221
682
Tuyển sinh
tuyensinh
/giaoduc/tuyensinh/
203669
Bộ GD-ĐT "giải tỏa" 42 thắc mắc về tuyển sinh 2004
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Mới nhất, nóng nhất về quy chế tuyển sinh:
Bộ GD-ĐT 'giải tỏa' 42 thắc mắc về tuyển sinh 2004
,
Thí sinh dự thi vào ĐH Thuỷ lợi năm 2003. (Ảnh: Nguyên Vũ)

(VietNamNet) - Chiều nay, những hướng dẫn mới nhất về tuyển sinh đã được Bộ GD-ĐT gửi tới các Sở GD-ĐT dưới hình thức "hỏi-đáp" gồm 42 câu xoay quanh các vấn đề mà bạn đọc VietNamNet thắc mắc nhiều, như: ai được hưởng ưu tiên theo hộ khẩu, làm hồ sơ thế nào cho đúng, ôn thi hiệu quả ra sao... Đáng chú ý là Bộ GD-ĐT đã có "cảnh báo": Học lực trung bình không nên dự thi ĐH, CĐ!

Ngoại lệ: 4 đối tượng hưởng ưu tiên theo hộ khẩu

Năm 2004, việc tính điểm ưu tiên căn cứ vào nơi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, có 4 đối tượng được "đặc cách" hưởng ưu tiên theo hộ khẩu, gồm: học sinh các trường phổ thông, dân tộc nội trú; học sinh các lớp dự bị ĐH, lớp tạo nguồn; học sinh các lớp chuyên và quân nhân, công an nhân dân đóng quân tại khu vực chưa đủ 24 tháng.

Thí sinh các tỉnh mới thành lập hưởng ưu tiên như sau: Toàn tỉnh Điện Biên, Đắc Nông thuộc khu vực 1. Riêng Hậu Giang thì một số xã thuộc huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp thuộc khu vực 2 nông thôn, còn lại đều thuộc khu vực 1. Trong những năm trước mắt, thành phố Cần Thơ vẫn thuộc các khu vực 1, khu vực 2 nông thôn và khu vực 2 như những năm trước đây. Những quận mới thành lập của Hà Nội và TP.HCM vẫn được hưởng khu vực cũ trong 2 năm. Như vậy, những quận mới thành lập từ năm 2004 của các thành phố trực thuộc trung ương sẽ thuộc khu vực 3 từ năm 2006.

Mọi thắc mắc liên quan đến các quy định của kỳ thi tuyển sinh có thể tìm xem trên Internet và trên báo chí.

Mọi yêu cầu bổ sung, sửa đổi đối tượng và khu vực ưu tiên; mọi đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh đều gửi cho Hội đồng tuyển sinh các trường xem xét giải quyết theo thẩm quyền. 

Thí sinh sống tại khu vực không có trường THPT, phải học tại trường đóng ở khu vực khác thì hưởng ưu tiên khu vực thế nào?

Đó là thắc mắc của đông đảo bạn đọc và cũng là câu hỏi còn bỏ ngỏ tại hội nghị tuyển sinh ngày 3/2.

Theo hướng dẫn ngày 17/2, trường hợp những thí sinh có hộ khẩu thường trú tại khu vực này nhưng lại tốt nghiệp THPT ở trường đóng tại khu vực khác (ví dụ "hộ khẩu thường trú ở khu vực 1 nhưng để đi lại thuận tiện nên đã học và tốt nghiệp THPT ở trường đóng tại khu vực 2, không phải vì nơi cư trú không có trường mà do trường ở xa đi lại không thuận tiện"; hoặc "hộ khẩu thường trú ở khu vực 3 nhưng tốt nghiệp THPT tại trường đóng ở khu vực 1") vẫn hưởng ưu tiên theo nơi tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Trường hợp thí sinh tốt nghiệp từ 2 năm trước tại trường đóng tại khu vực 2, nay đã về quê sinh sống tại khu vực 1 thì hưởng ưu tiên khu vực tại trường mà thí sinh đã tốt nghiệp cách đây 2 năm.

Trường hợp thí sinh sống tại khu vực không có trường THPT, phải học tại trường đóng ở khu vực khác  được Bộ GD-ĐT giải thích như sau: Toàn quốc có 64 tỉnh và thành phố trực thuộc, trong đó 21 tỉnh hoàn toàn thuộc khu vực 1 và 10 tỉnh có thị xã thuộc khu vực 2, còn lại thuộc khu vực 2 nông thôn. Đối với 31 tỉnh này, dù học ở trường nào trên địa bàn của tỉnh vẫn thuộc cùng một khu vực ưu tiên.

Đối với các tỉnh và thành phố khác, hầu như không có huyện nào không có trường THPT. Nếu có trường hợp nào tại khu vực sinh sống không có trường, phải đi học tại trường đóng ở khu vực ưu tiên thấp hơn so với nơi thường trú thì được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú (ví dụ: hộ khẩu thường trú ở KV1 nhưng ở đó không có trường, phải học tại trường đóng ở KV2, thì được hưởng ưu tiên ở KV1).

Khai man hồ sơ: Bị truất quyền dự thi!

Tại mục 8 phiếu ĐKDT, để tính khu vực ưu tiên, thí sinh phải khai đúng tên và địa chỉ của trường mà thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Cũng tại mục này, thí sinh phải ghi mã tỉnh vào 2 ô đầu và mã trường nơi thí sinh tốt nghiệp vào 3 ô tiếp theo. Mã tỉnh xem trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004, còn mã trường ghi theo quy định của Sở GD-ĐT.

Tại mục 9, thí sinh phải tự khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực, nơi thí sinh học lâu nhất nếu trong 3 năm THPT hoặc tương đương chuyển trường. Trong trường hợp thời gian học ở 2 nơi bằng nhau thì khoanh tròn vào ký hiệu khu vực nơi tốt nghiệp. Các trường ĐH, CĐ sẽ căn cứ học bạ của học sinh để kiểm tra đối chiếu. Nếu khai man, thí sinh sẽ bị xử lý theo Quy chế. Hồ sơ tuyệt đối không được tẩy xóa.

Thí sinh học lớp 12 tại trường nào thì xin xác nhận tại trường đó. Thí sinh tốt nghiệp các năm trước thì xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi thí sinh đang cư trú. Tờ phiếu số 2 trong hồ sơ ĐKDT do nơi thu hồ sơ, sau khi đóng dấu và ký xác nhận giao lại cho thí sinh giữ, coi như biên lai, dùng trong trường hợp thất lạc giấy báo dự thi hoặc có sai sót trong giấy báo dự thi, thí sinh mang phiếu số 2 tới trường để làm thủ tục dự thi hoặc sửa chữa các sai sót.

Hồ sơ nộp sớm không có giá trị

Thí sinh học lớp 12 tại trường nào thì nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường đó, không được nộp tại địa điểm dành cho thí sinh tự do. Thời hạn nộp hồ sơ là từ 15/3 đến 15/4.

Thí sinh tự do (tốt nghiệp các năm trước): Nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại địa điểm do Sở GD-ĐT quy định trong thời gian từ 15/3 đến 15/4. Thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp cho các trường trong thời gian từ 16/4 đến 22/4/2004. Những hồ sơ nộp không đúng thời hạn không có giá trị.

Trước khi dự thi, thí sinh phải liên hệ với trường để điều chỉnh; hoặc khi đến làm thủ tục dự thi, thí sinh phải báo cáo với cán bộ Hội đồng tuyển sinh trường để sửa chữa điều chỉnh, đồng thời yêu cầu cán bộ trường ký tên xác nhận đã sửa chữa vào tờ phiếu số 2 trong trường hợp có sai sót.

Thí sinh không được phép mang máy tính có phím chữ cái vào phòng thi. Khi vào phòng thi, nếu thí sinh còn mang theo tài liệu, phương tiện thu phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi, dù chưa sử dụng, đều bị đình chỉ thi. 

Học lực trung bình: Không nên dự thi ĐH, CĐ!

Với câu hỏi: "thí sinh nên ôn thi thế nào cho hiệu quả", Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn: Thí sinh nên bám sát nội dung và chương trình sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12 để ôn tập, nắm vững những kiến thức cơ bản, không cần tham gia các lớp luyện thi cấp tốc (vừa tốn tiền, tốn sức và không có hiệu quả). Những thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi năm 2003 đều là thí sinh học các trường ở nông thôn, không tham gia các lớp luyện thi cấp tốc.

Điều đáng lưu ý là Bộ GD-ĐT cũng đã "cảnh báo": Những thí sinh có học lực THPT thuộc loại trung bình không nên dự thi ĐH, CĐ vì tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ là khoảng 200.000, trong khi số thí sinh thực tế dự thi ước khoảng 1 triệu.

Những thí sinh có học lực trung bình nên dự thi vào các trường trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề thì có hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn.

  • Hạ Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,