221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
122497
Nobel Kinh tế 2003
1
Article
null
Nobel Kinh tế 2003
,
 
Robert F. Engle và Clive W. J. Granger (trái qua phải).
Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển vừa quyết định Giải Nobel Kinh tế 2003 sẽ được trao cho hai
nhà khoa học Mỹ Robert F. Engle, 60 tuổi, thuộc ĐH New York và Clive W. J. Granger, 69 tuổi, thuộc ĐH California do đã đưa ra các phương pháp phân tích số liệu kinh tế theo chuỗi thời gian ARCH đồng hợp nhất . Hai nhà khoa học cùng chia nhau giải thưởng trị giá 1,3 triệu USD. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 10/12 tại Stockholm.

Hai nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu dưới dạng số liệu theo chuỗi thời gian kinh tế khi ước tính các mối quan hệ và kiểm tra giả thuyết từ lý thuyết kinh tế. Những số liệu theo chuỗi thời gian như vậy chỉ ra sự phát triển của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giá cả, lãi suất, giá cổ phiếu và v.v... Trong suốt những năm 1980, Robert F. Engle và Clive W. J. Granger đã đưa ra các phương pháp thống kê mới để giải quyết 2 đặc điểm then chốt của nhiều dữ liệu kinh tế theo chuỗi thời gian: Tính dễ biến động thay đổi theo thời gian và tính không ổn đinh.

Giải Nobel 2003:
Nobel Văn học: 29/9
Nobel Y học: 6/10
Nobel Vật lý: 7/10
Nobel Hoá học: 8/10
Nobel Kinh tế: 8/10
Nobel Hoà bình: 10/10
Ig Nobel

Trên các thị trường tài chính, những biến động ngẫu nhiên theo thời gian có tác động lớn bởi giá trị của cổ phiếu, quyền lựa chọn và các công cụ tài chính khác phụ thuộc vào rủi ro của chúng. Biến động có thể thay đổi mạnh theo thời gian, các thời kỳ tĩnh với những biến động nhỏ thường đi theo thời kỳ bất thường với những biến động lớn. Mặc dù tồn tại tính dễ biến động theo thời gian như vậy song các nhà nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp thống kê phỏng đoán tính biến động không ngừng. Do đó, phát hiện của Robert Engle là một bước đột phá lớn. Ông đã phát triển các phương pháp lập mô hình thống kê tính biến động thay đổi theo thời gian. Mô hình ARCH của ông trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhà kinh tế cũng như chuyên gia phân tích trên các thị trường tài chính, những người sử dụng chúng để định giá tài sản và đánh giá rủi ro đầu tư.

Phần lớn các số liệu kinh tế vĩ mô theo chuỗi thời gian đi theo một xu hướng biến thiên. Vì vậy, một sự biến động tạm thời chẳng hạn về GDP có tác động lâu dài. Những số liệu theo chuỗi thời gian này được gọi là không ổn định. Chúng khác với số liệu ổn định. Số liệu ổn định không tăng theo thời gian song biến động quanh một giá trị đã cho. Clive Granger đã chỉ ra rằng các phương pháp thống kê được sử dụng đối với số liệu ổn định theo chuỗi thời gian có thể mang lại kết quả hoàn toàn sai khi được áp dụng trong phân tích số liệu không ổn định. Ông đã phát triển các phương pháp có giá trị trong những hệ thống nơi sự thay đổi ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn, ngẫu nhiên và sự thay đổi dài hạn bị hạn chế bởi các mối quan hệ cân bằng kinh tế. Một số ví dụ là mối quan hệ giữa sự giàu có và tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, mức giá, lãi suất ngắn và dài hạn.

Nobel Kinh tế 2002

Hai nhà khoa học giành Giải Nobel Kinh tế 2002.

Nobel Kinh tế 2002 đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ Daniel Kahneman, 68 tuổi, thuộc ĐH Princeton và  Vernon L. Smith, 75 tuổi, thuộc ĐH George Mason. 

Daniel Kahneman đã đưa những hiểu biết về tâm lý học vào kinh tế, do đó, đặt nền móng cho một lĩnh vực nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu chính của ông liên quan tới quá trình ra quyết định trong những trường hợp không chắc chắn. Ông đã chỉ ra quyết định của con người có thể trệch khỏi các quyết định được dự đoán bởi lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn một cách có hệ thống. 

Cùng với Amos Tversky (qua đời vào năm 1996), Daniel đưa ra lý thuyết triển vọng. Lý thuyết triển vọng giải thích tốt hơn hành vi được quan sát. Ông cũng phát hiện cách đánh giá của con người xa rời những nguyên tắc xác suất cơ bản. Công trình nghiên cứu của ông đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu kinh tế và tài chính làm phong phú thêm lý thuyết kinh tế.

Vernon Smith đã đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế thực nghiệm. Ông đã phát triển một loạt phương pháp thí nghiệm, đặt ra các tiêu chuẩn cho thí nghiệm đáng tin cậy về kinh tế học. Những thí nghiệm này là công cụ trong phân tích kinh tế thực nghiệm, đặc biệt là trong nghiên cứu các cơ chế thị trường luân phiên.

(Minh Sơn - Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,