221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
137365
Bán học bạ và thi hộ
1
Article
null
Bán học bạ và thi hộ
,
 

Khó có thể hình dung trong một tỉnh miền núi như Bình Phước giáo dục lại có nhiều vấn đề đến thế. Nào là thu tiền trường trái nguyên tắc, bán học bạ giả, lưu ban trường này được qua trường khác học, thi hộ, viết luận văn thuê... Nếu đà này tiếp tục tái diễn, khó ai có thể biết và lường được chất lượng giáo dục tỉnh Bình Phước sẽ đi đâu, về đâu...

Thầy bán học bạ!

Năm 2001, khi ông Đỗ Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước - về hưu, ông Nguyễn Văn Thiện nhanh chóng thế chân ông Bình với chức danh quyền giám đốc. Làm chưa ấm chỗ, ông Thiện đã móc nối ngay với ông Nguyễn Văn Phế (Hiệu phó trường THPT huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) để mồi những người không muốn học mà muốn có bằng tốt nghiệp THPT.

Chỉ trong thời gian ngắn hai ông đã thiết lập được một đường dây mua bán hồ sơ - là các học bạ dỏm - kéo dài hơn một năm trời. Ông Nguyễn Văn Thiện đã chứng khống hàng loạt hồ sơ giả lớp 12 tại trung tâm của mình rồi cùng ông Phế đi bán. Giá khởi điểm mỗi bộ lúc đầu chỉ 500.000 đồng, nhưng về sau khi đã có kinh nghiệm và “am hiểu thị trường”, giá mỗi bộ học bạ dỏm này đã được định riêng và tăng dần tùy đối tượng. Có lúc vào thời kỳ cao điểm, giá mỗi bộ học bạ dỏm lên đến 3,5 triệu đồng!

Trước khi bị đình chỉ công tác, ông Nguyễn Văn Thiện đã bán cho 5 giáo viên Trường mầm non xã Thuận Lợi (huyện Đồng Phú), trong đó có cả hiệu phó nhà trường, mỗi bộ hồ sơ học bạ hơn 1 triệu đồng. Phi vụ làm ăn đang “phát đạt” thì mâu thuẫn nảy sinh, xuất phát từ các khoản lợi nhuận khiến đường dây bị bại lộ.

Cơ quan Công an tỉnh Bình Phước vào cuộc phá vỡ đường dây mua bán hồ sơ tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước. Ông Thiện bị cơ quan công an tỉnh thẩm vấn, truy xét đã khai báo: “Tôi chỉ mới bán được 20 bộ hồ sơ cho các em nhưng giá rất rẻ, chỉ vài trăm nghìn đồng”(?!).

Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã tiến hành kỷ luật cách chức hai cán bộ chủ chốt ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trường THPT Phú Giáo là ông Thiện và ông Phế. Nhưng mức kỷ luật ấy - theo dư luận - chẳng khác nào tạo điều kiện cho hai ông... hạ cánh an toàn.

Học chơi và thi như đi dạo!

Có lẽ ít ai nghĩ rằng hệ ĐH từ xa do ĐH Huế mở tại Bình Phước lại tạo “điều kiện thuận lợi” cho người học đến thế. Theo qui chế, mỗi năm có hai đợt học tập trung và do giảng viên của trường vào giảng dạy và tổ chức thi viết trực tiếp.

Với đúng nghĩa là tự học, không có thầy hướng dẫn nên thông thường nhà trường gửi đề thi cho học viên và học viên gửi bài làm về trường, tất cả đều qua đường bưu điện. Ai muốn tự làm bài thì làm, không muốn tự làm thì nhờ người làm giúp, hoặc chữ xấu thì nhờ người khác chép lại cho đẹp. Đề thi rất đơn giản, chỉ việc mở giáo trình (trường phát cho học viên) ra chép.

Đợt học và thi tập trung học phần đầu tiên của lớp luật đào tạo từ xa khóa 2002-2006 (tháng 12/2002) diễn ra hết sức êm đẹp. Một tháng học tập trung, anh bạn của chúng tôi chỉ đi “điểm danh” duy nhất một lần, cũng là để đóng quĩ lớp 50.000 đồng (và chẳng biết quĩ đó để làm gì). Lịch học và thi dán sẵn trên tường của Trung tâm Văn hóa tỉnh, nơi lớp học và thi tập trung.

Kết thúc đợt học, lớp trưởng truyền đạt lại lời thầy rằng: “Thi không khó khăn và phức tạp lắm, cứ bình tĩnh viết bài”. Mặc dù về nguyên tắc đến lúc thi mới biết đề, nhưng thực chất thầy đã “xì” trước cho những “nhân vật quan trọng” để rồi hầu hết lớp đều biết đề thi cả ba môn tập trung đợt này là Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Lịch sử các học thuyết chính trị pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới. Cả lớp đều được thi, nghỉ học tập trung cũng được đi thi bình thường, không hề có vấn đề gì.

Thí sinh lần lượt vào phòng thi nhưng cả bốn giám thị đều không hề hỏi han gì về chiếc thẻ học viên theo qui định. Có người với chiếc thẻ của một người bạn “không thèm” đi thi nhưng vẫn đường hoàng vào phòng thi. Hội trường rộng mênh mông, ai cũng có thể lựa chọn chỗ ngồi theo ý thích. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi trên cả sự mong đợi. Cả ba buổi cứ vào “thi giúp bạn vô tư”, chẳng ai hỏi một câu!

Đề thi đúng như đã biết, môn Lịch sử các học thuyết pháp luật có hai câu: phân tích nội dung cơ bản của các học thuyết về nhà nước và pháp luật ở Trung Quốc, phân tích học thuyết chính trị - pháp luật của G.F.Hêghen; môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới có hai câu: so sánh nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây cổ đại, nhà nước và pháp luật ở một số nước...

Trên 100 học viên, hầu hết là cán bộ, công chức của Bình Phước, thoải mái chép... giáo trình hoặc bài làm được đánh máy và photo làm nhiều bản. Hết giờ, đọng lại trong phòng thi là la liệt những bản tài liệu photo bài viết sẵn ở nhà, trắng xóa cả phòng thi.

Chuyện chưa dừng lại ở đó khi có không ít học viên sáng tạo hơn trong việc “biến cái không thể thành có thể”: dùng luận văn của người khác “xào” lại và biến thành của mình! Tất nhiên có cầu ắt có cung và vì vậy ở Bình Phước từ lâu cũng xuất hiện hẳn những nhân vật chuyên viết... luận văn thuê!

(Theo Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,