221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
128186
''Vụ ACB chứng tỏ ngân hàng Việt Nam dễ tổn thương''
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
''Vụ ACB chứng tỏ ngân hàng Việt Nam dễ tổn thương''
,
Khách hàng theo dõi lãi suất tại chi nhánh ACB Hà Nội.

(VietNamNet) - ''Vụ việc liên quan đến ngân hàng ACB tại Việt Nam vừa qua có thể chứng tỏ tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc. Rõ ràng là các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn ở thời kỳ bắt đầu của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế theo xu hướng thị trường hơn''. Ông Jemal-ud-din Kassum - Phó Chủ tịch khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới nhận định.

Theo các chuyên gia kinh tế của WB, điều cần thiết ở đây là phải có một khuôn khổ phát triển thể chế lâu dài cho cả Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước cần cải thiện năng lực giám sát và điều tiết nguồn nhân lực, cơ sở thông tin trong khi ngân hàng thương mại cần phát triển cái gọi là ''văn hóa tín dụng'', hay còn gọi là cách đơn giản hoá khiến các dịch vụ tín dụng gần gũi hơn với người dân. Các ngân hàng cần dành cho người dân một hệ thống dịch vụ tín dụng với chất lượng cao hơn chứ không chỉ là số lượng như hiện nay.

''Qua sự việc ACB, tôi cho rằng cần phải chú trọng nhiều hơn tới vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát và điều tiết hơn là vai trò sở hữu trong các ngân hàng thương mại'' - Giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam, ông Klaus Rohland nói. Ông tin rằng việc cải thiện chất lượng danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng, thực hiện cầu nối tín dụng chặt chẽ hơn giữa các ngân hàng là rất cần thiết. Theo ông Rohland, Chính phủ cũng đã nhận ra đây là một trong những điểm yếu của hệ thống tài chính và WB đang rất chú trọng hỗ trợ cải thiện.

Theo WB, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần cố gắng rất nhiều để gia nhập thị trường tài chính khu vực, nhất là cần các biện pháp để phát triển thị trường dài hơi từ phía các cơ quan quản lý. Hoạt động ngân hàng ở Việt Nam chưa hoàn toàn độc lập bởi còn phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước đứng ''đỡ'' đằng sau. Sự yếu kém về thể chế tài chính, thiếu những phản ứng phù hợp với thị trường, nhất là việc giám sát nguồn vốn của các ngân hàng thương mại là điều Chính phủ Việt Nam cần chú ý và kiểm soát chặt chẽ hơn.

·         Hồng Phúc

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,