Cá hồi Gila. |
Kỹ thuật sản xuất truyền thống mất rất nhiều thời gian (phải đợi cá trưởng thành để lấy trứng và tinh dịch), tốn kém và không thể dự đoán được. Các phương pháp thành công ở chuột lại không tạo ra cá có khả năng sinh sản. Goro Yoshizaki thuộc ĐH Ngư nghiệp Tokyo giải thích: ''Chúng tôi không thể biến tế bào gốc phôi thai của cá thành trứng và tinh trùng như đối với chuột''.
Thay vào đó, nhóm của Yoshizaki trích tế bào mầm nguyên thuỷ (PGC) từ tuyến sinh dục của cá chưa trưởng thành. Những tế bào mầm này chỉ phát triển thành tế bào sinh dục. Sau đó, họ cấy tới 10 PGC vào khoang cơ thể của 74 con cá hồi cầu vồng mới nở (Oncorhynchus mykiss). Các PGC được chuyển đổi gene sao cho tạo ra một protein phát quang.
Cá ngừ. |
Nhờ protein phát quang, các nhà nghiên cứu biết được tế bào mầm chuyển đổi gene di chuyển tới tuyến sinh dục của 16 con cá thí nghiệm. Tại đó, chúng biến thành trứng và tinh dịch. Sau quá trình thụ tinh bình thường, 4% những tế bào trên (trứng và tinh trùng) phát triển thành cá hồi. Mặc dù tỷ lệ thành công là rất thấp song có thể được cải thiện bằng cách cấy PGC vào những con cá vô sinh. Kỹ thuật này nhanh gấp 2 lần phương pháp truyền thống.
Phương pháp mới có thể giúp bảo vệ các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng. Trứng và phôi cá quá to nên không thể sống trong hầm lạnh. Do đó, chẳng có cách gì để bảo quản chúng. PGC nhỏ hơn và có thể đông lạnh cũng như ''tỉnh lại''. PGC đông lạnh thậm chí còn có thể trưởng thành khi được cấy vào cơ thể của một loài cá khác. Chẳng hạn PGC của cá ngừ có thể được cấy vào cá thu bị vô sinh, do đó tạo ra một lượng lớn tinh trùng và trứng cá ngừ một cách nhanh chóng. Sau đó, cá ngừ con được nuôi trong bể và thả về biển.
(Minh Sơn - Theo Nature)