221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
901484
Thủ tướng phê bình 25 địa phương nhiều tai nạn giao thông
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Thủ tướng phê bình 25 địa phương nhiều tai nạn giao thông
,

Ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện 256/CĐ-TTg gửi các Bộ trưởng các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Văn hóa Thông tin, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các cơ quan liên quan. Nội dung công điện như sau:

 

Soạn: HA 1039349 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tai nạn giao thông trong dịp tết Đinh Hợi đã cướp đi sinh mạng của 80 người. (Ảnh minh họa)
1. Do có lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy đảng và chính quyền, tai nạn giao thông (TNGT) tháng 1/2007 đã giảm được cả về số vụ, số người chết và bị thương. Tuy nhiên, trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi năm 2007, TNGT tăng đột biến, theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Chỉ tính từ ngày 16/2/2007 đến ngày 21/2/2007, đã xảy ra 570 vụ TNGT, làm chết 387 người, bị thương 643 người (trung bình 1ngày xảy ra 95 vụ, làm chết 64 người, bị thương 127 người); trong đó, đường bộ xảy ra 558 vụ, làm chết 375 người, bị thương 643 người; đường sắt xảy ra 6 vụ, làm chết 7 người; đường thủy xảy ra 6 vụ, làm chết 5 người, mất tích 2 người. So với 6 ngày Tết Nguyên đán năm 2006, TNGT trong dịp Tết Nguyên đán năm 2007 tăng 100 vụ, tăng 52 người chết và 79 người bị thương.

 

Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình những địa phương sau đây để xảy ra nhiều TNGT, có số người chết vì TNGT tăng là: Quảng Nam, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre, Bắc Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Long An, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Đồng Tháp, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng, Phú Thọ, Bình Dương, Đà Nẵng, Phú Yên, Sơn La, Đắk Nông, đặc biệt thành phố Cần Thơ (tăng 14 người chết), Bình Định (tăng 10 người chết), An Giang (tăng 9 người chết) và Sóc Trăng (tăng 8 người chết).

 

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các địa phương có nhiều cố gắng làm tốt công tác an toàn giao thông (ATGT) trong dịp Tết là: Bắc Ninh, Cà Mau, Hà Nam, Bình Phước, Hậu Giang, Hà Nội, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cao Bằng, TP.Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Nam Định, Bình Thuận, Hà Tây, Trà Vinh, Lào Cai, Khánh Hòa, Hoà Bình, Kon Tum, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Kiên Giang.

 

Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông kém, nhiều người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong tình trạng uống nhiều rượu bia, điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định; công tác quản lý Nhà nước về trật tự ATGT trong dịp Tết Nguyên đán chưa được tập trung đúng mức, việc xử lý các phương tiện quá niên hạn sử dụng và công tác tuần tra xử lý vi phạm về trật tự ATGT không được tăng cường, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT của các cấp, các ngành làm không thường xuyên và thiếu kiên quyết.

 

Để thực hiện nghiêm Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 29/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu làm giảm thiểu số thiệt  hại về người do TNGT năm 2007, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các địa phương thực hiện nghiêm túc và quyết liệt những giải pháp đã nêu trong Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 5/1/2007 của Văn phòng Chính phủ về bảo đảm trật tự ATGT, trong đó cần tập trung thực hiện ngay những nhiệm vụ sau:

 

a) Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát, Thanh tra giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với những vi phạm pháp luật về trật tự ATGT. Tăng cường lực lượng và phương tiện bảo đảm trật tự ATGT tại các địa phương có lễ hội lớn sau Tết Nguyên đán.

 

b) Bộ Văn hóa Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT, trong đó tập trung vào đối tượng chính là thanh niên, sinh viên, học sinh và người trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhất là đội ngũ lái xe chở khách.

 

2. Trong nhiều năm qua, Chỉ thị số 406/TTg ngày 8/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ được thực hiện nghiêm túc, cơ bản không để xảy ra đốt pháo nổ trong các dịp Tết Nguyên đán. Nhưng trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi năm 2007, tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ đã diễn ra khá phổ biển, có nơi khá nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn, các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh Miền Trung.

 

Tình trạng đốt pháo nổ trở lại trong dịp Tết Nguyên đán xảy ra là do chính quyền các cấp và các ngành liên quan không quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, không đề ra những biện pháp hữu hiệu về giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý không nghiêm những vi phạm.

 

Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 406/TTg ngày 8/8/1994 về nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, có biện pháp kịp thời chấn chỉnh tình trạng đốt  pháo trở lại. Các Bộ, cơ quan, đoàn thể và chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã nêu trong Chỉ thị 406/TTg, đồng thời giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt các biện pháp để ngăn chặn và xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ.

 

3. Trong những ngày Tết Nguyên đán năm 2007 đã xảy ra tình trạng dồn ứ hành khách ở các bến tàu, bến xe, xuất hiện tình trạng ép giá, ép khách, sử dụng phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn... để chuyên chở hành khách. Để khắc phục tình trạng trên đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải/Giao thông công chính điều phối các phương tiện vận tải hành khách cả trên tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không để chuyên chở hết số hành khách đi lại trong dịp sau Tết Nguyên đán, đảm bảo an toàn, không tăng giá vé.

 

4. Việc đảm bảo trật tự ATGT và cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách, thường xuyên lâu dài của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể và toàn xã hội. Trước tình hình tăng đột biến TNGT và tình trạng đốt pháo nổ trở lại một cách nghiêm trọng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các cấp ủy đảng, chính quyền phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi tình trạng trên, đồng thời phải xử lý trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, ngành để TNGT tăng và đốt pháo nổ trở lại.

 

5. Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện những nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT và vận tải hành khách; Bộ Công an kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện những nhiệm vụ của Chỉ thị 406/TTg về nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ và định kỳ báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

 

(Theo website Chính phủ)

 

6 ngày Tết, gần 22.000 ca cấp cứu tai nạn giao thông

Quảng Nam: Bắt 5 ô tô nhồi nhét 176 hành khách

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,