221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
138600
Hội thảo quốc tế về Phát triển năng lượng hạt nhân và Thông tin đại chúng
1
Article
null
Hội thảo quốc tế về Phát triển năng lượng hạt nhân và Thông tin đại chúng
,
Viện Trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn phát hiểu tại hội thảo.

(VietNamNet) - Sáng nay (5/11), tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Phát triển năng lượng hạt nhân và Thông tin đại chúng do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA) đồng phối hợp tổ chức. Đại diện các nước thành viên FNCA đã thông báo tình hình phát triển điện hạt nhân ở mỗi quốc gia cũng như kinh nghiệm tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết của người dân về loại năng lượng này để họ chấp nhận, ủng hộ.

Các nhà máy điện hạt nhân là nguồn điện năng ngày càng quan trọng trên thế giới bởi những nguồn năng lượng khác như nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than), khí tự nhiên sẽ cạn kiện trong tương lai trong khi thuỷ điện, năng lượng mặt trời và gió lại hạn chế do không phải nước nào cũng có nhiều sông hồ và diện tích rộng lớn. Ngoài ra, năng lượng hoá thạch còn phát thải CO2 - một trong các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đóng góp vào hiện tượng ấm hoá toàn cầu. 

Hiện có tới 428 nhà máy điện hạt nhân nằm ở hơn 30 quốc gia, chiếm khoảng 17% tổng sản lượng điện của thế giới. Pháp là quốc gia có tỷ trọng điện hạt nhân cao nhất, lên tới trên 75%. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thường gặp khó khăn do sự phản đối của công chúng cũng như các nhóm môi trường. Họ lo ngại về sự an toàn của nhà máy cũng như vấn đề xử lý chất thải mà không biết rằng KHCN tiên tiến ngày nay có thể giải quyết được điều đó. Việt Nam đang lập luận chứng tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sớm hay muộn cũng đối mặt với vấn đề này. 

Quang cảnh tại hội thảo.

Vậy làm thế nào để vượt qua trở ngại đó? Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KHCN Hoàng Văn Huây nói: ''Làm cho công chúng hiểu và chấp nhận năng lượng hạt nhân là nhân tố quyết định thành công của việc đưa năng lượng hạt nhân vào Việt Nam trong tương lai''. Có thể tóm tắt những kinh nghiệm của một số nước thành viên FNCA (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia) như sau: tổ chức các hội nghị để lắng nghe trực tiếp tiếng nói của đại diện quần chúng. Mọi ý kiến đóng góp tại đó đều được ghi nhận và cân nhắc trong việc ra quyết định về chính sách năng lượng. 

Có thể cử các chuyên gia tới từng hộ gia đình tại nơi xây dựng nhà máy để giải thích, thuyết phục, giải đáp thắc mắc cũng như tổ chức giảng dạy cho học sinh ở các trường học về điện hạt nhân. Chuyên gia sẽ giúp người dân hiểu về lợi ích của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn như tránh khủng hoảng năng lượng, cải thiện chất lượng cuộc sống, cơ hội việc làm, sự hỗ trợ mà nhà máy dành cho cộng đồng địa phương. Khi vận động, họ nên giải thích sao cho người dân dễ hiểu, tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ kỹ thuật. Các cơ quan liên quan mở cửa nhà máy điện hạt nhân hoặc lò phản ứng nghiên cứu để công chúng vào tham quan, phổ biến kiến thức về điện hạt nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm và hội thảo.

Mỗi quốc gia có các chiến lược thông tin đại chúng riêng về vấn đề này và việc trao đổi kinh nghiệm tại hội thảo giúp họ hoàn thiện chúng cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho những nước đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân, trong đó có Việt Nam. 

  • Minh Sơn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,