221
2101
Virus - Hacker
virus-hacker
/cntt/virus-hacker/
1318487
Lỗi chipset - “căn bệnh” thường gặp khi sử dụng laptop
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Lỗi chipset - “căn bệnh” thường gặp khi sử dụng laptop
,

Nhiều người dùng đau đầu vì gặp sự cố lỗi chipset trên laptop. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “căn bệnh” này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Ngọc Anh, giám đốc Bệnh viện laptop Delta. 

PV: Xin ông cho biết các nguyên nhân gây ra lỗi chipset ở máy tính xách tay ?

Ông Trần Ngọc Anh: Chipset là trung tâm đầu não quản lý mọi hoạt động của laptop, từ việc giao tiếp CPU, bộ nhớ, đồ họa đến các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, âm thanh… Trong quá trình hoạt động lượng nhiệt sinh ra rất cao và nếu không được làm mát kịp thời và đầy đủ trong một thời gian nhất định sẽ dẫn đến chết hoặc bong chipset và các chip khác trên mainboard.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa: Một máy hàn chipset BGA được sử dụng ở Bệnh viện Laptop Delta

 PV: Theo ông những nguyên nhân nào dẫn đến lỗi chipset trên laptop?

Ông Trần Ngọc Anh: Từ phía người dùng có hai lỗi chính. Thứ nhất, người dùng ít quan tâm tới vệ sinh laptop nên sau 1 năm sử dụng, lượng bụi bẩn sẽ bám kín hết các khe thông gió và các rãnh trên tản nhiệt dẫn đến hệ thống tản nhiệt gần như không còn tác dụng. Lỗi chipset sẽ xảy ra ngay sau đó. Thứ hai, do người dùng để quá nhiều phần mềm chạy tự động khi khởi động khiến ổ đĩa cứng quá đầy, việc nhiễm virus… khiến hệ thống quá tải, chạy chậm và rất nóng dẫn tới việc bong chipset.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ quá trình thiết kế của nhà sản xuất. Năm 2009, một số laptop thuộc thuộc các dòng Pavilion DV của HP, hay dòng Vostro của Dell đã bị lỗi chip Nvidia, khiến lượng nhiệt sinh ra quá lớn gây ra chết chip VGA và cả chipset.

Một số laptop có hần thân máy rất yếu nên khi gập màn hình lên xuống, phần Mainboard sẽ bị uốn và xê dịch theo. Trong khi máy đang chạy, chipset có nhiệt độ cao và khả năng bong chipset là rất lớn. Một số dòng máy thiết kế đường thông gió làm mát ở gầm máy mà thói quen của người dùng là để laptop trên đùi hay trên các mặt phẳng mềm và khi đó đường thông gió vô tình bị bịt lại… dẫn đến hỏng chipset.

PV: Ông có lời khuyên gì cho người dùng khi chọn mua laptop?

Ông Trần Ngọc Anh: Đa phần các máy có cấu hình càng cao thì nhiệt sinh ra cũng tỉ lệ thuận với cấu hình đó, nhất là sự hội tụ nhiệt từ cả ba chip chính trên Mianboard gồm chipset - chip VGA - chip CPU. Nếu người dùng không có nhu cầu quá lớn về đồ hoạ hay game thì lên lựa chọn các laptop có sử dụng chip CPU Intel Genuine U và chipset kiêm luôn chip VGA (từ kỹ thuật là card màn hình share). Khi đó máy chỉ có hai chip thì lượng nhiệt giảm đi đáng kể. Mặt khác chip CPU Intel Genuine U sinh nhiệt rất ít trong quá trình chạy lên máy rất mát và nguy cơ hỏng các chip là rất thấp.

PV: Đối với các laptop đã bị lỗi chipset thì cách xử lý ra sao thưa ông?

Ông Trần Ngọc Anh: Hiện nay các Bệnh viện laptop lớn đều đã đầu tư các máy BGA để dùng cho việc thay thế chipset, chip VGA nên việc xử lý các lỗi về chipset không còn quá khó khăn như vài năm về trước và khả năng thành công trên tất cả các dòng máy và hãng máy vào khoảng 95%.

PV: Người dùng rất quan tâm về giá thành sửa chữa. Tuy nhiên, cùng là lỗi chipset nhưng giá thành chênh lệch khá nhiều giữa các trung tâm sửa chữa. Ông có thể lí giải điều này?

Ông Trần Ngọc Anh: Các trung tâm sửa chữa đầu tư các hệ thống máy hàn BGA khác nhau sẽ cho các chất lượng và giá thành khác nhau. Hiện nay các máy hàn BGA này có giá từ khoảng vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng có xuất xứ từ Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… Mặt khác các chip được thay thế nếu là chip nhập mới thì giá thành cũng khác so với các chipset được tái chế nhập từ nước ngoài về. Thông thường khi khách hàng thay chip mới chế độ bảo hành sẽ dài hơn khi thay thế bằng các chip được tái chế.

PV: Có nhiều trường hợp laptop sau khi sửa lỗi chipset xong một thời gian ngắn sau đó lại bị lỗi lại. Ông có thể vui lòng cho biết lý do?

Ông Trần Ngọc Anh: Đối với các dòng máy lỗi do thiết kế của hãng thì khi thay thế chipset hay chip VGA thì xác suất lỗi lại chiếm khoảng 5%. Người dùng nên hỗ trợ làm mát máy bằng hệ thống cooling pad sau khi đã được sửa lỗi chipset. Đối với trường hợp chipset hỏng mà chức năng của ống dẫn nhiệt trên tản nhiệt kém trong khi việc thay thế bộ tản nhiệt chi phí cao và không phải lúc nào cũng có sẵn nên laptop dễ bị lỗi lại. Cuối cùng chất lượng của các máy BGA dùng để thay thế chipset cũng là nguyên nhân của việc chipset bị lỗi lại.

PV: Để tránh được nguy cơ lỗi chipset, người dùng nên làm gì?

Ông Trần Ngọc Anh: Để hạn chế được hiện tượng laptop bị hỏng chipset, người dùng nên chọn lựa kỹ laptop khi mua, tối ưu hoá các ứng dụng phần mềm trên laptop. Ngoài ra, việc bảo dưỡng định kỳ cho laptop cũng rất quan trọng để hệ thống tản nhiệt của laptop hoạt động hiệu quả. Hiện nay, Bệnh viện laptop Delta đang có một số dịch vụ miễn phí về bảo dưỡng laptop cho các bạn học sinh, sinh viên vào các buổi sáng thứ 2 và thứ 3 hàng tuần. Các dịch vụ miễn phí bao gồm: Vệ sinh đường thông gió, làm sạch các rãnh tản nhiệt, tra dầu quạt chip, tra keo tản nhiệt, kiểm tra chức năng của IC cảm biến nhiệt của laptop tại tất cả các trung tâm của Delta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Thúy Ngà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Virus - Hacker'

,
,