221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
808232
Bộ trưởng TN&MT: Không chấp nhận đầu cơ đất đai
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bộ trưởng TN&MT: Không chấp nhận đầu cơ đất đai
,

(VietNamNet) - ''Đất đai là hữu hạn, nên không thể đồng nhất đầu cơ các thứ khác với đất đai được''! Bộ trưởng Mai Ái Trực khẳng định trong phiên chất vấn sáng 16/6.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực. (Ảnh: Kiều Minh)

Đại biểu Trần Luân Kim (Phú Yên) đặt vấn đề: Việt Nam muốn triệt tiêu đầu cơ đất đai. Tuy nhiên, nếu triệt tiêu đầu cơ hoàn toàn thì cũng không tốt, đó là làm giảm tính sôi động của thị trường.

Trước ý kiến này, Bộ trưởng Trực phân tích, ''Cần phải có sự phân biệt giữa đầu cơ các hàng hoá khác với đất đai''. Ông ví dụ, người ta có thể bỏ tiền ra gom mua tủ lạnh, quạt, điều hoà nhiệt độ... sau này mùa hè người ta mua đợi giá lên bán, cái đó là bình thường vì người ta có thể sản xuất ra những hàng hoá đó.

Nhưng đất đai là hữu hạn, Quốc hội duyệt từng hecta đất làm đất ở. Cung vào đã hạn chế như thế mà đầu cơ gom đất đai (nghĩa là thu hẹp cung) như vậy là đẩy giá lên, nên không thể đồng nhất đầu cơ các thứ khác với đất đai được! Hay nói cách khác, đất đai là đầu vào của sản xuất hàng hoá mà đầu cơ đầu vào thì làm méo sản xuất hàng hoá đi.

Đại biểu Phan Trung Lý (Nghệ An) chất vấn về việc Bộ trưởng TN&MT Mai Ái Trực không thực hiện được lời hứa trước Quốc hội năm 2005 hoàn thành cơ bản việc cấp chứng nhận quyền sử đụng đất (GCN), vì sao thực hiện chậm, trách nhiệm Bộ trưởng đến đâu, sắp tới khắc phục như thế nào? Bộ trưởng Mai Ái Trực nhận khuyết điểm không thực hiện được lời hứa năm 2005- lời hứa này cũng thể hiện việc quyết tâm thể hiện chỉ thị 05/2005/CT-TTg.

Theo Bộ trưởng Trực, vừa qua Bộ TN&MT đã có cố gắng rất lớn, kể cả những việc không thuộc trách nhiệm của Bộ như việc nộp nghĩa vụ tài chính khi cấp GCN. Bộ đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan trình Chính phủ tháo gỡ ách tắc trong thực tế làm cho việc cấp GCN được thuận lợi và có thể thấy kết quả thực hiện việc cấp GCN trong vài năm gần đây (2 năm-PV) vượt lên hơn 73% so với những năm trước (10 năm trước 1993-2003 -PV). Cho đến nay những ách tắc thực tế đã được xử lý gần như xong.

Bên cạnh đó Bộ TN&MT đã cho tiến hành kiểm tra thanh tra đôn đốc các nơi thực hiện đúng những quy định về cấp GCNQSDĐ, tích cực thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính, ngăn ngừa sai phạm của cơ quản lý trong việc cấp GCN, tăng cường năng lực cho các văn phòng đăng ký QSDĐ, cán bộ quản lý đất đai, bộ cũng giúp các địa phương xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cơ sở bằng ảnh để phủ đất lâm nghiệp tạo điều kiện để các địa phương đẩy mạnh việc cấp GCN.

Cũng theo Bộ trưởng Trực, nguyên nhân việc chậm trễ thì có nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan. Hiện nay có 2 loại đất trọng điểm là đất lâm nghiệp và đất ở nhất là đất ở tại đô thị. Đối với đất lâm nghiệp hiện nay, khó khăn ở chỗ chúng ta chưa sử lý quy hoạch lại  đổi mới các nông lâm trường quốc doanh. Vì vậy việc cấp giấy luôn phải chờ sau khi quy hoạch lại.

Đối với đất ở, người dân đang sử dụng đất ở có nhà ở có tâm lý chờ đợi quyết định cuối cùng về hình thức GCN, trong thời gian đẩy mạnh tiến hành cấp giấy, CP ban hành NĐ 95/2005/NĐCP về việc cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu các công trình công cộng. Tiếp tục khi QH thảo luận thông qua Luật nhà ở thì người dân lại tiếp tục chờ đợi, đó cũng là nghuyên nhân việc chậm trễ.

Một đại biểu khác hỏi về việc xử lý bồi thường ra sao trong hoàn cảnh hiện nay, các dự án thường bị chậm do xác định bồi thường theo giá thị trường nhưng lại phải đi thương thảo với người dân, dân được bồi thường không thoả đáng. Có trường hợp đã bồi thường theo giá cũ nhưng rất thấp, đến nay xử lý thế nào, nếu có chệch choạc về giá thì ai chịu trách nhiệm?

Bộ trưởng Mai Ái Trực nêu, định giá để bồi thường theo giá thị trường trong khi các tỉnh có thể quyết định giá của tỉnh chưa thật phù hợp với giá thị trường. Bộ TN&MT và Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành NĐ 17/2006/NĐ, quy định: trong trường hợp giá do UBND tỉnh quy định không bằng với giá thị trường thì phải quyết định giá bồi thường cho dự án đó phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường.

Theo Bộ trưởng, cũng phải làm rõ phạm vi Nhà nước thu hồi đất và bồi thường và trường hợp chủ đầu tư thương thảo với dân để thuê hoặc nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất chiếm đai đa số các trường hợp chuẩn bị quỹ đất cho các dự án đầu tư- trường hợp này được điều chỉnh theo Luật hành chính. Còn trong trường hợp nhà đầu tư muốn có đất ngoài khu vực nhà nước quy hoạch thì phải thương thảo với dân- trường hợp này được điều chỉnh theo Luật dân sự.

Về các dự án giá đền bù trước khi có quy định mới hiện nay thì nay đền bù như thế nào? Bộ trưởng Trực khẳng định, đền bù vào lúc nào giá đất theo chính sách lúc đó nhưng nếu việc đền bù do lỗi của cơ quan Nhà nước thì dứt khoát phải đền bù theo giá đất hiện tại, lỗi bên nào bên đó chịu!

Bão số 1: "Mũi dại, lái chịu đòn!"

''Tới đây, nếu có bão xảy ra, ít nhát sẽ có dự báo hơn 24 tiếng''- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực khẳng định. (Ảnh: VNN)

Phần chất vấn liên quan bão số 1, đại biểu Trần Luân Kim (Phú Yên) hỏi: Bộ có chuẩn bị gì về con người, kỹ thuật dự báo bão? Bộ trưởng Mai Ái Trực bày tỏ sự đau buồn chia sẻ với những mất mát tổn thất của ngư dân những người hoạt động trên biển. Bộ trưởng cũng xin lỗi ngư dân và xin lỗi Quốc hội về việc mới chỉ quan tâm thông tin phòng tránh bão cho trên bờ và ven bờ, chưa quan tâm khuvực xa bờ.

''Trước hết, tôi hỏi anh em dự báo là các đồng chí có tham khảo bản tin nước ngoài không được trả lời đây là quy trình bắt buộc. Tôi hỏi tham khảo có biết bão sẽ chuyển ra hướng bắc không? Anh em trả lời có biết, không những tham khảo theo nước ngoài mà còn trên mô hình thử nghiệm về dự báo 48 tiếng do trung tâm tiến hành cũng cho thấy bão sẽ ra phía Bắc. Tôi lại hỏi biết tại sao không có cảnh báo thì được trả lời không đưa tin là vì  quy trình báo bão hiện nay là chỉ có 24 tiếng nếu đưa 48 tiếng là phạm vào tội cố ý làm trái quy định.

Mặt khác đây là cơn bão đi rất nhanh, cường độ lớn trong khi có một  khối không khí lạnh ở phía bắc nên các dự báo viên phải phân tích đánh giá thận trọng khi đưa tin. Trưởng phòng dự báo (anh Thảo-PV) cho biết trong bản thảo bản tin có nêu bão sẽ chuyển ra hướng bắc nhưng anh em cân nhắc thấy rằng như thế là mạo hiểm quá, chính vì vậy anh em không dám dự báo''- Bộ trưởng Trực phân bua.

Bộ trưởng Trực nói, ông đã hỏi các cán bộ dự báo có biết ngư dân trên biển phía bắc không thì nhận được câu trả lời hoàn toàn không biết, nếu biết đã cảnh báo!. Tuy nhiên, các cán bộ dự báo cũng đã hỏi lại, Bộ trưởng có biết không, ban chỉ huy phòng chống lụt bão có biết không, Chính phủ có biết không, nếu biết thì sao không có chỉ đạo gì cả, sao không liên hệ với Trung Quốc, Đài Loan, Philippin đưa người dân ta vào bờ tránh nạn, bão từ sáng 15/5 đã báo tin bão ra phía bắc đến rạng sáng 17 bão mới đổ bộ vào. Vì nếu chúng ta biết,  thời gian ấy chúng ta đủ sức can thiệp để đưa ngư dân vào bờ.

Bộ trưởng Trực thừa nhận, ''Tôi không biết Chính phủ có ai biết không nhưng tôi không biết''. ông cũng nhấn mạnh, chúng ta không thể nói cái không biết để trốn tránh trách nhiệm, không ai có quyền nói mình làm đúng và đầy đủ trách nhiệm trong công tác phòng tránh cơn bão vừa qua, không có trách nhiệm mà không biết thì không có lỗi, có trách nhiệm biết mà không biết là có lỗi, có trách nhiệm biết, đã biết mà không hành động gì để cứu dân thì lỗi càng nặng và có khi có tội. Trong vấn đề này chúng ta là những người có trách nhiệm phảo biết ngư dân trên biển mà không biết là có lỗi.

Bộ TN&MT quản lý toàn diện Trung tâm dự báo KTTV với gần 4.000 nhân sự thì dù anh em có ở đâu, Trường Sa hay ở Sông Tử Tây mà làm sai thì cũng đều là trách nhiệm của Bộ trưởng vì ông trả lương bổ nhiệm giao việc cho anh em nên ''công tác dự báo sai bao nhiêu Bộ trưởng chịu hết không đổi cho ai hết!''.

''Thứ nhất, quy chế vẫn là tư duy lo trên bờ cho nên dù chúng tôi trình Chính phủ Nghị định sau đó là quyết định của Thủ tướng lấy ý kiến của các ngành liên quan và dự thảo chục lần chỉnh sửa đưa ra nhiều lần hội thảo và văn phòng Chính phủ có thời gian 5 tháng để xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng vẫn lọt lưới. Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ, cái khiếm khuyết của cơ chế này chính là ở chỗ chưa bao quát được dự báo bão chưa báo được phần báo bão đối với vùng biển xa.

Thứ 2, cái sai của anh em dự báo làm đúng nhưng chưa đủ vì quy chế nói 24 tiếng nhưng không cấm việc đưa tin cảnh báo 48 tiếng, nếu không cảnh báo rộng thì cũng phải cảnh báo các cơ quan có liên quan, đã đúng mà chưa đủ thì cũng có nghĩa chưa lànm tròn trách nhiệm, cái lỗi của anh em thì tôi phải chịu trách nhệim là con dại cái mang, mũi dại lái chịu đòn. Sau khi cơn bão xảy ra chúng tôi đã xử lý ngay, ngay tới đây nếu có cơn bão xảy ra ít nhất sẽ có dự báo dài hơn 24 tiếng''- Bộ trưởng Trực khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng ghi nhận, Bộ trưởng Mai Ái Trực đã báo cáo và nhận trách nhiệm của Bộ rõ ràng dứt khoát. Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại trận bão năm ngoái công việc dự báo rất tốt chính xác nên phòng chống cơn bão năm ngoái ở Việt Nam được so sánh với cơn bão Katrina ở Mỹ. Ông cũng cho rằng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ dự báo rất tích cực, không thua kém năm ngoái.

  • Kiều Minh (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,