hành động quốc gia hàng năm'' trong khuôn khổ diễn đàn APEC.
Sở dĩ có những động thái trên bởi theo dự báo của một số tổ chức và chuyên gia kinh tế, năm 2003 kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và còn nhiều diễn biến phức tạp. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản dự kiến vẫn trong tình trạng khó khăn, tốc độ tăng trưởng rất thấp. Các nước khối EU cũng có khả năng tăng trưởng thấp. Các nước Đông Á có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng hơn năm 2002 nhưng không đồng đều và còn bấp bênh. Mặt bằng giá cả thế giới năm 2003 dự kiến chỉ tăng nhẹ so với năm 2002. OECD dự báo tỷ lệ lạm phát trung bình của các nước thành viên sẽ giảm xuống mức 1 ,8% so với mức 2,2% của năm 2002, lạm phát ở Mỹ sẽ ở mức khoảng 1 ,3%.
Dự báo Fed sẽ duy trì lãi suất USD thấp như hiện nay và nếu tăng thì chỉ có thể vào quý IV/2003. ECB sẽ khó có khả năng giảm lãi suất thấp hơn nữa trong năm 2003. Nhật Bản có thể vẫn duy trì mức lãi suất xấp xỉ 0% trong n ăm 2003 .
Tình hình mất ổn định chính trị - kinh tế ở một số vùng trên thế giới có khả năng sẽ diễn ra gay gắt, nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Iraq sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế thế giới, thị trường hàng hóa thế giới có thể bị thu hẹp. C ạnh tranh về thương mại và đầu tư của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng sẽ tăng lên sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tăng mạnh.
Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và h iện đại hoá ngành ngân hàng từ năm 2001-2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ củng cố hợp tác với các bộ, ngành nhằm hoàn thành cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Năm ngoái, SBV đã thoả thuận 12 dự án trị giá 830 triệu USD với các tổ chức tài chính quốc tế, nâng tổng số dự án lên 96 và trị giá 7,5 tỷ USD. Trong đó, số vốn giải ngân được đạt 400 triệu USD, nâng tổng số vốn được giải ngân lên 3,6 tỷ USD.
Năm trước (2002), Ngân hàng cũng thoả thuận 30 dự án hỗ trợ kỹ thuật với các tổ chức tài chính nước ngoài. SBV trong năm qua cũng đã mở rộng và phát triển quan hệ với các nước khu vực châu Phi, Trung đông và một số nước khu vực Nam Mỹ...
-
Hồng Phúc