221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
104095
Bao nhiêu "nguyên khí" tụ về Hà Nội?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bao nhiêu 'nguyên khí' tụ về Hà Nội?
,
Thủ khoa tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố hồi cuối tháng 8. Ảnh: NGUYÊN VŨ

(VietNamNet) Ghi tên vào sổ vàng lưu danh ở Văn Miếu, được nhập hộ khẩu thủ đô, rồi vào lớp nguồn công chức Hà Nội... Sau lễ "vinh danh" lần đầu tiên tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua, có bao nhiêu người  trong số 101 thủ khoa vừa tốt nghiệp ĐH, CĐ đã "đầu quân" cho Hà Nội để hưởng những ưu đãi này?

 Vừa mới  tốt nghiệp hồi tháng 4, tháng 5 nhưng đến giờ, nhiều thủ khoa đã có công việc ổn định.Thủ khoa Học viện cảnh sát nhân dân Nguyễn Tuấn Anh "đầu quân" về một đơn vị thuộc Bộ Công an.  Dương Thị Quỳnh Hoa, tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp I Hà Nội với điểm số 8,5 cũng đã làm tại Viện Chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được 4 tháng, hưởng lương tập sự. Lương Thùy Liên, thủ khoa khoa Triết, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc ĐHQG Hà Nội), điểm tốt nghiệp 9,12 đang chờ  thời gian chính thức làm giảng viên của khoa. Ngô Thị Việt Hà, thủ khoa Học viện Tài chính, Lương Việt Dũng, thủ khoa ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, Đỗ Đức Chiến, Trịnh Quang Đức, Cao Hoàng Lan, những thủ khoa của ĐH Bách khoa Hà Nội... đang nộp hồ sơ vào trường, đợi đợt thi tuyển công chức sắp tới. Các thủ khoa không "đầu quân" vào Nhà nước cũng đang có công việc với thu nhập tương đối cao tại công ty liên doanh. Quỳnh Chi, thủ khoa ĐH Ngoại thương hiện đang là người của tập đoàn Uliver tại TP.HCM với mức lương vài trăm "đô". Vũ Thị Thu Hà, thủ khoa ĐH Ngoại thương đang làm việc tại Công ty chứng khoán MêKông... Những thủ khoa này hầu hết có hộ khẩu ở Hà Nội và "về với Trung ương".

Thủ khoa muốn gì?

Đối với những thủ khoa mà bảng thành tích ngoài điểm tổng kết mấy năm ĐH đều trên 8, 9; điểm bảo vệ tốt nghiệp "đứng" ở mức 10/10; chưa kể đến một "lô" những suất học bổng VIFOTEC,  LG-MECA, TOYOTA, SUMITOMO, rồi thì giải thưởng nghiên cứu khoa học,v.v... kèm theo thì cơ hội việc làm với họ không phải là cánh cửa hẹp. Tuy nhiên, một nguồn chất xám không kém phần lớn lao là những sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, không ít người chật vật để kiếm được một chỗ làm. Vấn đề mà nhiều thủ khoa đề xuất ở đây là một cơ chế dài hơi để tạo "sân" cho thế hệ trí thức, những người bạn sinh viên như họ.

Thủ khoa ĐH Y khoa Nguyễn Thị Thu Hà đề cập tới bức xúc của không ít tân cử nhân: "Khi xin việc, các đơn vị đều đòi hỏi có "hai năm kinh nghiệm", điều không tưởng đối với những sinh viên vừa ra trường. Giá như thành phố có chương trình hoặc dự án tình nguyện cho những người vừa đi công tác tại những vùng khó khăn để họ tích lũy kinh nghiệm, sau đó đảm bảo cuộc sống sau này thì các sinh viên tốt nghiệp ĐH sẵn sàng nhập cuộc".

Còn Quỳnh Chi thì cho hay, thực ra vẫn có cách tạo kinh nghiệm cho sinh viên từ khi đang đi học thông qua thực tập ở các cơ quan, xí nghiệp. Vì vậy, nếu thành phố tạo được chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường để sinh viên tham gia thực tập ở các cơ quan này từ khi còn đi học sẽ thuận tiện cho yêu cầu "có kinh nghiệm" sau này. Nếu có việc đó, sinh viên sẵn sàng làm  "tình nguyện" chứ không đòi hỏi thù lao hay thu nhập. Theo Chi, nhiều trường đã có chương trình như vậy nhưng không hiểu sao lại bỏ. 

Thủ khoa Học viện Ngân hàng Vũ Đức Mạnh bày tỏ ý tưởng 'cơ quan và doanh nghiệp nên đặt hàng cho sinh viên". Theo Mạnh, nhiều đồ án hoặc luận văn tốt nghiệp có điểm số khá cao, nhưng không có điều kiện áp dụng vào thực tế hoặc nghiên cứu sâu hơn. Trong khi đó, thực tiễn lại có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Nên chăng, thành phố có cơ chế để các Sở, Ban, Ngành hay doanh nghiệp đưa những đề tài cần nghiên cứu về các trường ĐH để tận dụng chất xám của sinh viên. Những sinh viên đã tiến hành nghiên cứu tốt đề tài nên được nhận ưu đãi hoặc có cơ chế tuyển dụng phù hợp".

Cô sinh viên khoa Triết Lương Thùy Liên lại cho rằng, việc này không phải "tầm" của lãnh đạo thành phố mà còn phải do các trường tự vận động.

Võ Văn Chung, một trong những thủ khoa của ĐH Bách khoa, quê ở Bắc Ninh hiện đang trọ tại căn phòng ở đường đê La Thành cùng với 4 người bạn thì có một mong ước: trước khi "lập nghiệp": có thể đề cập tới một cơ chế nào đó để các thủ khoa ngoại tỉnh có điều kiện "an cư".

Chờ một chế tài

Tuấn Anh cho biết, sinh viên các trường khối An ninh những năm gần đây tốt nghiệp hạng ưu đều được về một  cơ quan nào đó thuộc Bộ Công an nhưng "chưa thấy ai về công an Hà Nội" cả. Thủ khoa trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho hay, chính sách ưu đãi có mà vẫn chưa cụ thể. Chẳng hạn, được làm việc tốt nhưng có được chọn địa bàn làm việc hay không. 

Ông  Nguyễn Huy Sáng, Trưởng ban Tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội, trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và các thủ khoa hồi cuối tháng 8 vừa qua,  đã công bố một số chính sách thu hút những cá nhân xuất sắc này "về với thủ đô". Ông Sáng cũng cho biết đã có 2 công ty kinh doanh gửi thư tới "xin" thủ khoa của các trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kiến trúc, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân: với mức lương: 3 tháng thử việc: 1,5 triệu đồng, 1 năm làm việc: 3 triệu đồng,v.v... và nhiều ưu đãi khác. Sở Y tế Hà Nội cũng tuyên bố tiếp nhận 5 trường hợp tốt nghiệp đúng chuyên môn. Theo như chúng tôi được biết, ngoài sinh viên ngành y, những thủ khoa của các ngành học khác, người đã có công việc ổn định tại cơ quan Nhà nước hoặc đi du học, người làm công ty liên doanh với thu nhập khá cao.

Thủ khoa ĐH Ngoại thương Nguyễn Chí Thành đang làm tại Trung tâm hợp tác chuyên gia của Bộ GD - ĐT, hưởng lương trần tập sự tối thiểu của hệ ĐH, cho hay: Những điều kiện thu hút đưa ra cũng có vẻ hấp dẫn. Nhưng cứ để 1 hoặc 2 năm nữa, quay lại lứa thủ khoa này để xem. Còn vấn đề trách nhiệm, nhiều

Ông Trần Huy Sáng, trưởng ban tổ chức chính quyền TP.Hà Nội
Chính sách trong tuyển dụng, sử dụng:

a Tuyển dụng vào cơ quan hành chính Nhà nước:  Căn cứ nhu cầu tuyển dụng cán bộ, công chức hằng năm của các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, Thành phố sẽ xét tuyển thẳng vào lớp nguồn công chức (kể cả trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội) và cử đi học 18 tháng theo phương thức vừa học vừa làm (50% thời gian học và 50% thời gian làm việc tại các cơ quan trực thuộc thành phố). Trong thời gian vừa học vừa làm trên, công chức nguồn được hưởng 85% tiền lương khởi điểm của ngạch chuyên viên. Sau khi tốt nghiệp lớp nguồn, được tuyển dụng, bổ nhiệm làm công chức Nhà nước.

b Trong sử dụng:  Được ưu tiên bố trí công việc phù hợp với khả năng và sở trường, được tạo điều kiện, phương tiện làm việc, nghiên cứu, học tập, ứng dụng để phát huy tối đa khả năng làm việc, sau 2 - 5 năm làm việc tốt, sẽ được cử đi đào tạo sau ĐH thông qua thi tuyển; việc bổ nhiệm, bầu cử người giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền của thành phố sẽ ưu tiên xem xét những cán bộ đã có thành tích được xác nhận là tài năng trẻ theo đúng chuyên môn cần bổ nhiệm.

Chính sách trong đào tạo nâng cao

a. Học trong nước: Được thành phố cấp toàn bộ học phí, tiền sách giáo khoa, được hỗ trợ một khoản tiền bằng 30 lần lương tối thiểu nếu bảo vệ luận văn Thạc sỹ, 80 lần lương tối thiểu nếu bảo vệ luận án tiến sỹ.

b. Học ở nước ngoài:

- Nếu đi học bằng ngân sách của Thành phố thì được tạm ứng trước kinh phí đào tạo và chi phí ăn nghỉ, đi lại. Sau khi tốt nghiệp, nếu đạt loại giỏi không phải trả lại kinh phí, đạt loại khá phải hoàn trả 30% kinh phí trên, đạt loại trung bình phải hoàn trả 50%.

- Nếu đi học theo học bổng, tài trợ của các nguồn khác, được thành phố hỗ trợ 100 USD/tháng trong suốt thời gian đào tạo

Chính sách khi về làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

- Người ngoại tỉnh được ưu tiên nhập hộ khẩu thường trú tại Hà Nội với điều kiện đã làm việc ổn định và liên tục tại doanh nghiệp hai năm trở lên, hoàn thành nhiệm vụ, được Giám đốc doanh nghiệp đề nghị và có nơi để nhập hộ khẩu.

- Thành phố sẽ giới thiệu cho các Tổng công ty, công ty trực thuộc Thành phố như Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Công ty sản xuất dịch vụ và xuất khẩu Nam Hà Nội, Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Haproximex Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư UNIMEX Hà Nội,v.v... để doanh nghiệp và Thủ khoa có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và lựa chọn trong tuyển dụng, tìm việc làm.

  • Hạ Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,