221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
186223
Cơ sở so sánh giá tôm của SSA không chính xác
1
Article
null
Về vụ kiện phá giá tôm:
Cơ sở so sánh giá tôm của SSA không chính xác
,

(VietNamNet) - Tại cuộc họp báo về vụ kiện phá giá tôm của Liên minh Tôm miền Nam (SSA - Mỹ), hãng luật đại diện SSA là Dewey Ballantine cho biết, họ đã có những bằng chứng trực tiếp căn cứ trên thông tin giá cả chi tiết so sánh giữa sản phẩm tôm Mỹ với các nước, chứng tỏ việc bán phá giá tôm của 6 nước bị kiện. Tuy nhiên, cơ sở so sánh này dường như còn nhiều điều phải bàn cãi.

Chưa đầy một tuần nữa, các bên sẽ phải tham gia điều trần về vụ kiện tôm tại Washington DC.

VietNamNet trích đăng bài viết của tác giả John Sackton, BTV chuyên trang Seafood.com, phân tích những căn cứ chưa xác đáng trong bảng so sánh giá tôm của SSA.

Khi được đề nghị đưa ra ví dụ cụ thể về cơ sở để so sánh, Brad Ward - luật sư của Dewey Ballantine - cho biết, mặc dù có cùng kích cỡ, tôm Brazil bán tại Italia cao hơn so với giá bán tại Mỹ. Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra trên thực tế cho thấy, có rất ít thông tin giá thực tế được đưa vào. Hầu hết giá tôm không tương quan về mặt kích cỡ tôm, mà thay vào đó, người ta đưa ra mức giá trung bình cho tất cả các cỡ; và trong nhiều trường hợp, người ta đã dùng phép ngoại suy đối với các loại sản phẩm khác nhau.

Trọng tâm của vụ kiện tôm mà SSA khởi xướng chính là việc tôm đang bị bán tại Mỹ với mức giá thấp hơn so với bất cứ thị trường nào khác, hoặc là tại nước thứ ba cũng sản xuất tôm. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm tôm phải được so sánh trên cơ sở kích cỡ và loại sản phẩm. Khi kích cỡ và loại sản phẩm khác nhau, việc so sánh thị trường sẽ không được chấp nhận. Ví dụ cụ thể chứng tỏ sự thiếu chính xác trong cơ sở so sánh của SSA là trường hợp các sản phẩm tôm của Brazil. Phía khởi kiện đã tính giá tôm tại thị trường trong nước, sau đó, tính giá tôm xuất khẩu của Mỹ. Trong trường hợp giá xuất khẩu thấp hơn, mức chênh lệch này liền được họ cho là bán phá giá.

Dưới đây là mức thuế yêu cầu của bên nguyên đối với tôm Brazil, căn cứ vào số liệu về giá tôm từ tháng 7-9/2003

 

 Cỡ 7-8

 Cỡ 9-11

 Cỡ 21-28

Giá tại thị trường nội địa (USD)

 10,81

10,11

6,14

Giá tại Mỹ (USD)

3,19

3,19

4,40

Mức phá giá (%)

238

217

40

(Thông tin sử dụng trong tài liệu khởi kiện, mức giá được căn cứ trên thị trường nội địa trung bình tại Brazil)

Bất cứ người nào kinh doanh tôm cũng hiểu rằng, giá tôm tuỳ thuộc vào kích cỡ. Người nuôi tôm Brazil không thể bán tôm cỡ 21-25 hoặc tôm cỡ 26-30 với giá 4,4 USD, trong khi giá tôm cỡ U-15 lại bán 3,19 USD. Thậm chí, chỉ cần kiểm tra qua số liệu thống kê của cơ quan hải quan Mỹ, người ta sẽ thấy ngay tính thiếu chính xác của cách tính này. Để tính giá tôm Mỹ, bên nguyên đã lấy số liệu hải quan về tổng trị giá tôm cỡ U-15 nhập từ Brazil và đem chia con số này với tổng số tiền. Tất nhiên, kết quả hoàn toàn không thể chính xác được.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nổi cộm khác trong việc so sánh giá cả. Ví như, giá tôm Brazil không thể so sánh với giá tôm tại Mỹ do Brazil không bán tôm bỏ đầu. Thị trường Mỹ chỉ sử dụng các sản phẩm tôm tươi sống hoặc tôm còn nguyên đầu; các khách sạn, nhà hàng cũng thường sử dụng tôm đông lạnh cỡ to, nguyên đầu trong trường hợp hết tôm tươi sống. Vì vậy bên nguyên lại phải dùng phương pháp ngoại suy giá tôm đông lạnh không đầu, còn nguyên vỏ từ giá tôm đông lạnh cỡ to nguyên con, chỉ được dùng tại các khách sạn và nhà hàng ở Brazil. Đây chính là yếu tố cho thấy sự thiếu chính xác trong tính toán giá cả.

Tác giả John Sackton nhận định, nếu các phân tích giá cả trong vụ kiện tôm đối với các nước xuất khẩu tôm khác cũng thiếu cơ sở như trường hợp Brazil, toàn bộ nỗ lực kiện bán phá giá tôm đang trong tình trạng khá nguy hiểm. Khi các nhà cung cấp đưa ra các hoá đơn thực tế và những số liệu chính xác cho Bộ Thương Mại Mỹ, rất có thể các số liệu này sẽ khác xa so với dữ liệu giá cả được trích dẫn trong buổi họp báo giới thiệu về vụ kiện tôm của SSA.

Chủ nghĩa bảo hộ Mỹ có thể làm lợi cho xuất khẩu tôm của Brazil

Một số nhà sản xuất tôm của Brazil cho rằng, biện pháp chống bán phá giá mà SSA đề xuất sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đối với ngành tôm nước này. Theo ông Anton Safieh, Phó Chủ tịch Hiệp hội người nuôi tôm ở Rio Grande del Norte (ANCC), lý do thực sự đằng sau biện pháp chống bán phá giá là chủ nghĩa bảo hộ kiểu Mỹ. Mức chênh lệch về giá tôm là do thực tế là chi phí hoạt động ở Mỹ cao hơn nhiều so với Brazil. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo họ đó sẽ khiến giá tôm Brazil trở nên cạnh tranh hơn so với tôm châu Á và tạo thuận lợi cho xuất khẩu tôm của nước này sang các thị trường mới, kể cả EU.

Cáo buộc của SSA có thể khiến xuất khẩu tôm của Brazil tăng nếu mức thuế đối với các sản phẩm tôm châu Á cao hơn. Ông Safieh cho rằng, tôm Thái Lan có thể phải chịu mức thuế 150%, trong khi tôm Brazil chỉ phải chịu mức thuế 50%, như vậy, giá tôm Thái Lan sẽ tăng mạnh hơn và tôm Brazil sẽ cạnh tranh tốt hơn.

Phó Chủ tịch ANCC cho biết, tổ chức của ông đã cùng Hiệp hội Người nuôi tôm Brazil (ABCC) chuẩn bị đối phó với biện pháp bảo hộ này của Mỹ từ gần 1 năm nay.

(Theo Fis)

  • H.Phương

Tin liên quan

Ủy ban Tôm VN: "Lại thêm một vụ kiện tồi tệ"
Tôm Việt Nam chính thức bị kiện tại Mỹ
Rắc rối thời điểm khởi kiện tôm

Vụ kiện tôm có thể xảy ra vào 30/12/2003
Mỹ có thể khởi kiện bán phá tôm vào 15/12
Mỹ tiến dần đến vụ kiện bán phá giá tôm

DN chế biến tôm "học" luật chống bán phá giá
Thủ tướng Thái Lan sẽ thương lượng với Tổng thống Mỹ về tôm
VASEP thành lập Ủy ban Tôm
Tôm ''Tàu'' đi thuê thầy cãi
Tôm Mỹ đã chọn được luật sư
10 quốc gia ASEAN hợp lực đối phó vụ kiện tôm
"Vụ kiện tôm sú" có dấu hiệu thuận lợi hơn
Quyên từng xu đi kiện
6,5 triệu USD cho hai vụ kiện tôm
Cá tới hồi kết, tôm lại mở đầu cuộc đấu pháp lý mới?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,