221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
102379
Lợn nhân bản chết vì đau tim
1
Article
null
Lợn nhân bản chết vì đau tim
,
3 con lợn nhân bản.

3 con lợn, được một nhóm các chuyên gia Đài Loan tạo ra bằng kỹ thuật hơi khác phương pháp nhân bản cừu Dolly, đã qua đời do bị đau tim. Sự kiện này một lần nữa làm giới khoa học cũng như công chúng lo ngại về sức khoẻ của động vật nhân bản.

Theo Jerry Yang, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Connecticut, trong số 4 con lợn được sinh ra, một con chết trong vòng vài ngày. 3 con còn lại qua đời khi chưa được 6 tháng tuổi. Đây quả thực là một cú sốc và nó được gọi là ''hội chứng đột tử ở động vật nhân bản''. Để nhân bản 4 con lợn trên, nhóm nghiên cứu đã tiêm toàn bộ tế bào trưởng thành vào một trứng thụ tinh, đã được rút nhân.

Việc 3 con lợn tử vong là bằng chứng cho thấy động vật nhân bản hoàn toàn không bình thường. Nhiều con ốm hoặc chết ngay sau khi chào đời. Bản thân cừu Dolly cũng không thể sống quá 6 năm. Vấn đề của chúng phát sinh có lẽ bởi ADN trưởng thành, được tiêm vào trứng rỗng đã được rút nhân, không được tái lập trình đúng cách để thúc đẩy sự tăng trưởng của phôi. 

Lợn đột tử vì bệnh tim khiến giới khoa học nghi ngờ về ý tưởng cấy ghép tim hoặc gan của lợn nhân bản cho người. Các nhà nghiên cứu đã biến đổi gene tế bào lợn và sau đó nhân bản để tạo ra những con lợn mà cơ quan của chúng có thể tránh được hiện tượng đào thải khi được cấy ghép vào cơ thể người. Tuy nhiên, Randall Prather, người đã nhân bản lợn tại ĐH Missiouri-Columbia, cho rằng có thể loại bỏ những nguy cơ này (đau tim hay các bệnh khác) bằng cách tiến hành nhân giống từ những con lợn nhân bản thế hệ đầu tiên. Quá trình tái lập trình tế bào được hoàn thiện khi động vật nhân bản tạo trứng và tinh dịch. Do đó, con của chúng sẽ bình thường.

Tiêm toàn bộ tế bào

Yang vẫn tin rằng kỹ thuật mới của ông - tiêm toàn bộ tế bào của động vật trưởng thành, cần nhân bản, vào trứng rỗng đã thụ tinh - một ngày nào đó có thể mang lại lợi ích to lớn cho các nhà sinh học. Kỹ thuật mới tránh được một khâu trong kỹ thuật nhân bản tiêu chuẩn, có tiềm năng gây hại. Trong khâu này, các chuyên gia phân lập ADN từ tế bào động vật trước khi tiêm nó vào trứng đã được rút nhân. Sau đó, ADN và trứng được hợp nhất bằng một tia điện. Kỹ thuật mới cũng sử dụng ít trứng hơn.

Tiêm toàn bộ tế bào vào trứng đã được rút nhân có tỷ lệ thành công cao hơn. Gần 40% động vật nhân bản của Yang vượt qua được vài ngày phát triển đầu tiên, cao gấp 2-3 lần tỷ lệ thành công ở các phương pháp nhân bản khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng kỹ thuật của Yang sẽ thất bại bởi vỏ tế bào ngăn các enzyme của trứng xâm nhập vào ADN của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, kỹ thuật này không vấp phải một rào cản nào như vậy. 

Sức khoẻ yếu của động vật nhân bản có nghĩa là phần lớn các nhà khoa học bác bỏ việc nhân bản người vì mục đích sinh sản. Tuy nhiên, một số người cho rằng nhân bản liệu pháp - nhân bản phôi rồi lấy tế bào để nuôi thành mô hoặc các cơ quan cấy ghép cho người - sẽ là an toàn bởi họ có thể chọn lọc và biến đổi những tế bào đó sao cho chúng khoẻ mạnh.

(Minh Sơn - Theo Nature)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,