221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
203710
Có những điều rất bức bách về thuế thu nhập cần phải sửa
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Có những điều rất bức bách về thuế thu nhập cần phải sửa
,

(VietNamNet) - Bộ Tài chính đang hoàn tất sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian tới. Lần sửa đổi này sẽ đề nghị nâng mức thu nhập chịu thuế lên 5 triệu đồng và giảm mức thuế đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. VietNamNet đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Cúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xung quanh những sửa đổi lần này.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

- Trong năm 2003 dự thảo về sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao đã được trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội và không được thông qua. Uỷ ban thường vụ Quốc hội yêu cầu ngành thuế phải xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân, vì sao nay vẫn đề nghị thông qua Pháp lệnh sửa đổi chứ không phải là Luật?

- Xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân là cần thiết, cần được thực hiện sớm vì hiệu lực của Luật cao hơn Pháp lệnh. Nhưng hiện chưa xây dựng được luật này ngay vì muốn làm thì phải điều chỉnh rộng cả đối tượng nộp thuế lẫn thu nhập chịu thuế. Về đối tượng nộp thuế ở ta hiện nay chủ yếu là người làm công ăn lương, trúng thưởng xổ số, quà biếu, quà tặng từ nước ngoài  chuyển về... Còn những hộ kinh doanh cá thể lại nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Người hành nghề độc lập như bác sỹ, ca sỹ... có giấy phép, đăng ký kinh doanh thì nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, người cũng là bác sỹ, ca sỹ, nhưng làm công ăn lương thì lại nộp thuế thu nhập cá nhân. Như vậy tổng thể không đồng nhất, khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân thì tất cả các đối tượng như hộ kinh doanh cá thể  và hành nghề độc lập phải thuộc sự điều chỉnh của Luật này như những người làm công ăn lương, tức là đối tượng nộp thuế phải mở rộng. 

Thu nhập chịu thuế cũng phải mở rộng đến các thu nhập  kinh doanh của hộ cá thể,  đầu tư vốn vào tài sản, chứng khoán, hoặc từ tài sản thừa kế, quà biếu quà tặng trong nước... Khi đã mở rộng đối tượng và diện thu nhập chịu thuế thì nguyên tắc xác định thu nhập chịu thuế cũng phải được nghiên cứu để sửa đổi. Hiện nay ở Việt Nam chưa áp dụng mức chiết trừ gia cảnh (trừ cho bản thân người chịu thuế có người ăn theo), như vậy là chưa bình đẳng bởi vì người có thu nhập cao không có gia đình cũng nộp bằng người nuôi 2 con; vợ bị mất sức lao động hoặc là ốm đau... Để tiến tới bình đẳng, công bằng thì luật thuế mới cũng phải nghiên cứu mức chiết trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người ăn theo. Khi đã xác định mức chiết trừ gia cảnh phải tính ai sẽ được đưa vào diện chiết trừ. Ví dụ ở một số nước con từ 18 tuổi trở xuống thì được tính là người ăn theo, nhưng một số nước lại tính con ở độ tuổi từ 24 tuổi trở xuống (chưa tốt nghiệp đại học). Vậy nên chúng ta cũng cần tham khảo và  lựa chọn  độ tuổi nào cho phù hợp. Hoặc bố mẹ già của người chịu thuế cũng phải tính đến. Tại Philippine họ cho rằng nuôi bố mẹ là trách nhiệm của con nên không đưa vào diện chiết trừ, còn ở nhiều nước có tính chiết trừ cho người chịu thuế khi  nuôi bố mẹ, nhưng đã trừ ở người con này thì không trừ ở người con khác... như vậy đối tượng và mức chiết trừ gia cảnh cũng phải được xác định đó là những ai và như thế nào, mức chiết trừ cho một người là bao nhiêu, phải tính được, phải có qui định. Muốn làm được điều này phải có thời gian tính toán, điều tra để khi xây dựng luật thuế mới có tính khả thi và sự công bằng cao nhất.

Một vấn đề nữa là hiện nay  thanh toán của chúng ta chủ yếu là tiền mặt. Lượng tiền mặt lớn thì kiểm soát thu nhập rất khó. Người ta có thể thoả thuận với cơ quan chi trả thu nhập để kê khai không đúng, vì vậy cần phải hạn chế được điều này bằng cách tăng tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng. Có như vậy mới kiểm soát được thu nhập cá nhân và tổ chức thu thuế đảm bảo công bằng, khả thi. Còn cơ quan thuế cũng cần có thời gian để chuẩn bị về đội ngũ cán bộ, tổ chức quản lý thu thuế, hiện đại hoá công tác thu thuế như sử dụng máy tính nối mạng toàn quốc, cấp mã số thuế cho toàn bộ đối tượng nộp thuế... Hiện nay chúng tôi đang  tập hợp kinh nghiệm xây dựng luật thuế của các nước, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các cơ quan  rồi soạn thảo dần. Trong lúc chuẩn bị như vậy thì có những điều rất bức bách của Pháp lệnh hiện hành cần phải sửa. Trước hết thuế thu nhập hiện nay của người Việt Nam rất cao. Tuy đã điều chỉnh nhiều lần, nhưng so với thông lệ quốc tế và khu vực thì có thể nói  nước ta có mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân vào loại cao nhất trên thế giới. Trên 3 triệu đồng đã phải nộp thuế và phải nộp theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đến 50%. Sau khi nộp, thu nhập còn lại nếu cao hơn 15 triệu đồng thì phần vượt trên 15 triệu này lại phải nộp 30% nữa. Mức thuế quá cao dẫn đến hệ quả là các văn phòng đại diện, công ty nước ngoài phải tính toán lại chi phí, vì  thuế cao làm cho chi phí tiền lương cao, dẫn đến  giá  thành sản phẩm bị đội lên, nên  ít sử dụng lao động Việt Nam, chuyển sang thuê lao động nước ngoài, như vậy người Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội việc làm, đối với ngân sách nhà nước tiền thuế thu nhập thu được cũng giảm vì người nước ngoài được áp dụng thuế suất thấp hơn. Đối với người Việt Nam khi làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài còn có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ cao, học tập được nhiều kinh nghiệm cũng không còn nữa... nên cần sửa đổi. Trước mắt là  giảm những bất hợp lý về thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa người Việt Nam và người nước ngoài, tiến đến khi xây dựng luật thì áp dụng một biểu thuế thống nhất.

- Theo bà vừa nói thì trong Pháp lệnh sửa đổi lần này vẫn chưa giải quyết được những bất hợp lý căn bản, chẳng hạn như chuyện giữa người có thu nhập cao không phải nuôi con và người phải nuôi con lại có mức thuế nộp bằng nhau?

- Tạm thời vẫn là như vậy. Muốn có sự bình đẳng thì phải  được xem xét, điều tra và xác minh. Ví dụ để có thể kiểm tra được thu nhập của vợ và chồng là 2 người cùng nuôi con, cùng kê khai nộp thuế, trong khi vợ làm một nơi, chồng làm một nơi thì phải có nối mạng mới có thể biết để trừ vợ thì thôi chồng hoặc ngược lại. Bây giờ chưa thể làm được điều này.

-Một bất hợp lý nữa là cùng làm việc tại một công ty nước ngoài trong khi người nước ngoài có thu nhập đến 8 triệu đồng mới chịu thuế, còn người Việt Nam có thu nhập 5 triệu đồng đã phải chịu thuế  sao vẫn không được khắc phục?

-Sự công bằng cũng phải xét ở nhiều góc cạnh. Việt Nam hiện  vẫn còn áp dụng chế độ 2 giá, ở một số dịch vụ. Chẳng hạn chi phí thuê nhà, tiền học cho con của người nước ngoài  vẫn cao hơn  người Việt Nam, bên cạnh đó các dịch vụ vui chơi giải trí còn kém phát triển, chưa  thoả mãn,  khiến cho họ phải đi sang nước khác để nghỉ ngơi, vì vậy chi phí của họ cao hơn. Để thu hút nhiều đầu tư nước ngoài thì việc áp dụng mức thuế thu nhập thấp  với người nước ngoài là cần thiết. Trong sửa đổi lần này đưa mức thu nhập chịu thuế của người Việt Nam lên 5 triệu đồng là đã thu hẹp dần  khoảng cách nói trên.

-Theo một nguồn tin chúng tôi biết  được thì thuế suất thuế thu nhập đối với người có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất  trong sửa đổi lần này đã giảm từ 28% (lần trước không được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua) xuống còn 20% có đúng không?

- Về vấn đề này, trong dự thảo sửa đổi mới để trình sẽ tách ra thành 2 loại. Loại có thời gian chuyển quyền sử dụng đất dưới 36 tháng và trên 36 tháng. Với loại trên 36 tháng mới chuyển quyền sử dụng đất thì mức thuế thấp hơn loại dưới 36 tháng và không bị nộp thuế thu nhập theo biểu thuế luỹ tiến đến 60%  như doanh nghiệp.Vì dự thảo phải trình thông qua nên tôi không thể nói cụ thể mức thuế này bao nhiêu, nhưng đúng là thấp hơn  28% của dự thảo trước. 

-Trước đây đã có thời gian chúng ta áp dụng mức thuế chuyển quyền sử dụng đất là 20% sau đó thấy cao quá, giảm xuống còn 4% như hiện nay, vậy với mức thuế đề nghị trong dự thảo lần này có khả thi?

-Trước đây áp mức thuế 20%, sau giảm xuống còn 4%  là tính trên tổng giá trị khi chuyển quyền sử dụng đất. Tức là chuyển quyền sử dụng đất đựợc bao nhiêu tiền thì phải nộp 20% (nay là 4%) của tổng số tiền đó. Còn dự thảo này giả sử đưa ra là 20%, nhưng không phải tính trên giá trị mà trên thu nhập. Tức là lấy giá trị đất chuyển quyền trừ đi giá mua ( trong giá mua này còn cho tính cả các chi phí khác như  đền bù, san lấp và với cá nhân còn  được tính cả lãi vay của ngân hàng nữa.Ví dụ mua năm 2003 giá 100 triệu đồng đến  2006 bán thì  100 triệu này được tính thêm lãi  tiền gưỉ ngân hàng các năm 2003, 2004,2005  để bảo toàn vốn) sau đó số còn lại mới phải chịu 20% thuế thu nhập cao. Cách tính mới này  thấp hơn rất nhiều.

- Hiện nay giá tính thuế chuyển quyền sử dụng đất vẫn dựa vào Nghị định 87/CP năm 1999 của Chính phủ, một m2 đất tại Hà Nội chỉ áp giá tính thuế  230.000đ, còn với dự thảo Pháp lệnh lần này có qui định căn cứ vào đâu để định  giá chuyển quyền sử dụng đất?

-Giá để tính thuế theo dự thảo mới là giá thực tế chuyển quyền do các trung tâm định giá có tư cách pháp nhân, có uy tín đưa ra, còn trường hợp không định gía được thì căn cứ vào giá do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành tại thời điểm đó. Theo Luật đất đai qui định thì UBND tỉnh, thành phố hàng năm được phép  qui định giá trị đất đai trên địa bàn mình. Đất biến động nhiều có quyền điều chỉnh lại cho phù hợp để làm cơ sở tính thuế thu nhập về chuyển quyền sử dụng đất.

  • Trần Thuỷ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,