221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
807778
Quốc hội truy trách nhiệm quản lý ODA của Bộ trưởng KH-ĐT
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Quốc hội truy trách nhiệm quản lý ODA của Bộ trưởng KH-ĐT
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư đã thực hiện phần trả lời chất vấn của mình vào cuối buổi sáng nay với đa số các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm quản lý vốn ODA. Trước nhiều câu hỏi truy trách nhiệm trực tiếp, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã thừa nhận những trách nhiệm của Bộ KH - ĐT và cá nhân mình.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm cá nhân trong quản lý ODA

Soạn: AM 778571 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc. Ảnh: QH

Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) quan tâm đến vấn đề giải ngân quá chậm và việc các nhà tài trợ phàn nàn về tình trạng tham nhũng. Ông đặt câu hỏi, việc giải ngân như thế nào, đầu tư bao nhiêu, rút ruột bao nhiêu. Nhưng bộ trưởng đã trả lời tôi chỉ biết giải ngân thôi, ai tiêu bao nhiêu không biết được. Đó là điều không thể chấp nhận được. Vì nếu không nắm được thì cơ sở nào để tính GDP và con số 8,4% có thực không; quản lý như thế là làm nảy sinh tham nhũng?

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, trong hội nghi các nhà tài trợ vừa rồi có hai vấn đề mà nhà tài trợ nêu là giải ngân thì đúng là giải ngân chậm. Giải ngân của WB, Nhật Bản đạt yêu cầu, nhưng giải ngân ADB còn chậm. Vấn đề thứ hai là tham nhũng, nhiều đại biểu quan tâm ODA kỳ tới giảm không và khả năng sử dụng ODA như thế nào.

Tại hội nghị vừa rồi, các nhà tài trợ đều đánh giá cao việc sử dụng ODA của Việt Nam. Đến bây giờ mặc dù có xảy ra một số vụ việc nhưng nhìn chung mà nói khi qua kiểm tra đều khẳng định có hiệu quả. ADB, WB đã có đoàn giám sát nhưng chưa phát hiện ra vụ việc như PMU 18. Việc PMU 18 chính phủ đã thông báo với các nhà tài trợ và họ cho rằng viện trợ sắp tới như trhế nào phụ thuộc vào việc xử lý PMU 18 và chống tham nhũng. Tham nhũng không chỉ ở ODA mà tham nhũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đâu tư Việt Nam - đây là vấn đề các nhà tài trợ quan tâm

Còn về sử dụng ODA, ông Phúc khẳng định: "Giải ngân chúng tôi biết, giải ngân bao nhiêu tôi biết, ở đâu chậm tôi biết. Chậm nhất là giáo dục - y tế, nhanh nhất là giao thông. Nhưng tỷ lệ rút ruột bao nhiêu không biết, không chính xác được vì ngay cả vụ PMU 18 thì cũng phải có kết luận điều tra mới biết thất thoát bao nhiều, tham nhũng bao nhiêu chứ bây giờ không thể nói được. Trước Hội nghi các nhà tài trợ, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp 11 vị đại sứ có tài trợ lớn và họ cũng hỏi về số liệu thất thoát nhưng chính xác bao nhiêu thì chưa biết được".

Đại biểu Huỳnh Thị Hường - Quảng Nam đặt vấn đề với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định về quản lý ODA thì bộ trưởng có trách nhiệm gì thất thoát ODA. Việc khép kín trong đầu tư Bộ trưởng đã nhân thấy sao không xử lý sớm. Hiện nay nhân dân rất bức xúc tình trạng lãnh phí, thất thoát tại các công trình xử lý vốn ODA? Vì như thế, chúng ta đang biến "trẻ em hôm nay thành con nợ ngày mai".

Ông Phúc cho biết, Bộ KH - ĐT không cấp phát vốn. Các dự án được kiểm siát chặt chẽ bởi cơ chế song trùng giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Bộ KH - ĐT chỉ nhiệm vụ trình hiệp định khung, đàm phán chung, Bộ KH - ĐT đầu tư sẽ ký chung còn việc ký tiếp nhận từng dự án sẽ do Bộ Tài chính, sau đó dự án sẽ được đấu thầu công khai để triển khai thực hiện. Nhà tài trợ sẽ chuyển vốn về kho bạc theo tiến độ dự án.

Về trách nhiệm quản lý ODA, sau vụ PMU 18, Bộ KH - ĐT đã họp rút kinh ngiệm và chúng tôi đã nhận 1 số trách nhiệm như: mới nặng về thu hút vận động mà chưa đốn đốc quản lý. Khâu thanh tra hơi chậm. Cơ quan thanh tra Bộ KH - ĐT mới thành lập từ 10/2003 nhưng thành tra 4 dự án ODA. Chế tài đưa ra để quản lý dự án có làm nhưng còn chậm.

Hiện nay. Bộ KH - ĐT đã soạn thảo quy chế mới về quản lý ODA, khi tham khảo ý các nhà tài trợ và họ yêu cầu phải hài hoà chung với quy chế với các nhà tài trợ. Các nhà tài trợ khuyên chúng ta nên tổ chức lại bộ máy, con người cụ thể. Còn cơ chế mới, cần phải ngiên cứu cụ thể hãy sửa chữa, đừng vì vụ PMU 18 mà vội vàng.

"Khép kín trong đầu tư xây dựng", các nhà tài trợ cũng cho đây là nguyên nhân chính của tiêu cực trong quản lý đầu tư. Hiện nay, các nhà tài trợ đều nêu yêu cầu bộ chủ quản dự án thì các cơ quan thuộc bộ không được tham gia đấu thầu dự án do bộ quản lý. Nhưng do quá trình lịch sử, trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn giao thông thì ở Bộ GT - VT là mạnh nhất... nếu không làm thì ai làm. Nên Chính phủ đã bản rất kỹ và đẩy lùi cá cam kết này lại và thực hiện theo lộ trình. Vì sao phải có lộ trình? Chúng ta không thể đẩy tất cả các DN mình ra để các công trình xây dựng cho DN ngoài. Thực hiện lộ trình bằng cách đẩy mạnh cổ phần hoá để tách DN ra khỏi quản lý nhà nước ở các Bộ. Lộ trình này tối đa là 4 năm vì theo quy định sau 4 năm sẽ chuyển tất cả các DNNN sang hoạt động theo Luật DN. Tôi cho rằng, lộ trình này là phù hợp với đổi mới của chúng ta. Chúng ta làm có tiến độ, nếu ta làm bằng biện pháp "sốc" thì DN sẽ tan ra ngay, người lao động sẽ mất việc làm.

Về vấn đề lãnh phí thất thoát và hiệu quả sử dụng ODA, ông Phúc dẫn chứng, từ trước đến nay tất cả các nhà tài trợ đều đánh giá ODA là có hiệu quả. Việt Nam là một trong những nước thu hút ODA và sử dụng có hiệu quả. Đứng vì 1 vài dự án giao thông mà phủ nhận tất cả. Đầu tư hệ thống điện, nếu không có ODA thì không thể có hệ thống như hiện nay. Ngay ở Bộ Giao thông có cái tốt, có cái xấu; dự án Sân bay Tân Sơn Nhất rất có hiệu quả, sau 9 năm  đã có thể hoàn vốn.

Khi lên kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài  thì hiện nay, các chỉ tiêu vay, trả nợ đều ở dưới mức an toàn cho phép. Chính các tổ chức quốc tế cho ta vay đều công nhận tỷ lệ này và Việt Nam xem là đảm bảo vay và trả nợ. Việt Nam vẫn được xem là nước có kinh ngiệm tiếp nhận sử dung ODA, đi báo cáo thành công cho các nước khác. Nhưng vấn đề của chúng ta là phải làm tốt hơn nữa. Còn những vụ như PMU 18 là còn chưa được. Hiện nay, chúng tôi đang đề nghị Quốc hội cho xây dựng Luật quản lý đầu tư từ vốn nhà nước bao gồm cả ODA, vốn nhà nước. 

Chưa thoả mãn, đại biểu Hường tiếp tục vấn đề về trách nhiệm của cá nhân bộ trưởng. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Phúc đã buộc phải thừa nhận có trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA.  Trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng cũng được đại biều Lê Thị Dung cho rằng, qua vụ PMU 18, quả bóng trách nhiệm được đá lung tung, việc xác định trách nhiệm vẫn chưa xác đáng? Vậy Bộ KH - ĐT có chịu trách nhiệm pháp lý gì về quản lý đấu thầu và trong vụ PMU 18. 

Bộ trưởng Võ Hồng Phức cho rằng, chúng tôi đã làm trách nhiệm của mình, trong PMU 18 đấu thầu hiện chưa có vấn đề gì. Đấu thấu không phải chỉ Bộ GT - VT làm mà còm thông qua các bộ, các nhà tư vấn. Kết quả đấu thầu phê duyệt đúng về trình tự và quy chế phát luật.

ODA sẽ giảm dần?

Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, Bộ trưởng nhấn mạnh vai trò ODA, khả năng sử dụng tốt và công việc của bộ KH - ĐT trong việc quản lý ODA nhưng theo ông Quốc về lâu dài cần phải giảm dần ODA vì đây là món nợ lâu dài. Vậy, đến nay Bộ đã nghĩ lộ trình giảm dần vay vốn ODA hay không?

Ông Phúc trả lời: Đúng là ODA hiện đang đóng vai trò quan trọng nhất là trong phát triển hạ tầng nhưng trong quy hoạch ODA, chúng tôi nhận thức rằng 5 -7 năm nữa ODA sẽ giảm dần, Thăm dò các nhà tài trợ thì được biết ổn định từ này đến 2010. Vừa rồi, các nhà tài trợ đã tham khảo kế hoạch phát triển của chúng ta và cam kết hỗ trợ chúng ta phát triển. Đến 2010 sẽ còn tăng, nhưng sau 2010, theo tính toán thu nhập bình quân đầu người của chúng ta 1050 USD/người thì khả năng tiếp nhận viện trợ không hoàn lại và ODA sẽ giảm dần đi mà phải vay với lãi suất cao hơn.

Vì vậy, chúng tôi đã tính tới khả năng huy động cao hơn nguồn đầu tư tư nhân để phát triển hạ tầng. Chúng ta đã làm tốt trong lĩnh vực điện rồi thì cần tiếp tục làm tốt trong các lĩnh vực giao thông, cảng biển... theo các hình thức đầu tư BOT, BOO.

Đã có hệ thống thông tin báo bão nhưng sử dụng chưa hiệu quả

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) với hai câu hỏi đề cập đến vấn đề việc Bộ KH - ĐT chậm xem xét một dự án thông tin trên của Bộ Thuỷ sản. Mặc dù đã 6 năm, Bộ Thuỷ sản đã 8 lần có văn bản, Văn phòng Chính phủ có hai công văn... nhưng vẫn chưa có kết quả. Vậy trách nhiệm của Bộ như thế nào nhất là qua cơn bão Chanchu để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Về vụ án Nguyễn Đức Chi lừa đảo, đại biểu cho rằng, nguyên nhân sâu xa đề Chi lừa đảo là Bộ KH - ĐT cấp giấy phép trên một bộ hồ sơ giả. Điều này có phải do năng lực của  Bộ yếu kém hay lý do nào khác và đề nghị giả trình rõ trách nhiệm của cá nhân trong việc này.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã cho biết, Dự án thông tin ven biển: Từ ngày Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng nước ta là nước nước phát triển nghề biển nên đã chỉ thị Bộ KH - ĐT phải tìm vốn xây dựng, thiết lập một hệ thông thông tin trên biển. Đảm bảo cho bàn con ngư dân cũng như thuỷ thủ có thể gắn với gia đình như trên đất liền, cung cấp thông tin để khi thác nghề biển hiệu quả.

Bộ KH - ĐT đã làm việc với nhiều nhà tài trợ, với Pháp đầu tư một hệ thống rada ven biển 10 triệu USD. Tiếp theo làm việc với Nhật để thiết lập một hệ thống thông tin ven biển. Phía Nhật Bản từ năm 1996 đã tài trợ xây dự án thông thông tin ven biển 34 triệu USD. Dự án này thiết lập mạng lưới thông tin ven biển với các trạm điều khiển có cả ở 29 tỉnh thành cả nước và chia khu vực thông tin.

Nhật Bản đã giúp ta xây dựng một hệ thống đảm bảo khả năng kiểm soát ở cả 3 vùng biển với 29 trạm trên mặt đất, 3 trạm chính ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Vũng Tàu. Hệ thống đảm bảo cung cấp thông tin với 7 dịch vụ: Dịch vụ khí tượng; dịch vụ cứu hộ cứu nạn; dịch vụ hàng hải, dịch vụ khai thác tàu, dịch vụ hỗ trợ kinh tế; dịch vu an ning quốc phòng, dịch vụ thuyền viên. Với 7 dịch này, chúng ta có thể cung cấp thông tin cho ngư dân và thuyền viên trên toàn cầu. 

Sau khi hoàn thành đã đi vào hoạt động rất tốt. Ngồi tại các trung tâm có thể liên lạc với tàu ở HaBada. Với hệ thống náy năng lực thông tin kiểm soát tàu thuyền của ta không thua kém các nước trong khu vực.

Còn Dự án của Bộ thuỷ sản đã thấy có trùng lặp và Thủ tướng đã chỉ đạo bộ Thuỷ sản xây dựng 1 dự án riêng và trong khi làm việc Nhật năm 2005 đã đưa dự án này bàn. Sau đó, ngày 8/9/2005, Bộ Thuỷ sản mới chỉ đạo lập dự án báo cáo khả thi dự án mới.

Nhưng sở dĩ vừa qua tổn thất như thế vì số lượng tàu trang bị thiết bị thu nhận không đủ. Cả nước có 13.500 tàu xa bở nhưng chỉ có 7.272 tàu có trang bị. Có phát rồi phải có nhận mới thu được thông tin. Hơn nữa, trong 7 dịch vụ thì do hướng dẫn chưa tốt nên ngư dân chỉ khai thác được 1 dịch vụ là phục vụ thuyền viên.

Vừa rồi, khi thuyền ra đến đảo Đông Sa, gặp bão Chanchu nhưng chỉ liên hệ về nhà thôi thì làm sao cứu hộ cứu nạn được. Thứ hai do chúng ta chưa phối hợp để hướng dẫn ngư dân, trang bị rồi phải hướng dẫn ngư dân sử dụng.

Bởi vì nếu chúng ta khai thức dịch vụ cứu hộ - cứu nạn thì Việt Nam đã tham gia 2 công ước về cứu họ cứu nạn. Nếu ta biết vị trí của ngư dân, ta có thể vào nhờ trú bão hay nhờ các quốc gia cứu nạn tàu thuyền.

Qua việc này chúng tôi cho rằng, các sở thuỷ sản và Cục hàng hải phối hợp đào tại miễn phí cho ngư dân khai tác tốt dịch vụ này. Khâu đào tạo hướng dẫn của ta quá yếu, nếu làm tốt thì vừa rồi không xảy ra như vậy.

Về vụ Nguyễn Đức Chi, tôi đã báo cáo đầy đủ trong kỳ họp trước. Hiện nay, cơ quan điều tra đang điều tra, sau khi có kết  luận trách nhiệm của ai sẽ được làm rõ. Nhưng chúng tôi nhận thức rằng, cho dù vị trí nào, cấp nào vi phạm vẫn sẽ xử lý ngiêm túc.

Chưa hài lòng, bà Minh cho rằng Bộ trưởng cần có ý kiến rõ về ý kiến của mình trong vụ Nguyễn Đức Chi. Trước câu hỏi này, Bộ trưởng đã cho rằng trách nhiệm của Bộ là liên tục nhưng trách nhiệm của Bộ trưởng có thời hạn. Tôi là người xử l;ý hậu quả vì dự án cấp phép năm 2001.

  • Đông Hiếu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,