221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
807722
Tổng Thanh tra CP trả lời vụ nhận tiền “chạy tội”
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Tổng Thanh tra CP trả lời vụ nhận tiền “chạy tội”
,

(VietNamNet) Sáng nay, trong 1 giờ đồng hồ, Tổng Thanh tra Chính Phủ Quách Lê Thanh đã trả lời 9 câu hỏi chất vấn xung quanh các vụ tiêu cực trong ngành Thanh tra, vụ nhận tiền “chạy tội” cho Lương Cao Khải...

 

“Tôi trong sáng...”

 

Soạn: AM 807643 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng Thanh tra Chính Phủ Quách Lê Thanh

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Lê Thị Nga (Đại biểu QH tỉnh Thanh Hoá) đề nghị Tổng Thanh tra trả lời câu hỏi: Nội dung giải trình khoản tiền ông Lương Cao Khải đưa cho Tổng Thanh tra Chính Phủ cho rằng “chưa có cơ sở khẳng định đồng chí Quách lê Thanh tham nhũng, nhận hối lộ”...Theo bà Nga, nội dung này có những điểm chưa phù hợp với nội dung mà báo chí đã nêu ?

 

Về việc này, ông Thanh giải thích: việc Lương Cao Khải đưa tiền cho ông vào tháng 10/2005 (sau khi được mời dự cuộc họp do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 26/09/2005 để nghe cơ quan An ninh điều tra báo cáo về sai phạm của Đoàn thanh tra tại Công ty dầu khí năm 2002) tổng cộng 3 lần, lần 1 đưa tiền với cớ thăm ông Thanh bệnh, 2 lần sau đưa tiền qua cặp tài liệu.

                             

Ông Thanh cho biết là cả 3 lần Lương Cao Khải đưa tiền ông đều báo cáo với ông Trương Vĩnh Trọng - Trưởng ban Nội chính Trung ương đồng thời là người theo dõi vụ án này. Vì là vụ án đang trong vòng điều tra, chưa khởi tố nên việc báo cáo, nộp tiền cho ông Trương Vĩnh Trọng là không có gì sai. 

 

“Tôi nghĩ đó là việc làm trung thực, trong sáng. Chính gia đình và cá nhân tôi cũng đã chịu tổn thất về dư luận và cả vị trí công tác. Đến hôm nay trước QH, tôi xin khẳng định một lần là tôi làm việc đó là trung thực trong sáng với Đảng, việc này cũng góp phần vào việc đấu tranh chống hiện tượng xã hội hiện nay là chạy chức, chạy quyền, chạy tội...”.

Chưa hoàn toàn đồng tình với cách trả lời của Tổng Thanh tra, đại biểu Lê Thị Nga cho rằng trả lời cách trả lời của Tổng Thanh tra còn sót một vài điểm: cách xử lý việc đưa tiền có đúng theo  quy định của Bộ luật Hình sự là các tin báo và tố giác phải chuyển ngay tới cơ quan điều tra hay không (?!)

Tổng Thanh tra tiếp tục cho rằng “vụ án trong vòng bí mật để điều tra”; “tôi nghe lời đồng chí Trương Vĩnh Trọng là khi nào khởi tố vụ án thì chuyển số tiền trên đến cơ quan điều tra” “Việc tôi làm như vậy là đúng và cần thiết”          

Chưa hài lòng với cách trả lời này, Đại biểu Trần Việt Quốc (đại biểu QH tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng việc họp án với nhiều cơ quan tham gia thì “không còn bí mật” và “đây là phạm tội quả tang” nên Tổng thanh tra phải hành xử theo pháp luật là chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra. “Đây là vụ việc không bình thường” – ông Quốc nhấn mạnh. 

 

Có bao che cho đơn vị sai phạm hay không ?  

 

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thị Nga (đại biểu Thanh Hoá) về việc Thanh tra Chính Phủ đã tiến hành 9 cuộc thanh tra tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nhưng chỉ khi sai phạm đã quá trầm trọng mới được phanh phui. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong vụ việc này ra sao và có hay không sự bao che, dung túng của các Đoàn thanh tra cho sai phạm tại đơn vị này ?

 

Ông Quách Lê Thanh “đính chính” lại thông tin 9 đoàn thanh tra mà đại biểu Nga nêu, theo ông chỉ có 7 Đoàn thanh tra vào đơn vị này từ 1995 đến nay, trong đó 4 lần thuộc trách nhiệm của lãnh đạo Thanh tra nhiệm kỳ trước, 3 lần gần đây có 1 vụ đã xong là thanh tra Công ty xăng dầu hàng không, khi phát hiện có sai phạm đã chuyển cơ quan điều tra và 2 vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao đang tiến hành (thanh tra mua động cơ máy bay, việc chi phí cho lãnh đạo Tổng Cty đi nước ngoài, tài trợ du học..)  

 

“Các vụ thanh tra sau này sẽ được Thanh tra Chính phủ  làm khách quan, đúng mức và sẽ kiến nghị trình Chính phủ về các sai phạm nếu có” – ông Thanh nói.   

 

Đại biểu Lê Thị Nga tiếp tục chất vấn: “Tôi thấy cách trả lời của các Bộ trưởng đều chuyển trách nhiệm cho những người tiền nhiệm là chưa thật hợp lý, tôi chất vấn Tổng thanh tra chính phủ, chứ không phải cá nhân ông Quách Lê Thanh.

Ông Thanh khẳng định lãnh đạo Thanh tra Chính Phủ không bao che cho các tiêu cực, tuy nhiên ông nói thêm là 4 cuộc thanh tra trước khi ông làm Tổng Thanh tra (thời ông Tạ Hữu Thanh – P.V) có bao che cho tiêu cực hay không thì ông không biết ?                                 

 

Đại biểu Trần Việt Quốc (đoàn đại biểu QH Hà Tĩnh) đặt câu hỏi về sai phạm tại Tổng Công ty dầu khí, tại sao lãnh đạo Thanh tra CP chỉ đề nghị xử lý kinh tế, không đề nghị xử hình sự ?

 

Ông Thanh thừa nhận “có lỗi trong vụ việc này”. "Khi ấy tôi mới “chân ướt chân ráo” về Thanh tra Chính Phủ” là lĩnh vực mới nên nhận định chưa sát. Đáng lẽ những vụ như vậy phải được đưa ra bàn luận kỹ lưỡng, tôi sẽ rút kinh nghiệm ở những vụ việc sau này”  

 

“Nêu vống” kết luận để hù doạ doanh nghiệp” – làm gì để ngăn chặn !?

 

Các đại biểu Dương Thu Hương (đoàn đại biểu QH Hà Nam), Nguyễn Xuân Hưng (đoàn đại biểu QH Hà Tĩnh) đều có chung câu hỏi: việc không phát hiện được tiêu cực của các Đoàn thanh tra là do chất lượng cán bộ hay do tiêu cực ? Việc Trưởng đoàn thường “vống” kết luận lên để đơn vị thanh tra giải trình, sau đó dùng kết luận này vào mục đích vụ lợi, Tổng Thanh tra làm gì để chấm dứt hiện tượng này ? Sao trong báo cáo cho Chính phủ, phê duyệt nhiều cấp mà lại có sai sót, mà chỉ sai số từ nhiều xuống ít? Có phải là nghệ thuật báo cáo để làm giảm nhẹ bức xúc không?

 

Ông Quách Lê Thanh thừa nhận một phần do trình độ cán bộ, phần khác không ngoại trừ tiêu cực, vòi vĩnh. Ông nói có những vụ phát hiện và đã xử nghiêm túc: vụ cán bộ Thanh tra tỉnh Nam Định nhận tiền hối lộ bị phát giác đã bị xử hình sự; vụ cán bộ Thanh tra TPHCM doạ nạt, või vĩnh doanh nghiệp cũng đã được xử kỷ luật buộc thôi việc...

 

“Thế nhưng 4 năm làm Thanh tra, nói thật với các đại biểu QH là lúc nào tôi cũng run, không biết là các Đoàn thanh tra đi cơ sở có hiện tượng tiêu cực hay không ?” – ông Thành thành thật.

Về sai sót trong bản báo cáo là do kỹ thuật, nhầm lẫn dấu phẩy, dấu chấm, Tổng Thanh tra cho biết là đã yêu cầu khắc phục bằng cách ghi chú số bằng chữ. Trường hợp sai xót đã xảy ra, nếu cơ quan chức năng phát hiện là cố ý làm trái thì phải xử theo pháp luật.  

Ông Thanh vừa dứt lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói ngay “tôi thấy qui định phải ghi chú số bằng chữ có từ lâu rồi”

Trả lời tiếp câu hỏi của đại biểu Hương: lãnh đạo Thanh tra Chính Phủ đã làm gì để khắc phục tình trạng tiêu cực ?! Tổng Thanh tra Quách Lê Thanh cho biết là Thanh tra Chính Phủ đã chủ động kiến nghị Chính phủ và QH sửa đổi cơ chế, Luật Thanh tra theo hướng đề cao trách nhiệm của Trưởng Đoàn thanh tra; tạo thông tin hai chiều giữa cơ quan thanh tra và đơn vị được thanh tra, giáo dục phẩm chất cán bộ và nâng cao công tác giám sát...

 

Đại biểu Nguyễn Xuân Thiết (đoàn đại biểu QH tỉnh Vĩnh Phúc) đề cập thẳng vấn đề trách nhiệm và thái độ của Tổng Thanh tra trong các vụ tiêu cực của ngành. Ông Thiết “gợi ý” Tổng Thanh tra nên nhận mức nào: kiểm điểm, phê bình, cảnh cáo..? Thái độ: cương quyết, thiếu cương quyết hay còn băn khoăn ?

Tổng Thanh tra Quách Lê Thanh: “Thái độ chung của ngành Thanh tra là cương quyết chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên để xảy ra những sự việc vừa qua, chúng tôi có trách nhiệm trước Quốc hội, trước Nhân dân. Tôi đã chuẩn bị lời xin lỗi này từ trước khi bước lên diễn đàn QH. Nhưng xin các đại biểu nhìn nhận về thành tích mà ngành Thanh tra đạt được (đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo không phát sinh điểm nóng, thu hồi tiền sai phạm 400 tỷ đồng trong 3 năm) để có đánh giá nhìn nhận khách quan hơn”

Đại biểu Tr
ần Ngọc Đường (đại biểu QH tỉnh Kiên Giang) phát biểu thẳng thắn: “Trong văn bản số 06 do Tổng Thanh tra Chính Phủ ký trả lời đại biểu QH liên quan tới vụ đưa tiền hố lộ của Lương Cao Khải, tôi thấy toàn là viện dẫn văn bản của cơ quan Đảng có thẩm quyền mà không có bóng dáng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tại sao lại như thế ?  Việc bảo cáo viện dẫn như vậy có phù hợp hay không, có dựa dẫm, ỷ lại vào Đảng hay không ?”

Tông Thanh tra Chính phủ Quách Lê Thanh: Lúc đó tôi đang là Uỷ viên Trung ương Đảng, cũng là dịp Đại hội nên tôi có báo cáo giải trình với UBKT, và UBKT đã có báo cáo Bộ Chính Trị. Vì tôi là người trong cuộc nên Đảng bảo giải trình thì tôi giải trình thôi. Còn kết luận của Đảng như thế nào thì tôi cũng nói như thế..

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói: ”Tôi phải nói thêm không có oan cho Đảng. Đảng lãnh đạo, chứ Đảng không phải làm thay và báo cáo với Đảng là trách nhiệm mỗi của Đảng viên. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là không có báo cáo với QH, với Chính Phủ. Không chỉ có trường hợp này mà chúng tôi theo dõi thấy không ít UBND cấp địa phương cũng viện dẫn văn bản của Đảng. Theo tôi đây là một thủ tục hành chính, nếu so với Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì thủ tục hành chính này cần phải được rút kinh nghiệm

Thủ trưởng đơn vị không chấp hành đúng quy định của Luật pháp Nhà nước về thủ tục hành chính thì thủ trưởng đó sai chứ không phải do văn bản của Đảng. Tôi nói như vậy là để rút kinh nghiệm, để lớn lên, để chúng ta biết thế nào là đúng là sai...

Ví dụ ở Thanh tra Chính Phủ  thì việc xảy ra ở Thanh tra Chính Phủ thì phải được kết luận bằng văn bản hành chính. Tôi không chỉ đồng chí Quách Lê Thanh mà nói cả Thanh tra Chính Phủ tại sao không có một kết luận hành chính đối với Tổng thanh tra của mình về vụ việc này..?”               

  • Thái Thiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,