221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
436842
DN nên thanh tóan bằng EUR khi xuất khẩu chè
1
Article
null
DN nên thanh tóan bằng EUR khi xuất khẩu chè
,

(VietNamNet) - Hiệp hội Chè Việt Nam vừa có văn bản lưu ý các DN thành viên nên tranh thủ việc các nhà nhập khẩu EU thanh toán tiền hàng bằng EUR để tăng giá trị xuất khẩu, bởi trong hai năm 2002-2003, chè của Việt Nam xuất sang EU tăng khá.

Thanh toán hợp đồng xuất khẩu bằng EUR đang có lợi cho các DN.

Từ 1/5, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng thêm 10 quốc gia. Trong số 25 quốc gia thuộc EU, có 12 quốc gia sử dụng EUR trong hệ thống thanh toán (năm 1999) và phát hành tiền giấy (năm 2002). Từ đầu tháng 1/2002 đến giữa 2/2004, giá EUR so với USD đã tăng khoảng 43%. Nếu tính từ quý II/2004 đến nay, EUR luôn dao động ở mức 1,18-1,21 USD/EUR - cao hơn đáng kể so với mức 1,167 USD/EUR, khi đồng tiền này mới được đưa vào lưu thông năm 1999. Theo dự báo mới nhất của các chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, USD vẫn tiếp tục yếu so với EUR, và từ nay đến hết năm 2004, tỷ giá bình quân năm của EUR sẽ là 1,28 USD/EUR, tăng 16,36% so với tỷ giá bình quân năm 2003.

Việc EUR tăng giá so với USD khiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào EU thu được nhiều lợi hơn, trong đó có mặt hàng chè của Việt Nam.

Do vậy, Hiệp hội Chè khuyến cáo các DN xuất khẩu, tỷ giá USD/EUR biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của DN; cần tổ chức việc theo dõi, phân tích, dự báo diễn biến của tỷ giá để có căn cứ quyết định chọn và ấn định đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán khi đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, để giảm bớt rủi ro về tỷ giá, có thể sử dụng phương pháp đa dạng hoá các loại tiền thanh toán với các đối tác, tiến tới sử dụng các loại công cụ hiệu lực như quyền lựa chọn, hợp đồng hoán đổi...

Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt tại 59 quốc gia và lãnh thổ. Trong đó, 10 thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, Đức, Bỉ, Nhật Bản, Iraq, Pakistan, Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Ba Lan đã chiếm gần 91% về khối lượng, 90% về giá trị. Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé tại EU, khoảng 1-1,5%, với 10.000 tấn. Trong khi đó, toàn bộ nhu cầu chè của EU đều từ nguồn nhập khẩu, gần 300.000 tấn/năm.

  • H.Y

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,