221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
446382
Kiến nghị WTO lùi thời hạn bãi bỏ quota dệt may
1
Article
null
Liên đoàn dệt may quốc tế SA:
Kiến nghị WTO lùi thời hạn bãi bỏ quota dệt may
,

Ngành công nghiệp dệt may các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển hiện phải đối mặt với nguy cơ tiền vô hậu khoáng về tỷ lệ thị phần chênh lệch khi không còn quota dệt may.

Dệt may - một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của các nước nghèo

Đó là nhận định của một tổ chức thế giới về thương mại công bằng trong ngành dệt may - Liên đoàn dệt may SA (Texfed) - gửi lên Tổng giám đốc WTO sau cuộc họp thượng đỉnh của ngành công nghiệp dệt may diễn ra 3 ngày tại Brussel (Bỉ) tuần trước với sự tham dự của các đại diện và quan sát viên Chính phủ từ 25 nước trên thế giới.

Texfed đã ký vào bản tuyên bố Istanbul và gửi lên Tổng giám đốc WTO kêu gọi WTO hoãn lại thời hạn bãi bỏ quota dệt may (vào cuối năm nay) thêm 3 năm nữa.

Các đại biểu tham dự cuộc họp cũng đều thúc giục Chính phủ mình kêu gọi triệu tập một cuộc họp WTO khẩn cấp để tìm ra giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng khi hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ. Các sản phẩm dệt may nhập khẩu giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc, đe dọa sẽ thống trị thương mại thế giới và dẫn đến "sự chuyển giao khốc liệt về của cải" và tình trạng thất nghiệp của hơn 30 triệu người.

Bản tuyên bố của Texfed nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng sự chuyển đổi theo hướng mở cửa thị trường dệt may cần phải phù hợp với mục tiêu của WTO - đó là tạo ra các điều kiện thương mại công bằng, thông thoáng trong thương mại ngành dệt may. Mục tiêu đó cần đặc biệt chú trọng đến các nước đang phát triển và kém phát triển, mà những nước này lại là những nước chủ yếu gánh chịu hậu quả từ việc dỡ bỏ quota dệt may".

Chủ tịch Texfed Brian Brink cho rằng việc gia hạn quota dệt may sẽ có ý nghĩa to lớn đối với các nước xuất khẩu dệt may. Ông dẫn chứng, nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang chiếm 74% tổng trị giá nhập khẩu tại Nam Phi và đáp ứng 64% nhu cầu tiêu thụ của nước này, do giá thành rất thấp. Hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng thị phần trên thị trường thế giới trong nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ 9% năm 2001 đến 65% tháng 3/2004 và giảm các mức giá tới 48%.

WTO hiện đang đứng trước yêu cầu của nhiều nước thành viên về việc gia hạn hệ thống hạn ngạch trong ngành dệt may theo Hiệp định dệt may (ATC) để trong thời gian gia hạn đó sẽ phát triển một hệ thống mới hoặc sử dụng các cơ chế khác thay thế.

(Thu Thủy - Theo Business Report)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,