4 điểm/môn vẫn là thầy giáo tương lai

Cập nhật lúc 13:52, 22/01/2010 (GMT+7)

- Những năm gần đây, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao, không ít trường sư phạm đã phải xét tuyển đợt 2, đợt 3 với những thí sinh không có nguyện vọng chọn nghề thầy ngay từ đầu. Không những thế, điểm trúng tuyển vào nhiều trường sư phạm địa phương có dấu hiệu liên tục giảm dần, hoặc tuyển ở mức điểm sàn hay "nhỉnh sàn" chút đỉnh.

Vớt trượt lần 1, lần 2

a
Nhiều học sinh sẽ không chọn học sư phạm?
Theo số liệu của Bộ GD - ĐT, lượt hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) năm 2009 ở nhiều trường giảm, nhưng chỉ tiêu ở những "lò" đào tạo lại không hề giảm.

Để tuyển đủ chỉ tiêu được giao, không ít trường sư phạm đã phải vớt trượt, xét tuyển đợt 2, đợt 3.

So với năm 2008, số hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2009 giảm 2.600 hồ sơ. Nhờ vậy, tỷ lệ "chọi" năm 2009 có giảm, 21.000 hồ sơ để lấy 2.500 chỉ tiêu.

"Lượng" giảm nhưng điểm chuẩn các ngành năm 2009 không cao, thậm chí một số ngành giảm so với năm trước. Cụ thế:

- Điểm chuẩn ngành Sư phạm Hóa (A) giảm 2,5 điểm so với năm 2008, còn 23 điểm.

- Ngành Sư phạm Sinh (B) giảm 3 điểm (từ 24,5 điểm năm 2008 xuống 20,5 điểm năm 2009).

- Ngành Sư phạm Lịch sử (D1,2,3) giảm 4 điểm (từ 20 điểm năm 2008 xuống 16 điểm năm 2009).

- Sư phạm Giáo dục tiểu học (D1,2,3) giảm 1,5 điểm (từ 19 điểm năm 2008 xuống 17,5 điểm năm 2009).

Mặc dù điểm chuẩn một số ngành giảm, năm 2009, trường phải tuyển sinh đợt 2 thêm 266 SV nguyện vọng 2.

4 điểm/môn vẫn là... thầy giáo tương lai

Năm 2009, "đầu vào" một số ngành sư phạm của Trường ĐH Đà Lạt cũng giảm đáng kể so với năm 2007. Cụ thể, ngành Sư phạm Toán (A) giảm 3 điểm (từ 19,5 điểm xuống 16,5 điểm); Sư phạm tiếng Anh (D1) giảm 0,5 điểm (từ 16,5 điểm xuống 16 điểm); Sư phạm Sinh học (B) giảm 3,5 điểm so với năm 2007, giảm 3 điểm so với năm 2008...

Đặc biệt, điểm "đầu vào" các ngành đào tạo sư phạm của Trường ĐH Tây Bắc năm 2009 thấp thê thảm. Ngành có điểm trúng tuyển 3 môn cao nhất là 16. Còn lại, chỉ dao động từ 13-15 điểm. Thậm chí, ngành Sư phạm Sinh học (B) tụt 4 điểm so với năm 2008 (từ 18 điểm xuống còn 14). Ngành Sư phạm mầm non, 3 môn chỉ cần 12,5 điểm là trúng tuyển.

Để trở thành SV sư phạm Toán của ĐH Đà Lạt năm 2009 chỉ cần
Đại học Sư phạm Huế

Trong thông báo toàn cảnh nguyện vọng 3 của Bộ GD-ĐT mùa tuyển sinh năm 2009 có sự góp mặt của nhiều trường sư phạm.

Trường Sư phạm kỹ thuật Nam Định tuyển 500 chỉ tiêu với điểm chuẩn KV3 chỉ là 13 điểm. Trường ĐH Thái Nguyên cũng tuyển thêm các ngành đào tạo giáo viên THCS trình độ ĐH với điểm chuẩn chỉ từ 13-17 điểm. Sư phạm Huế cũng phải tìm kiếm thêm nguồn từ NV3 cho một số ngành nghề với điểm chuẩn chỉ từ 13-16 điểm....

Tình trạng này cũng diễn ra chung đối với các trường CĐ Sư phạm của các tỉnh Hưng Yên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thái Nguyên.... Điểm chuẩn của xét tuyển NV3 của những trường này phần lớn dao động trong khoảng từ 10-13 điểm. Rất ít ngành xét tuyển điểm đầu vào từ 14 điểm trở lên.

Nghịch lý

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến năm học 2007 - 2008, cả nước có 1.055.078 nhà giáo; tăng 79.800 nhà giáo so với năm học 2004 - 2005. Trong đó, giáo viên mầm non là 172.978 người, vẫn thiếu so với quy định; Giáo viên tiểu học là 344.853 người, so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày thì số lượng này mới chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu.

Ở cấp THCS, thống kê hết năm học 2007-2008 có 312.759 giáo viên. Tuy tỷ lệ giáo viên/ lớp là 1,96, vượt 0,06 so với định mức nhưng vì cơ cấu không đồng bộ nên vẫn thiếu giáo viên các môn tin, hóa, sinh, nhạc, công nghệ.

Tương tự, cấp THPT số giáo viên là 134.248, tỷ lệ giáo viên đứng lớp là 1,98, vẫn thấp so với định mức quy định là 2,25. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, ngành GD-ĐT vẫn đang thiếu giáo viên.

Đầu năm học 2009-2010, nhiều địa phương phải đau đầu vì thiếu giáo viên. Tại TP.HCM, giáo viên mầm non phải đi dạy... tiểu học. Tại Hà Nội, vào năm học 2009-2010 phải cấp tốc tuyển thêm hàng trăm giáo viên....

Những nghịch lý ở chỗ, chỗ thiếu vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn thừa. SV sư phạm ra trường không hề dễ để tìm được một chỗ dạy. Chị Phan Thị Liễu (Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An) tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, khoa Lịch sử loại khá từ năm 2008, nhưng đã gần 2 năm nay vẫn chưa thực hiện nổi ước mơ đứng lớp.

Ngoài một số chấp nhận rời xa quê hương, gia đình để lập nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, còn rất nhiều SV sư phạm ra trường phải chuyển nghề. Chị Nguyễn Thị Thơm (Hàm Yên, Tuyên Quang) tốt nghiệp ĐH sư phạm Hà Nội khoa Văn năm 2004, sau thời gian dài vất vả xin việc ở Hà Nội không được, đành chuyển sang làm nhân viên tiếp thị bảo hiểm.

Chuyện SV sư phạm ra trường khó xin việc không còn là câu chuyện mới. Việc để được vào dạy một trường công lập phải có bao nhiêu tiền "lót tay", phải là “con ông, cháu cha” là câu chuyện0 mà ai cũng biết.

Thế nhưng, đầu vào thì vẫn cứ "phình" ra và không ít "lò sư phạm" chấp nhận đầu vào rất thấp.

Không là điểm đến của nhiều học sinh giỏi, thực trạng này có thể để lại hậu quả mà không chỉ một ngành phải gánh?

Điểm trúng tuyển thấp, nhưng chỉ tiêu của một số "lò sư phạm" vẫn tăng đều.
Cụ thể , Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 năm 2009 tăng thêm 100 chỉ tiêu so với năm 2008 (1.900); ĐH Tây Bắc tăng 300 chỉ tiêu (từ 1.600 chỉ tiêu năm 2008 lên 1.900 chỉ tiêu năm 2009); ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tăng 200 chỉ tiêu (từ 2.000 chỉ tiêu năm 2008 lên 2.200 chỉ tiêu năm 2009); CĐ Sư phạm Hà Tây tăng 280 chỉ tiêu (từ 720 chỉ tiêu năm 2008 lên 1.000 chỉ tiêu năm 2009); CĐ Sư phạm Thừa Thiên Huế tăng 140 chỉ tiêu (từ 960 năm 2008 lên 1.100 chỉ tiêu năm 2009); CĐ Sư phạm Sơn La tăng 140 chỉ tiêu (từ 830 năm 2008 lên 970 năm 2009)...

  • Kiều Oanh - Phan Phan

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Trịnh Văn Khôi, Thanh Hoá, 08:13, 23/01/2010

Tôi hoàn toàn đồng tình và nhất trí với ý kiến được bài báo đưa ra. Hiện nay, các trường sư phạm không tuyển được người tài do tầm nhìn chiến lược của HS và thế hệ trẻ là: Học sư phạm ra không xin được việc làm, hoặc có xin được thì cũng vất vả lắm. Ở những nơi thiếu GV là do đồng lương công chức không thể đảm bảo và đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của GV nơi đó. Trong khi đó các trường SP lại vẫn ồ ạt tăng chỉ tiêu và hạ điểm chuẩn trúng tuyển.Điều đó liệu có đảm bảo chất lượng GV khi ra trường hay không?

nguyễn Trọng Nghĩa , Quang trung, Gò Vấp. tp.hcm, 07:05, 23/01/2010

đầu vào có thể dễ, nhưng đầu ra phải được siết chặt. Ai có tâm, có năng lực mới được ra trường ..... đừng vì thành tích nữa ....

Trần Bá Long, Krông Păc Dak Lak, 05:45, 23/01/2010

Đây là điều mà không ít người tâm huyết với GD phải đau dầu. Để có tấm bằng Đại Học như thế này thật không khó, nhưng sử dụng tấm bằng đó thế nào thật không dễ chút nào. Là một người trong nghành tôi đã thấy có rất nhiều SV mới ra trường với tấm bằng khá thật sự vẫn lao đao xin việc dù đã lận lưng "vài chục chai" nhưng vẫn không được thoả mãn mơ ước đứng trên bục giảng.

Hiếu Anh, khương thương- đống đa, 05:25, 23/01/2010

Bậc đại học ở chúng ta hiện nay đang chạy theo chỉ tiêu, đào tạo ồ ạt trong khi đó lại nghịch lý với yêu cầu(cung vượt quá cầu) dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên nhiều. Về chất lượng thì cấu trúc đề thi đại học rất hay nhưng mức độ điểm chuẩn thấp nên chất lượng sinh viên cũng thấp. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đa dạng hệ thống sách giáo khoa ,cùng đó là cần nhìn vào thực trạng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước để phân bổ hạn mức chỉ tiêu cho phù hợp. Đừng chạy theo thành tích về số lượng sinh viên mà bỏ qua tất cả

Xuân hưong , Thụy Phong Thái Thụy Thái Bình, 04:54, 23/01/2010

Lương thấp,cuộc sống quẩn quanh,nhiều áp lực,tính chất công việc không hấp dẫn,đôi khi còn bị coi thường,làm ăn chân chính bằng sức lao động còn bị cấm và lên án ...ngần ấy lí do khiến cho Sư phạm không bao giờ là ngành được yêu thich,chỉ những người không thể vươn xa hay không có điều kiện mới thi vào nghành sư phạm .đó là một sự thật đau lòng.Chừng nào không cải thiện được những điều đó thì đừng mơ những người tài vào nghành sư phạm .

Mạnh, 03:27, 23/01/2010

Tôi nghỉ, ít nhất phải 15 điểm trở lên mới vào đại học; Chứ cứ 13 điểm cũng thành SV, chỉ tốn tiền cha mẹ thôi. Mấy năm lại đây, đề thi chỉ toàn là kiến thức cơ bản, không khó lắm, vậy mà chất lượng đầu vào lại quá thấp ở một số trường?!
Đơn giản là tại vì có quá nhiều loại hình đào tạo, có quá nhiều trường.

Nguyễn Xuân Thao, Huế, 02:17, 23/01/2010

Hiện nay học ngành Sư phạm làm gì cho nhọc, Điểm đầu vào cao, học thì vất vả vì trường đòi hỏi kiến thức nhiều. Thi ra trường cũng vất vả, điểm thấp , thua các trường như ĐH tư thục Phú Xuân, Đại hoc Khoa học Huế.. điểm đầu vào các trường này thấp , nhưng khi ra trường điểm cao hơn Sư phạm, và chỉ "ghi tên" học chứng chỉ Sư phạm là có thể bỏ qua các sinh viên học ở sư phạm rồi, cần gì học cho vất vả, vẫn đi dạy như ai, và được Sở tuyển trước vì điểm "cao".

nguyễn, hà nội, 01:33, 23/01/2010

Cần chất chứ không cần lượng. Thầy dốt thì chỉ đào tạo ra những học trò dốt mà thôi. Hơn nữa, người ta đã không có nguyện vọng làm thầy rồi thì hỏi liệu có đạo đức của người thầy được không?

Mit nguyen, 00:41, 23/01/2010

Không thể đánh giá khả năng là một nhà giáo tốt của những bạn sinh viên ngành sư phạm mà chỉ dựa vào điểm thi đầu vào. Nếu mà môi trường đào tạo tốt thì họ vẫn có thể là những người thầy tốt. Một huấn luyện viên bóng đá tốt cũng không nhất thiết phải đá bóng hay. Năng lực giảng dạy không thể đánh giá được bằng các môn thi Toán hay Văn. Chỉ cần thầy giáo có khả năng truyền kiến thức cho học sinh, gợi lên sự ham học hỏi của học sinh là được.

Bằng lăng tím, Nghệ an, 23:33, 22/01/2010

Bài viết trên phản ánh đúng như thực tế hiện nay : Không những học sinh giỏi không nộp đơn vào sư phạm mà kể cả học sinh có học lực thường cũng không vào sư phạm .Ta cùng tìm hiểu nguyên nhân :
+ Thu nhập thấp , tôi cũng trong nghề 17 năm tổng thu nhập 3 triệu / tháng phải khéo chi mới sống được qua ngày ( may mà trời cho sức khoẻ ) không biết khi nào mới có đất ở chưa nói chuyện làm nhà nuôi con
+ Đối tượng học sinh , phụ huynh hơi phức tạp lơ mơ là bị kiện ngay
+ Cuối năm , ngày lễ không có tiền thưởng ( thậm chí có cũng mua được vài gói kẹo là hết )

phongan song, BUÔN MA THUẬT, 22:24, 22/01/2010

Chẳng cần phải bàn cãi nhiều ai cũng biết làm thầy vừa nghèo vừa khổ chịu áp lực đủ đường, lương ba cọc ba đồng .

Thái Thượng Hoàng, Hà Tĩnh, 22:13, 22/01/2010

Mình muốn nói thêm : Đã mười năm nay không có em HS giỏi khối A nào từng học với mình thi vào SP. Khi hướng nghiệp cho HS là người thầy mình buộc phải nói thật về nghề của mình, nghề nhà giáo không phải lúc nào cũng như những vần thơ , mà còn nhiều lắm nỗi đắng cay tủi cực ,nghịch cảnh trái ngang .Nhiều học trò cưng, học giỏi ngỡ ngàng ...nhưng đành phải vậy. Có bạn đồng nghiệp nào rơi vào hoàn cảnh như mình không???

Ngoc, DHSPKTND, 18:51, 22/01/2010

Toi thiet nghi, neu cu chay theo chi tieu the nay thi hau qua ve sau khong biet se the nao, Van biet la neu tuyen qua it se kho duy tri dao tao cho cac truong..., Chung ta can nhung con nguoi co nang luc thuc su, co du trinh do, tri tue, chu khong fai can 1 so luong dong dao... Theo toi Diem san DH trong nhung nam qua ma Bo GD_DT dua ra ra van con thap, chua du de tim duoc nhung thi sinh chat luong vao giang duong DH. Va hinh nhu, xu huong o VN hien nay, de tim duoc 1 tam bang DH van la mot van de khong qua kho khan.....ma cai chot o day deu bat nguon tu con so" Chi tieu".....Day van con la mot van de nan giai, de tim duoc cau tra loi cung can 1 tg dai.....

Lê Mai, Số 6-Ngõ 19-Hồ Sỹ Dương-Vinh-Nghệ An, 18:03, 22/01/2010

Tôi nghĩ rằng thực trạng này rất đáng báo động nhưng hình như chỉ có những người làm báo, những người ham đọc báo tâm huyết với sự nghiệp GD quan tâm đến nó mà thôi.Những người này laị không đủ sức để cải thiện tình hình.Không thể trách ngành GD,càng không thể trách các trường ĐH-CĐ vì nguyên nhân chính là không còn mấy học sinh mặn mà gì với nghề dạy học.Xét theo tương quan lực học của học sinh chúng tôi giảng dạy và nếu chấm bài chung trong các khối thi thì điểm tuyển sinh các trường SP sẽ thấp hơn nhiều.

lê mạnh tuyền, hà nội, 17:57, 22/01/2010

Tôi thấy ko chỉ ngành sư phạm đâu mà gần như toàn bộ các nghành bây giờ đều tuyển ồ ạt, sinh viên có quá nhiều lựa chọn. Không vào trương này thì vào trường kia mà có nhiều trường thì chất lượng giáo dục rất kém. Thử hỏi, đầu vào đã kém như vậy mà đào tạo lại kém thì tương lại lấy đâu ra người tài khi mà bây giờ nhiều người học chỉ cốt là có cái bằng rồi công việc đã được xếp sẵn còn những người tài thật sự thì phải chật vật mới xin đc việc.

Nguyen Van Minh, Thach That - Ha Noi, 17:43, 22/01/2010

Tôi rất đông tình với bài báo. Qua đây, tôi đề nghị cần có nhiều bài viết về nghề dạy học hơn nữa. Tôi chỉ suy nghĩ tại sao những nhà hoạch định giáo dục không nhận ra được tại sao lại như vậy? Tại sao sinh viên sư phạm đã phải học hành chăm chỉ hơn các ngành khác trong khi đó ra trường lại không xin được việc, Mà nếu có xin được việc như hiện nay thì phải bỏ ra một số tiền tương ứng với 3-4 thậm chí là 5 năm làm không công, Tại sao không cải cách hành chính trong quản lý giáo dục hiện nay, như ở Hà Nội giao cho các trường tự tuyển GV THPT hiện nay là một miếng mồi beo bở cho hiệu trưởng

Võ Tiến Hùng, Kỳ Anh - Hà Tĩnh, 17:17, 22/01/2010

Hiện nay học sinh có học lực khá, giỏi không thi vào các trường sư phạm, vì vậy điểm trúng tuyển của các trường SP thấp là điều tất yếu. Thực trạng này chắc chắn vẫn còn tiếp diễn. Tôi cũng là một giáo viên tại một ngôi trường vùng khó khăn, Trong mấy năm gần đây những học sinh " tốp trên " không em nào làm hồ sơ thi vào các trường SP chỉ có những em trung bình mới thi vào các trường SP. Khi có kết quả tôi mừng cho các em vì đã vào được ĐH, mừng cho thành tích của nhà trường vì có nhiều HS đậu vào ĐH nhưng lại lo cho thế hệ HS sau này, lo cho chất lượng dạy học sau này. Buồn thật

Thái Thượng Hoàng, HT, 17:09, 22/01/2010

Cám ơn VNN đã cho thấy một bức tranh khá tổng thể về nghịch lý trong tuyển sinh SP những năm gần đây .Là GV chủ nhiệm lớp 12 và ôn thi tuyển sinh , từng làm công tác hướng nghiệp tôi nhận thấy một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên ,đó là:
+) Nhiều trường SP không theo giõi sát tình hình diễn biến độ tuổi trẻ (Thống kê dân số và phổ cập giáo dục các tỉnh thành đã làm )Ngoài ra vì lý do nguồn thu của các trường SP cũng tác động tiêu cực đến chỉ tiêu tuyển sinh mất cân đối
+) Tình trạng thừa thiếu GV các vùng miền do chế độ đãi ngộ chưa công bằng, chưa kể tình trạng tiêu cực trong công tác tuyển GV và công chức của ngành GD là rất phổ biến , ở diện rộng
+)Môi trường công tác ngành SP còn nhiều áp lực và nghịch lý không đủ sức thu hút người tài
+) Thực tế XH chưa tôn trọng GV như lâu nay người ta vẫn dựa vào truyền thống để nhận định ,thậm chí có khi còn coi thường những kẻ "cùng sào"
+)Bỏ qua vấn đề thu nhập mà nói đến tình người, tình đồng nghiệp cũng còn nhiều điều đáng nói nhưng GV nhìn chung ngại " vạch áo cho người xem lưng" .Không tin bạn hãy tham khảo giáo chức hồi hưu sẽ rõ....
Đó chính là những lý do người làm hướng nghiệp cần dũng cảm phân tích cho HS được biết (Đó cũng chính là đạo làm thầy)

Vũ Văn Tiến, 16:31, 22/01/2010

Buồn cho ngành sư phạm quá !

HoAn, Sơn La, 16:22, 22/01/2010

Bản thân tôi là một giảng viên cuả một trường ĐH có đầu vào cực thấp đã nêu ở trên. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhiều sv không viết được một câu văn đúng. Có sv thậm chí không xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Buồn thay sau này chính các em lại là người lãnh trách nhiệm trong sự nghiệp GD. Tôi nghĩ nhà báo cũng nên điều tra về tỉ lệ giảng viên thi trượt Cao học, sẽ có một số liệu khá kinh khủng. Ở trường tôi, có SV được giữ lại làm giảng viên, khi đi thi Cao học, tổng điểm 3 môn chưa được 5 điểm. Nhưng cuối cùng vẫn có chỗ học Cao học khá hợp lý. Chất lượng đầu vào luôn được phản ánh trung thực ở đầu ra là thế.

HoAn, Sơn La, 16:19, 22/01/2010

Bản thân tôi là một giảng viên cuả một trường DH có đầu vào cực thấp đã nêu ở trên. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhiều sv kg viết được một câu văn đúng. Có sv thậm chí kg xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Buồn thay sau này chính các em lại là người lãnh trách nhiệm trong sự nghiệp GD. Tôi nghĩ nhà báo cũng nên điều tra về tỉ lệ giảng viên thi trượt Cao học, sẽ có một số liệu khá kinh khủng. Ở trường tôi, có SV được giữ lại làm giảng viên, khi đi thi Cao học, tổng điểm 3 môn chưa được 5 điểm. Nhưng cuối cùng vẫn có chỗ học Cao học khá/hợp lý. Chất lượng đầu vào luôn đc phản ánh trung thực ở đầu ra là thế.

rkitvn, Q11,TPHCM, 16:02, 22/01/2010

Bản thân tôi đã từng là sinh viên ngành sư phạm nhưng ở 1 trường khá có tiếng ở miền nam, bản thân tôi cảm nhận những sinh viên bạn học cùng khóa và sau tôi vài khóa chất lượng rất tốt, họ giỏi nhiều mặt, cả chuyên ngành và cả phương pháp giảng dạy, và dĩ nhiên điểm chuẩn tuyển vào khá cao (khoa toán cao nhất trong các trường miền nam), có lẽ một số tỉnh khác đầu vào chưa được tập trung nên chuyện tuyển cho đủ "chỉ tiêu" nhiều lần ... có lẽ cũng ngoài mong muốn.
Nhưng muốn chốt lại 1 câu: chất lượng học sinh học nhìn chung phần lớn không bằng những đàn anh đàn chị đi trước mặc dù cơ sở vật chất, điều kiện học tập phong phú tốt hơn nhiều

Vu Trong Tan, CuM'gar-Daklak, 15:52, 22/01/2010

Tôi thấy rất đúng.Là một giáo viên tôi nghĩ một gv tốt thì sẽ có hs tốt..Nhưng việc điểm thi đại học dưới chuẩn là quá nhiều.Khi tôi học Đà Lạt tôi lại ko nghĩ rằng các bạn cùng lớp của mình lại có đến hơn nữa lớp dưới điêm TB nhưng họ chỉ học tổng hợp .Ra trường họ vẫn xin được việc nhờ có .....Còn những Sv ngheo nhu toi du diem dau vao cao hoc hanh cung tot,nhung van kho chen chan...Khi đi dạy các bạn của tôi vẫn thăng tiến và được tin tưởng nhờ...
Nhiều lúc buồn nhưng ko biet làm sao.

minh, 15:48, 22/01/2010

Có nhất thiết phải tuyển đủ chỉ tiêu không khi mà hàng năm vẫn có 1 lượng lớn thầy cô giáo trẻ ra trường với tấm bằng đại học sư phạm nhưng loay hoay mãi vẫn chưa xin được chỗ làm. bạn tôi ra trường đã 3 năm rồi vẵn không xin được việc làm. chỉ còn cách đi thi cao học để khỏi tủi thân. bố mẹ nuôi 4 năm trời vậy mà ra trường 3 năm vẫn chưa xin được việc.

Thầy cô giáo cần thật sự có năng lực , nếu đầu vào quá kém liệu có dạy nổi không, hay chỉ làng nhàng vài điều cơ bản. Nếu tuyển ít thì sẽ không đủ kinh phí để duy trì hoạt động của trường ...nhưng hãy vì tương lai đất nước, đừng chạy đua theo số lượng .

Phan Văn Bình, 4/8 Ng T Minh Khai, Q 1, Tp HCM, 15:47, 22/01/2010

Nghề giáo là nghề rất đặc biệt, nó phải đứng trên mọi nghề, vì mọi ngành nghề đều từ đó mà ra! Vậy nên những người trong nghề giáo phải là những người ưu tú nhất trong xã hội thì mới mong xã hội phát triển.

Hoangmai, hanoi, 15:31, 22/01/2010

Điểm chuẩn chính thức của ngành Sư phạm Lịch sử - ĐHSP Hà Nội năm 2009 là 22.5 điểm, không chênh lệch nhiều với mấy năm gần đây. Còn 16 điểm như bài báo nêu là chỉ tiêu của khối D (chiếm tỉ lệ nhỏ so với chỉ tiêu toàn ngành, nếu tôi nhớ không nhầm thì khoảng 20%). Cách thể hiện của các tác giả đã khiến bạn đọc hiểu rằng cứ đủ 16 điểm là thi đỗ vào khoa này, như vậy mỗi môn trung bình chỉ cần hơn 5 điểm là đỗ! Trong khi đó thực tế là điểm chuẩn cao hơn nhiều. Tôi có người cháu thi khoa này được 22 điểm nhưng vẫn trượt chỏng vó năm vừa rồi.

Nguyễn Sĩ Phú, Long Xuyên, An Giang, 14:44, 22/01/2010

Khâu tuyển sinh đầu vào chỉ là một trong những khâu của việc xét tuyển, quan trọng phải xem yếu tố đầu ra là cơ sở xét công nhận. Ví dụ hiện nay về cấp bàng lái xe, có thể xem khâu thi sát hạch mới là quan trọng nhất, không phải là tiêu chuẩn có bằng cấp phổ thông là điều kiện cơ sở để xét tuyển sinh. Những lúc về quê tôi thường hay cho các em nhỏ đi nhờ xe về nhà (hầu hết là các em học tiểu học hoặc THCS) nhưng rất lễ phép và lịch sự, biết xin phép để đi nhờ và cảm ơn khi đến nơi. Đó là do cách giáo dục mà chúng ta đã xây dựng từ phía gia đình và nhà trường về cách làm người. Theo tôi thì cách giáo dục hiện nay nặng về hình thức, học sinh học nhiều, thực hành tốt. Nhưng không có óc sáng tạo, suy luận mà chỉ là đã được học trước những gì giáo viên đã dạy vàlàm theo, không còn tỉnh chủ động trong học tập.

haitrieu82, quảng bình, 13:39, 22/01/2010

Một vài năm trở lại đây điểm đầu vào các trường ĐH thấp rõ rệt, một số ngành chỉ khoảng 12-14 điểm, theo tôi chỉ tiêu là một chuyện còn đáp ứng chất lượng đầu vào mới là quan trọng. Thật nực cười khi một người có trong tay tấm bằng ĐH mà trước đó điểm trung bình các môn đầu vào của họ không đủ 5 điểm (loại yếu) và càng nghịch lý hơn khi họ đứng trên bụp giảng để giảng dạy cho học sinh( trong số học sinh sẽ có những em có năng lực hơn hẳn thầy của mình nếu xét về cùng thời điểm).

Nguyễn Thuận Phẩm, Vĩnh Linh-Quảng Trị, 13:23, 22/01/2010

Chỉ vì hai chữ "chỉ tiêu"mà các trường SP tuyển SV tùm lum gây nhiều khó khăn cho xã hội. Thực trạng hiện nay SV sư phạm ra trường rất nhiều người không có việc làm,nhiều nơi ngay cả xin dạy hợp đồng với đồng lương bèo bọt mà cũng không nơi nào nhận.Điều đó chứng tỏ GV nhìn chung không hề thiếu(Trừ một số nơi khó khăn).Đã vậy không hiểu tại sao vẫn không có biện pháp nào để hạn chế việc đào tạo tràn lan của các trường, dẫn đến việc HS kém năng lực cũng được tuyển. Đây chính là hậu quả lâu dài, nó sẽ dẫn đến sự tụt hậu cho các thế hệ trong tương lai.

Tin liên quan

Các tin khác