Kích cầu kinh tế và thu hút nhà đầu tư lớn

Cập nhật lúc 17:03, 22/10/2010 (GMT+7)

Những chỉ tiêu kinh tế tuyệt vời đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất.

Dựa trên sự ổn định của tình hình kinh tế vĩ mô và tỉ lệ tăng trưởng bền vững cùng với tình trạng lạm phát ổn định, trong 5 năm vừa qua Việt Nam đã duy trì được tỉ lệ tăng trưởng bình quân GDP đạt 6.9%.

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009, tỉ lệ tăng trưởng bình quân GDP lần lượt là 8.2%, 8.5%, 6.3% và 5.9%, riêng trong năm 2010 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt đến 6,7%.

Mỗi năm quốc gia này có tỉ lệ vốn lưu động đạt 182%, tương đương với 42.5% của tổng sản phẩm quốc nội. Trong đó dòng vốn này có 67.2% là vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 147 tỉ đô la, cao gấp 7 lần so với 5 năm trước đây. Tổng số vốn thực hiện cơ bản vượt 45 tỉ đô la.

Mô tả ảnh.
Tạp chí Nanyang của Malaysia có bài đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đang thu hút sự ủng hộ của giới đầu tư

Theo thống kê của Bloomberg News về 25 quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao nhất thì Việt Nam được xếp hàng thứ 12, trong tương lai Việt Nam được coi là sẽ tiếp tục chứng minh rằng quốc gia này là một nơi hấp dẫn nhất cho những nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy, sự phục hồi và phát triển của nên kinh tế Việt Nam vẫn đang được tiếp tục duy trì. Trên hầu hết các lĩnh vực và kinh tế đều đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng, tăng trưởng sản lượng công nghiệp tăng 13.6%, lợi nhuận từ xuất khẩu tăng 15.7% đạt 32.1 tỉ đô la Mỹ.

Kích cầu kinh tế

Báo cáo thông kê trong quí II của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn áp dụng gói kích cầu tài chính bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 với mục đích làm chậm lại sự ảnh hưởng suy thoái của kinh tế toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp từng bước và luôn luôn tăng tốc để thực hành kích cầu, điều này đã làm cho kinh tế Việt Nam hồi phục rất nhanh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Đại biểu tại Việt Nam của Hiệp hội Công thương Australia ông Cheewin Radar cũng cho đồng tình với quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á, ông cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng rất nhanh trong việc điều hòa sự ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, đồng thời đã có những hành động rất hữu hiệu trong việc khống chế chính sách tài chính, làm giảm tỉ lệ lạm phát tới mức trung bình thích hợp. Tốc độ phục hồi và việc quản lí thời kỳ kinh tế suy thoái của Việt Nam nhanh hơn so với những quốc gia đang phát triển khác trong khu vực Châu Á.

S&P tin rằng, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn giữa có thể đạt tới khoảng từ 7% đến 7.5%. Việc cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục thực hiện, đồng thời kéo lại gần hơn khoảng cách của Việt Nam với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. S&P cũng cho rằng trong tương lai, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gặp phải những vấn đề khó khăn có liên quan đến cơ chế sẽ được giảm thiểu đi rất nhiều.

Theo dự báo của tờ tạp chí Economist Times, kinh tế Việt Nam trong tương lai gần sẽ đạt được những thành tựu phát triển tích cực.

Kết cấu mới chuyển sang hiện đại

Sau khi kết thúc Đại lễ 1000 năm Thăng Long, mỗi người Việt Nam vẫn còn rất phấn khích cho dù hiện thực cuôc sống họ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn.

Việc thực hiện kế hoạch 10 năm phát triển xã hội và kinh tế (2001-2010) dã giúp cho Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Việc tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này đạt 7.3% đã giúp cho Việt Nam trở thành quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Thu nhập bình quân đạt 1200 đô la Mỹ, tăng 2.3 lần so với 10 năm trước.

Kết cấu kinh tế của Việt Nam cũng dần được chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt nam cơ bản đã được ổn định, thâm hụt thương mại và nợ chính phủ đã được khống chế cẩn thận. Cuộc sống của người dân cũng đã được cải thiện rất nhiều.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề ra 6 phương hướng phát triển an toàn xã hội và phúc lợi, bao gồm phát triển kinh tế xã hội và tạo việc làm, hệ thống bảo hiểm xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách trợ giúp và trợ cấp xã hội, cải thiện tình hình phúc lợi, cùng với việc cơ bản đa dạng hóa các dịch vụ xã hội.

Cho dù Việt Nam trong thời kỳ kinh tế suy thoái phải đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn xã hội và theo đuổi chính sách thương mại của Việt Nam, khắc phục khủng hoảng kinh tế trước mắt, chỉ đạo theo hướng hiện đại hóa cải cách kinh tế.

Thu hút nhà đầu tư lớn

Triển vọng của kinh tế Việt Nam được cho là rất lạc quan, đồng thời khả năng thu hút vốn đầu tư cũng tăng lên từng ngày. Trên lãnh thổ Việt Nam, tập đoàn Jaks Malaysia (JAKS, mã cố phiếu 4723, chủ đầu tư xây dựng) đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy Nhiệt điện tại Hải Dương với công suất 1200MW với hai tổ máy công suất 600MW hoạt động độc lập, những thủ tục và giấy tờ liên quan đến dự án xây dựng nhà máy bao gồm: xây dựng, vận hành và Hợp đồng chuyển giao (BOT), Hợp đồng cho thuê đất (LLA), Hợp đồng mua bán điện (PPA) và Hợp đồng cung cấp than (CSA).

Bên liên quan đến dự án là: Tập đoàn điện lực Việt Nam ( Vietnam Electricity) có bản hợp đồng mua điện với thời hạn 25 năm.

Sau khi thời hạn vận hành kinh doanh nhà máy Nhiệt điện kết thúc, JAKS sẽ giao lại nhà máy cho Bộ Công thương bên phía Việt Nam tiếp quản.

Thời hạn dự kiến xây dựng nhà máy Nhiệt điện Hải Dương được quyết định vào quí bốn năm nay, năm 2010, Tổ máy 600MW đầu tiên sẽ được dự kiến đưa vào sử dụng trong quí 4 năm 2014, tổ máy số 2 dự kiến bắt đầu hoạt động vào quí hai năm 2015.

  • AIC (Tạp chí Nanyang Stang Pacu)

Ý kiến của bạn

Các tin khác