221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
841968
Thi tuyển công chức nên có môn kiểm tra tài, đức
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Thi tuyển công chức nên có môn kiểm tra tài, đức
,

"Khi thi tuyển công chức nên có các môn thi để kiểm tra thí sinh về các khía cạnh: trí tuệ, lòng trung thành với Tổ quốc, tinh thần thượng tôn pháp luật, đức tính liêm khiết, minh bạch và trung thực, tinh thần phụng sự cộng đồng, kiến thức về lịch sử dân tộc và địa lý nước nhà, tiếng Việt. Đó mới thật sự là những yếu tố, những tố chất vô cùng cần thiết ở người công chức" - ông Vương Xuân Kiên, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị.

Soạn: AM 898691 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thi tuyển công chức nên có các môn kiểm tra trí tuệ, lòng trung thành với tổ quốc... Ảnh nguồn: Website Đà Nẵng (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)

Thời gian gần đây việc thi tuyển công chức đã được thực hiện công khai và mang đúng ý nghĩa “thi, tuyển” hơn rất nhiều. Đó là dấu hiệu rất tích cực trong việc tuyển và sử dụng nguồn nhân lực tại các cơ quan công quyền.

Tuy nhiên, việc thi tuyển này liệu có tìm ra được những công chức tài - đức thật sự hay không thì phải xem xét lại bắt đầu từ việc chọn môn thi.

Hầu hết các kỳ thi tuyển công chức hiện nay đều tổ chức thi các môn: vi tính văn phòng, ngoại ngữ, hành chính nhà nước hoặc lý luận nhà nước - pháp luật và một môn thi chuyên ngành.

Theo tôi, không thể tìm ra được các công chức tài - đức cần thiết khi chỉ thông qua việc thi cử các môn như vậy. Bởi lẽ trong số các môn thi đó, có hai môn rất phổ thông và không nên thi là vi tính văn phòng và ngoại ngữ. Trong bậc đào tạo phổ thông hiện nay, hai môn này được đưa vào giảng dạy rất sớm.

Khi một người tốt nghiệp THPT thì đã có những kiến thức cơ bản ở hai lĩnh vực này. Thiết nghĩ chỉ nên qui định trình độ vi tính và ngoại ngữ phải đạt được như một điều kiện cần có để dự thi công chức mà thôi.

Tương tự như vậy, môn hành chính nhà nước và lý luận nhà nước - pháp luật là hai môn học về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nói đơn giản, đó là học về các qui chế, nội qui, qui định, qui trình thực hiện công việc của một tổ chức. Một công chức có trí nhớ tàm tạm có thể nắm được tốt nội dung của hai môn này, không nhất thiết phải ép các thí sinh nắm rõ ngay từ khi còn chưa là công chức.

Theo tôi, khi thi tuyển công chức nên có các môn thi để kiểm tra thí sinh về các khía cạnh: trí tuệ, lòng trung thành với Tổ quốc, tinh thần thượng tôn pháp luật, đức tính liêm khiết, minh bạch và trung thực, tinh thần phụng sự cộng đồng, kiến thức về lịch sử dân tộc và địa lý nước nhà, tiếng Việt. Đó mới thật sự là những yếu tố, những tố chất vô cùng cần thiết ở người công chức.

Để kiểm tra trí tuệ, chúng ta cho làm các bài trắc nghiệm kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) kết hợp so sánh với kết quả học tập của các giai đoạn phổ thông và chuyên ngành. Tương tự như vậy, với sử - địa - tiếng Việt thì cho làm một bài trắc nghiệm về kiến thức sử - địa - tiếng Việt... Để kiểm tra đức liêm khiết, tinh thần thượng tôn pháp luật thì cho làm các bài trắc nghiệm khơi gợi kết hợp với các trò chơi thực tế. Qua các trò chơi đó, tâm tính mỗi thí sinh sẽ bộc lộ...

Cách thức thi tuyển này sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém hơn nhưng rất cần thiết. Công việc của người công chức liên quan đến cuộc sống của hàng vạn người dân. Tuyển nhầm phải một công chức xấu tính, một công chức năng lực kém tức là cả vạn người dân phải gánh chịu hậu quả. Ngược lại, tuyển được một công chức tốt thì sẽ có cả vạn người dân được nhờ cậy.

(Theo Tuổi Trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,