Tinh trùng. |
Một nhóm các chuyên gia thuộc Viện khoa học đời sống Mitsubishi Kagaku, Tokyo, đã thành công trong việc biến tế bào gốc phôi thai chuột thành tinh trùng. Đây là một bước đột phá nữa tiếp sau sự kiện các nhà khoa học Mỹ biến loại tế bào tương tự thành trứng.
Ban đầu họ cho tế bào gốc, lấy từ phôi chuột đực, phát triển ngẫu nhiên thành nhiều loại tế bào khác nhau và chọn ra những tế bào bắt đầu biến thành tế bào mầm (tế bào sinh dục). Chúng không thể phát triển hơn nữa trong đĩa cấy.
Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu cấy tế bào mầm vào mô tinh hoàn, họ phát hiện sau 3 tháng chúng giảm phân và hình thành cái mà dường như là tinh trùng bình thường. Họ dự định thử nghiệm xem liệu có thể thụ tinh cho trứng nhân tạo bằng tinh dịch bình thường hay không hoặc ngược lại.
Vấn đề cần phải giải quyết sau đó là thử nghiệm liệu phôi thai có phát triển bình thường thành chuột khoẻ mạnh hay không. Luôn có khả năng rằng phôi thai bất bình thường. Nếu chuột con phát triển khoẻ mạnh, sẽ diễn ra một cuộc đua tạo trứng và tinh bào người nhân tạo bằng cách này. Tuy nhiên, giới khoa học sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trứng và tinh trùng nhân tạo sẽ mang lại lợi ích cho những nam giới và nữ giới vô sinh. Bởi tế bào gốc phôi đực có thể phát triển thành trứng cũng như tinh trùng, 2 nam giới có thể là bố mẹ của một đứa trẻ với sự giúp đỡ của một bà mẹ mang thai hộ. 2 trong số 3 những đứa trẻ như vậy sẽ là nam giới.
Mặc dù vậy, kỹ thuật trên sẽ không cho phép 2 phụ nữ có con với nhau vì tế bào gốc lấy từ phôi thai nữ giới thiếu nhiễm sắc thể Y. Không có nhiễm sắc thể Y, tế bào tinh trùng dường như không thể hình thành. Trứng hình thành từ tế bào gốc phô thai đực (XY)) hoặc tế bào gốc phôi thai cái (XX). Trước khi tiến hành các thử nghiệm với tế bào người, giới khoa học cần phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ.
(Minh Sơn - Theo NewScientist)