(VietNamNet) - Đó là phát biểu của ông Lê Quang Minh, một quan chức trong ngành công nghiệp nuôi tôm ở ĐBSCL tại buổi tọa đàm về vụ kiện tôm, được tổ chức sáng nay, 26/5/2004, tại TP.HCM. Cuộc tọa đàm do Hội nghề cá VN, Tổ chức phi Chính phủ quốc tế ActionAid tại VN (AAV) và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) phối hợp tổ chức.
Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. |
Đó là những ý kiến nổi bật trong buổi tọa đàm sáng nay. Cũng trong dịp này, hầu hết mọi người đều cho rằng, Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 31/12/2003 với lý do "Tôm nhập khẩu từ 5 nước, trong đó có Việt Nam, đã làm thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp tôm Mỹ" là hết sức phi lý.
Theo cách diễn giải của những người nuôi tôm trong nước, với giá nhân công rẻ kết hợp điều kiện tự nhiên rất thuận lơi cho việc nuôi tôm, các nhà máy sản xuất và chế biến ở Việt Nam lại sử dụng nhiều loại máy móc và kỹ thuật hiện đại nên giá thành nuôi tôm tại VN cũng như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Nhiều kiến nghị đã được đưa ra đối với Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ nên có sự phán quyết một cách công bằng, hợp lý nhất; không để nghề nuôi tôm của các nước bị kiện thiệt thòi, trong đó có 4 triệu người đang sinh sống bằng nghề này tại VN.
Ngày 6/7/2004, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ra phán quyết sơ bộ và tới ngày 23/8/2004 cũng tổ chức này sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng. Sau đó, đến ngày 7/10/2004, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ sẽ ra phán quyết về vụ kiện và vào ngày 14/10/2004 Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành lệnh chống phá giá đối với vụ kiện tôm này.
-
C. L