Các nhà khoa học Anh vừa công bố tìm thấy loài động vật có tinh toàn lớn nhất so với trọng lượng cơ thể. Đó là loài dế bụi rậm Platycleis affinis.
Tinh hoàn lớn nhất thế giới được tìm thấy ở loài dế bụi rậm Platycleis affinis nhỏ bé. Ảnh: Live Science.
Tờ Guardian đưa tin, tinh hoàn của dế bụi rậm Platycleis affinis chiếm 14% so với trọng lượng cơ thể, phá kỷ lục trước đó thuộc về loài ruồi giấm Drosophila bifurca với tỷ lệ được ghi nhận là 10,6%. Còn với tinh hoàn của con người thì tỷ lệ trên chỉ là 0,04% - 0,08%.
Tạp chí Sinh học Biology Letters của Hiệp hội Hoàng gia Anh dẫn lời của tiến sĩ Karim Vahed - trưởng nhóm nghiên cứu này - công tác tại ĐH Derby (Anh) nói: “Chúng tôi thật bất ngờ về kích cỡ tinh hoàn của loài côn trùng này, dường như nó chiếm toàn bộ khoang bụng”.
Ông Derby cho biết dế bụi rậm Platycleis affinis thường được tìm thấy tại các khu vực đồng cỏ phía đông nam châu Âu - nơi ông và các đồng nghiệp tại ĐH Cambridge (Anh) đã thu thập mẫu của loài này để tìm hiểu cấu trúc tinh hoàn giống đực và hành vi giao phối của chúng.
Tinh hoàn của một dế đực Platycleis affinis chiếm tới 14% so với trọng lượng cơ thể. Ảnh: Getty Images.
Qua nghiên cứu loài dế bụi rậm Platycleis affinis, ông Derby cho hay tinh hoàn của dế đực sản xuất ít lượng tinh trùng trong mỗi lần giao phối với bạn tình, “không tương xứng” so với tinh toàn to lớn được trời phú cho nó.
Ông Vahed giải thích, điều này là do con đực dự trữ tinh trùng cho nhiều lần giao phối khác. Kết thúc cuộc giao hoan với một con cái, chàng dế Platycleis affinis sẵn sàng giao phối một lần nữa với bạn tình trong vòng một giờ sau đó, trong khi các loài dế bụi rậm khác có tinh hoàn nhỏ hơn thì quãng thời gian này kéo dài tới 5 ngày.
- Đ.T.V.