‘Soi’ học vấn của 25 người giàu nhất thế giới

Cập nhật lúc 17:15, 28/10/2010 (GMT+7)

Trong số 25 người giàu nhất thế giới năm 2010, chỉ hai người có bằng tiến sĩ và nhiều người chỉ mới tốt nghiệp phổ thông trung học, bỏ học giữa chừng.

Dưới đây là trình độ học vấn của 25 người giàu nhất thế giới 2010:

1. Charles Koch (74 tuổi, Mỹ): Chủ của tập đoàn Inherited Koch Industries

Tài sản: 17,5 tỷ USD
Trình độ: Thạc sĩ Viện công nghệ Massachusetts

2. Sergey Brin (36 tuổi, Mỹ): Đồng sáng lập của tập đoàn Google
Tài sản: 17,5 tỷ USD
Trình độ: Tiến sĩ ĐH Stanford; Cử nhân ĐH Maryland

3. Michael Bloomberg (68 tuổi, Mỹ): Thị trưởng thành phố New York và người sáng lập của công ty truyền thông Bloomberg.
Tài sản: 18 tỷ USD
Trình độ: Thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Harvard; Cử nhân ĐH Johns Hopkins

4. Lee Shau Kee (82 tuổi, Hong Kong): Chủ tịch tập đoàn đĩa ốc Henderson Land Development.
Tài sản: 18,5 tỷ USD
Trình độ: Không rõ

5. Michael Otto (66 tuổi, Đức): Cựu chủ tịch của tập đoàn bán lẻ Otto Group.
Tài sản: 18,7 tỷ USD
Trình độ: Không rõ

6. David Thomson (52 tuổi, Canada): Chủ tịch tập đoàn truyền thông Thomson Reuters.
Tài sản: 19 tỷ USD
Trình độ: Thạc sĩ ĐH Selwyn

7. Thái tử Alwaleed Bin Talal Alsaud (55 tuổi, Ả Rập Saudi): Cổ đông cá nhân lớn nhất của tập đoàn tài chính Citigroup.
Tài sản: 19,4 tỷ USD
Trình độ: Thạc sĩ ĐH Syracuse; Cử nhân ĐH Menlo

8. Samuel Robson Walton (66 tuổi, Mỹ): Con trai lớn nhất của Sam Walton – người sáng lập ra tập đoàn bán lẻ Walmart.
Tài sản: 19,8 tỷ USD
Trình độ: Tiến sĩ ĐH Columbia; Cử nhân ĐH Arkansa

9. Liliane Bettencourt (87 tuổi, Pháp): Cổ đông lớn nhất của tập đoàn L’Oreal
Tài sản: 20 tỷ USD
Trình độ: Tốt nghiệp phổ thông

10. Alice Walton (60 tuổi, Mỹ): Con gái của Sam Walton.
Tài sản: 20,6 tỷ USD
Trình độ: Cử nhân ĐH Trinity

11. Jim Walton (62 tuổi, Mỹ): Con trai út của Sam Walton
Tài sản: 20,7 tỷ USD
Trình độ: Cử nhân ĐH Arkansas

12. Li Ka-Shing (81, Hong Kong): Nhà đầu tư bất động sản ở Hong Kong
Tài sản: 21 tỷ USD
Trình độ: Chưa tốt nghiệp phổ thông

13. Stefan Persson (62 tuổi, Thụy Điển): Chủ tập đoàn bán lẻ H&M
Tài sản: 22,4 tỷ USD
Trình độ: Cử nhân ĐH Stockholm

14. Christy Walton (55 tuổi, Mỹ): Vợ út của John Walton
Tài sản: 22,5 tỷ USD
Trình độ: Không rõ

15. Ingvar Kamprad (83 tuổi, Thụy Điển): Người sáng lập của chuỗi cửa hàng nội thất Ikea
Tài sản: 23 tỷ USD
Trình độ: Tốt nghiệp phổ thông

16. Karl Albrecht (90 tuổi, Đức): Chủ sở hữu chuỗi siêu thị Aldi
Tài sản: 23,5 tỷ USD
Trình độ: Tốt nghiệp phổ thông

17. Amancio Ortega (74 tuổi, Tây Ban Nha): Chủ sở hữu của các nhãn hiệu thời trang: Zara, Massimo Dutti, Pull và Bear.
Tài sản: 25 tỷ USD
Trình độ: Tốt nghiệp phổ thông

18. Eike Batista (53 tuổi, Brazil): Chủ tập đoàn khai thác mỏ lớn nhất ở Brazil
Tài sản: 27 tỷ USD
Trình độ: Bỏ học giữa chừng ĐH Aachen

19. Bernard Arnault (61 tuổi, Pháp): Chủ sở hữu của các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Louis Vuitton, Dior and Tag Heuer,…
Tài sản: 27,5 tỷ USD
Trình độ: Tốt nghiệp hệ thống "trường lớn" Ecole Polytechnique de Paris

20. Lawrence Ellison (65 tuổi, Mỹ): Đồng sáng lập ra tập đoàn Oracle
Tài sản: 28 tỷ USD
Trình độ: Bỏ học giữa chừng, ĐH Chicago

21. akshmi Mittal (59 tuổi, Ấn Độ): Chủ tịch tập đoàn thép AcelorMittal
Tài sản: 28,7 tỷ USD
Trình độ: Cử nhân ĐH St Xaviers và ĐH Calcutta

22. Mukesh Ambani (52 tuổi, Ấn Độ): Chủ tịch của tập đoàn Reliance Industries
Tài sản: 29 tỷ USD
Trình độ: Cử nhân ĐH Mumbai

23. Warren Buffett (79 tuổi, Mỹ): Người sáng lập của tập đoàn Berkshire Hathaway.

Tài sản: 47 tỷ USD
Trình độ: Thạc sĩ ĐH Columbia; Cử nhân ĐH Nebraska Lincoln

24. William Gates III (54 tuổi, Mỹ): Người sáng lập của tập đoàn phần mềm Microsoft

Tài sản: 53 tỷ USD
Trình độ: Bỏ học giữa chừng, ĐH Harvard

25. Carlos Slim Helu (70 tuổi, Mexico): Chủ tập đoàn truyền thông Telefonos de Mexico
Tài sản: 53,5 tỷ USD
Trình độ: Cử nhân ĐH Quốc gia Autonoma, Mexico

  • Thanh Xuyên (Theo Edvantage)

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc

Mill Bi, Tp.HCM, 08:31, 30/10/2010

còn Bill Gate đâu rồi,sao không thấy

Nguyễn Xuân Điền, 17 ngách 50/18 Võng Thị Bưởi Tây Hồ Hà nội, 23:22, 29/10/2010

Có rất nhiều cách học cũng như để đi đến đích có rất nhiều đường. Nhưng dù sao thì những tỷ phú kể trên đều là những người giỏi, chịu học, phấn đấu kiên cường.
Tôi ớn nhất cái nạn đánh giá người chỉ bằng bằng cấp và đãi ngộ không theo thực tài cũng như nạn 'học giả' ở ta. Nhiều người (cả tôi nữa -mặc dù đã từng khinh một vài kỹ sư nào đó là dốt )- vẫn mặc cảm việc mình không có bằng kỹ sư, cử nhân cho dù mình được nhiều người khen: 'có đôi bàn tay vàng', có trình độ kỹ thuật cao, giầu kinh nghiệm...

phùn văn hoan, bac giang, 22:26, 29/10/2010

những thông tin trên cho chúng thấy rằng trình độ học vấn là không thể phủ nhận nhưng cũng chỉ ra rằng nó không phải là yếu tố duy nhất ,sự thành công của một con người còn phụ thuộc vào trí óc ,tầm nhìn chiến lược.là một người châu á tôi rất ngưỡng mộ những tỉ phú của hong kong.

afoolman2000, Hà Nội, 19:55, 29/10/2010

Đó đều là những người xuất chúng! Những bộ óc thuộc loại thông minh nhất thế giới! Vậy thì mấy ai có thể dạy được cho họ? Có thể những kiến thức đó là quá đơn giản đối với những bộ óc siêu phàm này! Và họ nhận thấy có nhiều điều đáng quan tâm hơn là hoàn thành chương trình học mà họ cho là không cần thiết đó! Đó cũng có thể là một lý giải nữa cho các trường hợp được cho là học vấn "không đến nơi đến chốn"!.

W.B, can tho, 18:53, 29/10/2010

Nếu cảm thấy mình đã đủ khả năng "chiến đấu" thì học thêm nữa làm gì? Và Khi thời cơ đã đến nếu không chớp lấy thì người khác được trao cơ hội chứ không phải mình. Họ giàu vì họ hiểu mình hiểu người và hiểu thời thế.

Phạm Nam, Hà nội, 18:35, 29/10/2010

Họ có tài bẩm sinh (ngoại trừ được thừa kế), nên học chưa xong họ vẫn thành công.
Thật vinh danh tên họ

Thuấn, 12:53, 29/10/2010

Đúng rồi. CÁC MÁC, ĂNGHEN, KHỔNG TỬ, TÔN TỬ, NEWTON, ANSTANH... có phải là tỷ phú (nhà giàu) hay lãnh tụ của nước nào đâu.

Tran Nam, 12:34, 29/10/2010

Thực tế này thật hiển nhiên. Con người sinh ra, mỗi người có một khả năng nào đó khác nhau, mỗi người có một sở trường và niềm đam mê khác nhau. Điều này, càng những người học cao càng hiểu.
Như tôi đã nói, ai theo nghiệp nghiên cứu chẳng qua là đam mê (hoặc năng lực ấy vượt trội so với khả năng khác) chứ đương nhiên, học cao (những người làm nghiên cứu thuần tuý) là chấp nhận có điều kiện kinh tế không bằng người. Họ bị cuốn vào những thứ mà trước đó ít người biết sâu về nó và dường như là vấn đề chưa được tường minh. Người gắn với nghiệp nghiên cứu làm gì có thời gian nghĩ về những việc khác trong khi thế giới đầy biến động.
Ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là Việt Nam, người ta hay lạm dụng học vị để khẳng định năng lực của mình. Cũng đã rất nhiều người thành công...
Hãy nhìn lại con số thống kê trên đây thì thấy, để làm giàu không nhất thiết phải có học vị cao. Những người nghĩ rằng học vị cao là công cụ để họ làm giàu, để họ tiến thân chỉ là những kẻ gian dối (thậm chí, lừa dối chính họ vì đáng ra không cần phải như vậy). Họ cần tỉnh ngộ rằng, chính nhu cầu phải có học vị đã khẳng định các năng lực khác (để trở thành chính trị gia, thương gia...) của họ là rất kém.

Lưu Quang Đức, Lưu Quang Đức-Trung tâm KTTV tỉnh Tuyên Quang, 11:21, 29/10/2010

Không có gì phải ngạc nhiên, vì học vấn mới chỉ là một phần trong cái sức mạnh trí lực của mỗi con người, nó là một góc trong mỗi bộ óc, chứ không phải là thước đo giá trị cho mỗi cá nhân. Chỉ có những kẻ ấu trĩ, kém cỏi, hoặc thủ đoạn, thì mới lấy bằng cấp làm thước đo cho tài năng, năng lực, trí lực của mỗi cá nhân, kể cả đấy có là bằng cấp học vấn thật đi nữa, chứ chưa nói gì đến giả, do mua mà có.

Khánh Ngọc, 10:26, 29/10/2010

Tôi thấy: những người "không rõ trình độ" thì thôi không bàn, có mấy người trình độ "tốt nghiệp phổ thông" thì họ đều đã ở tuổi trên dưới 80, tức là người của thế hệ trước rồi.

Còn lại đa phần đều tốt nghiệp những trường danh tiếng. Kể cả có như là "bỏ học giữa chừng ĐH Havard" đi nữa thì chỉ riêng việc thi đỗ vào ĐH Havard đã cho thấy ông ấy có học lực như thế nào rồi.

Tóm lại, tôi thấy công thức chung vẫn là: họ đa phần đều học giỏi, học vấn cao cả.

tsunamis_dieu, 09:15, 29/10/2010

Cám ơn bạn về những thông tin thú vị nhưng tôi có vài điều muốn chia sẻ như sau:
1. Trong số những người này rất nhiều người có bằng đại học và thạc sĩ.
2. Thông thường những người học tiến sỹ không phải để kinh doanh, họ sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và giảng dạy.

Chu Thanh Âu, 08:28, 29/10/2010

Có thể nhận thấy những tỷ phú mới tốt nghiệp phổ thông đều ở tầng lớp tỷ phú già (từ 70 tuổi trở lên).

Một số tỷ phú bỏ học đại học giữa chừng thì lý do trong ngành mà họ theo đuổi đơn thuần là không ai giỏi bằng họ để có thể dạy họ.

Còn lại thì vẫn cần những nền tảng kiến thức nhất định.

Theo tôi sự học là việc của ngàn đời, dù học trong hệ thống trường lớp hay tự học thì vai trò của nó vẫn vô cùng quan trọng.

Sợ nhất là làm dấy lên một trào lưu trong thế hệ trẻ "không học ta cũng có thể trở thành tỷ phú"

nguyen van son, yesmen1992bn1992@yahoo.com, 06:21, 29/10/2010

Đúng là giàu mới là giỏi chứ giỏi chưa chắc đã giàu..trích từ ( dạy con làm giàu)

NGUYEN KHAC HANH, YEN PHONG-BAC NINH, 21:34, 28/10/2010

Thât đáng nể và đáng khâm phục

Thu Trang, France, 19:36, 28/10/2010

Về ông Bernard Arnault: Ecole Polytechnique (không có "de Paris") là "trường lớn" (grande ecole) chứ không phải trường đại học (universite). Trình độ của sinh viên khi ra trường tương đương với thạc sỹ (master 2), nhưng không hoàn toàn là thạc sỹ, lại càng không thể coi là cử nhân!

Các tin khác