221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
535356
Giảng viên ngoài công lập: "Ẩn số"
1
Article
null
Giảng viên ngoài công lập: 'Ẩn số'
,

(VietNamNet) - "Tại sao khi nói về cái khó, các trường ĐHDL chỉ "kêu" chuyện đất đai. Trong khi đó, sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên, một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng giáo dục thì không thấy nói đến. GS Phạm Duy Hiển tỏ ra băn khoăn trong một hội thảo về chấn hưng giáo dục do nhóm GS Hoàng Tuỵ đề xuất.

Soạn: AM 176001 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sinh viên trường ĐHDL Thăng Long

Thực ra, không hẳn như vậy!

TS Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐHDL Văn Lang (TP.HCM) than thở: đội ngũ giáo viên không một sớm một chiều là có được. Ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng trường ĐHDL Phương Đông (Hà Nội) nêu thực tế ở trường ông (đã thành lập được mười năm) vẫn đang đứng trước "thách thức" tuyển đủ tỷ lệ giảng viên cơ hữu (GVCH). Ông cho biết: Những giảng viên của trường sau khi đi học thạc sĩ ở Australia về hầu như muốn chuyển đi làm nơi khác.

Hiện nay, giảng viên cơ hữu của các trường này được trả với mức lương bình quân 2 triệu đồng/tháng.

"Người của mình": bao nhiêu là vừa?

Tháng 3 năm nay, khi dự thảo quy chế trường ĐH tư thục đưa ra quy định: các trường phải có tối thiểu 20% "người của mình", tức là GVCH. Lập tức, đã có nhiều ý kiến phản đối với lý do "không khả thi". Tại nhiều trường, GVCH chỉ chiếm một phần nhỏ trong "vốn" giáo viên của trường. Trường ĐHDL Cửu Long (Vĩnh Long) có 72 GVCH, 333 giáo viên thỉnh giảng (GVTG). Con số này ở trường ĐHDL Đông Đô là 70 và 356.

TS Hoàng Hồng Hà, giảng viên trường ĐH DL Văn Lang:

Tôi đã làm việc rẩt nhiều trong các trường NCL, từ phổ thông lên đại học và rút ra một điều: Quan trọng nhất giữa trường này khác trường kia là người quản lý. Nếu người quản lý tâm huyết thì trường sẽ khác còn người quản lý chỉ làm kinh tế đơn thuần, xác định mục tiêu là kinh tế thì sẽ khác.

Tuy nhiên, không ít trường, tỷ lệ này đã đạt tới mức 50/50. Mới ra đời năm nay, trường ĐHDL Lương Thế Vinh (Nam Định)  đã có 20 GVCH, 20 GVTG. Trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM có 105 GVCH, 193 GVTG. Tại trường ĐHDL Quản lý Kinh doanh Hà Nội, tỷ lệ GVCH chiếm tới hơn 52%. Trong số hơn 300 giảng viên, trường ĐHDL Hải Phòng, cũng có tới 140 GVCH.

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều lãnh đạo các trường ĐHDL đều khẳng định: GVTG  là một ưu thế của trường ĐH ngoài công lập. Bà Vũ Kim Nhung, Phó Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long cho hay, do đội ngũ GVTG  là cán cán bộ nghiên cứu Viện Công nghệ Thông tin Hà Nội nên 95% sinh viên tin học của trường có việc làm ngay khi tốt nghiệp. Với ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng trường ĐHDL Phương Đông, có được đội ngũ GVTG là điều "đáng tự hào", bởi cơ chế này ở các trường công lập khó mà có được.

Chất lượng?

Soạn: AM 175937 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

TS Huỳnh Việt Tấn, giảng viên thỉnh giảng ĐHDL  Bình Dương:

Tư duy của các học trò dân lập không có khác gì với học trò công lập, tuy nhiên về trình độ thì phần lớn “non” hơn. Bù lại, các em lại có điểm mạnh là nhanh nhẹ, năng động…Vấn đề đặt ra ở đây là nếu quản lý giờ học của trò tốt và hướng các em đi đúng thì các em sẽ trở thành những người thực sự có ích cho xã hội. 

Tuy nhiên, "người nhà" hay "người mời" thì điều đáng quan tâm hơn cả là chất lượng đội ngũ giảng viên. Trường ĐHDL Quản lý Kinh doanh Hà Nội thì dạy kinh nghiệm thực tế kinh doanh cho sinh viên bằng cách nhận giảng viên là những người đã từng hành nghề "đi buôn". Trường ĐHDL Thăng Long, ĐHDL Văn Hiến và nhiều trường khác dùng cách "sinh viên đánh giá giảng viên" để tạo động lực cải thiện chất lượng giảng dạy của người thầy. Mới đây, trường ĐHDL Phương Đông vừa tiếp nhận một trường hợp giảng viên đã hoàn thành chương trình sau ĐH ở nước ngoài về và một sinh viên giỏi của trương ĐH Bách khoa Hà Nội.

Theo ông Trần Trọng Miêng, trường ĐH Mở - Bán công TP.HCM, vẫn có một thực tế là lực lượng thỉnh giảng thì bận rộn công việc của trường chính, ít thời giờ đầu tư cải tiến phương pháp giảng dạy nên vẫn theo cách giảng cũ, thậm chí có thầy đọc cho sinh viên ghi.  Còn GVCH, đa số là sinh viên của chính trường mới tốt nghiệp, chưa vào ngạch giảng viên; một số là cán bộ quản lý tham gia giảng lại ít thời giờ chuẩn bị, nên cứ theo cách cũ: đọc giáo án, giáo trình tóm tắt cho sinh viên chép.

Tuy nhiên, trong nỗ lực cải thiện chất lượng để hướng tới mục tiêu xa hơn, nhiều trường ĐH đã có kế hoạch dài hơi để cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuyển người mới và cho đi học sau ĐH trong và ngoài nước, là cái cách mà nhiều trường đang ráo riết thực hiện.

Ông Trần Trọng Miêng, trường ĐH Mở - Bán công TP.HCM:

Việc thu hút người giỏi làm thì không khó. Tại các trường NCL,  tỷ lệ người đi học nâng cao rồi quay trở lại trường vẫn cao, do lương hậu hĩnh, tình người nặng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khi quay về, thấy có ông hiệu trưởng "thương mại hoá", họ không hợp nên đi.

Trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM có chủ trương: Giảng viên nào đi học bổ túc, thiếu tiền, nhà trường cho vay. Học ở nước ngoài học bổng ít quá không đủ thì được nhà trường chu cấp hoặc cho vay tuỳ từng hoàn cảnh, đối tượng. Trước khi đi đều ký hợp đồng với trường thậm chí để ràng buộc thêm một số người có cả gia đình ký nếu không về gia đình chịu trách nhiệm.

Ông Huỳnh Thế Cuộc, hiệu trưởng nhà trường cho hay: Hàng năm, trường có xác định trọng tâm công tác: Xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu cho vững chắc.

Trong nỗ lực này, các trường ngoài lập lại "vướng" phải cái khó do quan niệm: trường dân lập là trường của nó! Theo Hiệu trưởng trường ĐHDL Hải Phòng Trần Hữu Nghị, giáo viên trường ngoài công lập vẫn còn bị phân biệt đối xử trong bình bầu các danh hiệu, phong học hàm học vị. Khi đi thi, đi học nghiên cứu sinh, thạc sĩ, các GVCH của trường dân lập vẫn bị xem như thí sinh tự do, tiền học phí phải trả cao nhất.

Bà Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐHDL Thăng Long thì than phiền: đề án du học bằng ngân sách Nhà nước (322) cũng ít khi có chỗ cho giảng viên trường dân lập. Trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM thì xoay xở "mánh" xin học bổng cho giảng viên bằng cách: Muốn xin học bổng Indonesia, trường mời đại sứ quán đến nói về đất nước và con Indonesia . Ông Tổng lãnh sự quán đến nói chuyện và khi về cho một suất học bổng...

  • Hạ Anh - Cam Lu

Bài 6: "Chấm điểm" trường ngoài công lập

Tất cả:

"Thương hiệu" trường ĐH ngoài công lập: viển vông hay cấp thiết?

Bài 1: "Nhảy dù" vào giảng đường dân lập

Bài 2: "Chuyện khác người" ở trường ngoài công lập

Bài 3:  Gặp gỡ Hiệu trưởng không ăn lương

Bài 4: Mâu thuẫn giữa HĐQT và Hiệu trưởng: Người trong cuộc nói gì?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,