221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
233645
Có "hạ nhiệt" được giá đường?
1
Article
null
Có 'hạ nhiệt' được giá đường?
,

         Thu hoạch mía

(VietNamNet) -  Giá đường trong nước đang “nóng” dần lên. Để hạ giá thành sản phẩm đường sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh và hạn chế nhập lậu một cách có hiệu quả, có lẽ ngành mía đường cần phải làm một cuộc "đại phẫu" thật sự...

Chờ giá lên, các nhà  máy đường "ém hàng" ? 

Trong nhiều năm qua, dù kinh doanh thua lỗ nhưng giá đường trong nước vẫn luôn cao hơn giá đường trong khu vực từ 10 - 15%, khiến cho đường nhập lậu từ các nước cứ đổ vào VN. Gần đây, giá đường trong nước đang “nóng” dần lên và hiện đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 2 năm nay. 

Lý giải cho việc tăng giá đột biến này, giám đốc một công ty mía đường đồng thời cũng là quan chức của Hiệp hội mía đường VN cho hay, do làm ăn thua lỗ kéo dài nhiều năm, nên ngành mía đường đã bị các ngân hàng “phong tỏa”, không cho vay vốn để đầu tư vùng nguyên liệu. Vụ mía đường năm 2004, diện tích mía của cả nước đã bị thu hẹp hơn 10%, khiến cho giá mía nguyên liệu vào khoảng 330.000 đồng/tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều DN mía đường như Công ty mía đường Trà Vinh sẽ tạm ngưng sản xuất vào tháng 4 này, làm giảm sản lượng đường sản xuất trong nước. Trong khi đó, dự báo sản lượng đường trên thế giới năm nay thiếu hụt so với nhu cầu khoảng 2,2 triệu tấn. Ngoài ra, giá đường tăng còn do tác động của vòng xoáy tăng giá, khi nhiều mặt hàng khác cũng đang tăng giá trong thời gian này.

 

Còn ông Thượng Đình Nho - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Mía đường II thì cho rằng, giá đường trong nước có tiếp tục tăng hay không phụ thuộc rất lớn vào lượng đường bán ra thị trường của các nhà máy trong thời điểm hiện nay. Với diễn biến bất thường này, nhiều DN kinh doanh đường có tâm lý sợ thiếu hàng nên bán ra cầm chừng, hoặc "treo" giá để chờ tăng thêm. 

“Hiện đã có nhiều nhà máy hạn chế lượng hàng bán ra, thay vì trước đây các đại lý muốn mua bao nhiêu cũng có” - ông Trịnh Minh Châu, Trưởng Tiểu vùng mía đường miền Tây nhận định.

          Thu hoạch mía.

Khống chế bán ra - Hiệp hội mía đường "thêm dầu vào lửa"

Mặc dù ngay từ khi có hiện tượng rục rịch tăng giá, Hiệp hội mía đường đã đưa ra mức giá bán định hướng cho các nhà máy, nhưng trên thực tế vẫn chưa kìm hãm được tốc độ tăng giá này.

Giữa tháng 3/2004 vừa qua, Hiệp hội mía đường VN đã có công văn do chủ tịch Hiệp hội Lê Văn Tam ký, gửi các DN kinh doanh mía đường. Trong đó có nội dung đề nghị các Giám đốc nhà máy, công ty “khống chế bán ra có mức độ để vừa không xảy ra việc phải nhập khẩu đường, vừa đề phòng đường lậu xâm nhập...”. Đây có thể coi là biện pháp “cấp bách” của Hiệp hội để điều tiết thị trường. Tuy nhiên, trước diễn biến quá “nóng” của giá đường trong nước hiện nay, thì công văn này bị xem như “thêm dầu vào lửa”. Nhiều nhà máy và doanh nghiệp kinh doanh đường lợi dụng công văn, coi đây là thời cơ để “ghim hàng” hoặc bắt tay nhau “ém hàng”, nhằm đẩy giá bán trên thị trường tiếp tục tăng là điều rất có thể.  

Đâu là giải pháp căn cơ? 

Muốn làm được điều này, trước hết phải bắt đầu từ các DN sản xuất và kinh doanh mía đường. Thông thường ở VN, hễ thị trường có biến động là DN rục rịch tăng giá sản phẩm bán ra, tạo sức ép cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ gây thiệt thòi cho người tiêu dùng, mà cũng đồng thời gây bất lợi cho DN. Tại hội nghị pháp lệnh giá mới đây tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Trưởng ban Vật giá Chính phủ cũng đã khuyến cáo các DN trong nước: “Trước tình hình giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng, chúng ta muốn tăng sức cạnh tranh thì buộc phải tổ chức lại sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…”.

Lâu nay, các vùng nguyên liệu mía đang bị thu hẹp dần một cách vô tội vạ. Để hạn chế việc tăng giá đường, các nhà máy cần phát triển vùng nguyên liệu một cách phù hợp, đồng thời cũng phải cải tổ, tái cấu trúc hệ thống nhà máy sao cho phù hợp với vùng nguyên liệu; tránh tình trạng nhà máy một nơi, vùng nguyên liệu một nẻo, dẫn đến chi phí vận chuyển “đội” giá thành lên cao.

Hơn nữa, việc đầu tư quá trớn về công nghệ thiết bị cũng đã khiến cho giá đường trong nước cao hơn giá đường thế giới. Do đó, việc đầu tư công nghệ thiết bị hợp lý, tổ chức sản xuất hiệu quả hơn sẽ khiến cho giá thành sẽ hạ nhiệt. 

  • Nguyễn Sa

Hiện giá đường trên thị trường trong nước đã tăng 1.000-1.200 đồng/kg so với trước đây. Giá bán buôn của các nhà máy đối với loại đường thô là 3.900 đồng/kg, đường RS là 5.300 đồng/kg và đường RE đã là 6.000 đồng/kg. Các loại đường thủ công cũng tăng trung bình 600 đồng/kg, đường cát vàng được chào bán ở mức 4.500 đồng/kg, đường cát trắng có giá 5.000 đồng/kg. 

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,