221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
769299
Nhà khoa học sẽ có lương 1.000-2.000 USD/tháng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Nhà khoa học sẽ có lương 1.000-2.000 USD/tháng
,

(VietNamNet) - Nhà khoa học có thể được Nhà nước giao ''trọn gói'' tiền, chủ động chi tiêu và hưởng thu nhập 1.000-2.000 đôla mỗi tháng. Đây là điểm đột phá về tư duy thể hiện trong đề án ''Một số chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, giai đoạn 2006-2010'' do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo.

Để nhà khoa học không phải ''chân trong, chân ngoài''

Trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cho biết:

Soạn: AM 715511 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Hoàng Văn Phong. Ảnh: V.Tiến

"Với để án này, các nhà khoa học có thể được Nhà nước giao ''trọn gói'' tiền, chủ động chi tiêu và hưởng thu nhập 1.000-2.000 đôla mỗi tháng.

Mục tiêu của đề án là làm sao tạo điều kiện tốt nhất về chính sách sử dụng cán bộ. Trước hết, làm sao tuyển chọn được chính xác, phát hiện được người giỏi, người tài, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ muốn được làm gì. Hiện nay, chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể lo hết công ăn, việc làm cho những người tốt nghiệp đại học. Nhà nước cùng xã hội chỉ lo công ăn việc làm chung, còn ai phù hợp với công việc gì thì cá nhân phải tự vươn lên phấn đấu.

Khi đã có việc rồi thì Nhà nước lo điều kiện làm việc như thế nào cho họ phát huy tốt nhất. Trong điều kiện làm việc có vấn đề thu nhập, bởi nếu trả lương không đầy đủ thì họ vẫn phải ''chân trong, chân ngoài'' đi làm thêm để bù đắp lại cái mà Nhà nước không lo đủ. Như vậy họ sẽ phân tâm, không làm tốt nhiệm vụ chuyên môn. Mà cái chính cần là họ làm tốt chuyên môn! Họ làm giỏi, ra được những công trình xứng đáng, ra được giải pháp thúc đẩy sản xuất.

Nhưng không một nước nào ngay lập tức tạo điều kiện hết cho tất thảy mọi người. Bởi vì không làm rõ tính khả thi, hiệu quả thì anh không có tài năng cũng được hưởng thu nhập cao. Do đó, phải xác định rõ tính khả thi công việc nhà khoa học đang làm. Khi nào thấy được khả thi cao thì Nhà nước sẽ áp dụng mức thu nhập đặc biệt".

Đầu tư cho các nhà khoa học trẻ

- Nghĩa là tính khả thi, hiệu quả của công trình nghiên cứu sẽ được coi là tiêu chí hàng đầu để thực hiện chính sách ưu đãi?

- Nhà nước cố gắng tạo điều kiện tối đa. Nhưng ngân sách là tiền thuế của dân đóng góp. Cho nên phải đánh giá, dự báo hiệu quả nhà khoa học làm ra để đầu tư. Không thể lo cho tất cả, các vị muốn làm ra cái gì thì ra, hiệu quả thế nào cũng được! Người dân họ nghĩ: Cái vị ấy (nhà khoa học) rất đáng trân trọng nhưng tiền này của chúng tôi đóng thuế, tôi phải xem anh làm có khả thi không?

Cho nên thu nhập cũng chỉ là một yếu tố trong chính sách tuyển chọn, sử dụng cán bộ, trọng dụng người tài. Người tài cần được quan tâm kịp thời hơn, mạnh hơn, cao hơn vì họ có sức lan toả rất lớn. Nhưng ở đây phải nói Nhà nước không bao cấp hết được!

- Vậy thưa Bộ trưởng, chúng ta sẽ tập trung vào đối tượng nhà khoa học, công trình khoa học cụ thể nào?

- Một là những người đã thể hiện thực sự giỏi, được giao nhiệm vụ quan trọng quốc gia. Hai là cán bộ trẻ, sức bật, năng lực rất lớn, sức sáng tạo còn ''tươi'' thì đầu tư vào.

Số còn lại không phải ''bỏ đi'' mà trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương, của tổ chức khoa học phải bằng nội lực của mình, ngoài tiền của Nhà nước, quan tâm đến người ta. Nếu quan tâm đẩy các nhà khoa học đến thành công thì họ cũng lọt vào danh sách nhận nhiệm vụ quốc gia.

Đây là vừa Nhà nước lo nhưng vừa là xã hội hoá. Nếu như ''người tài là nguyên khí của quốc gia'' thì ai cũng phải lo. Nhà nước lo được đến đâu thì lo hết sức. Còn ở đâu chưa lo được thì các viện, các trường, các bộ, các ngành, địa phương phải lo tiếp cùng Nhà nước. Vì thế các nhà khoa học sẽ có mức thu nhập 1.000-2.000 đôla mỗi tháng hay cao hơn nữa tuỳ vào ngân sách của mình.

Giao quyền chủ động cho nhà khoa học

- Nhưng công trình thế nào được xác định là nhiệm vụ quan trọng quốc gia?

- Thế nào là nhiệm vụ quốc gia cũng có tiêu chí. Vận dụng vào từng lĩnh vực như điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, sức khoẻ con người... thì có những đặc thù. Khi xét tuyển thì áp dụng tiêu chuẩn đấy vào.

Anh giỏi ''học'' nhưng lĩnh vực của anh không phát huy được, người khác giải quyết được thì được hưởng chính sách này. Cho nên quan trọng nhất là anh đủ tiêu chuẩn nhận nhiệm vụ quốc gia và anh được giao nhiệm vụ ấy. Bản thân anh cũng phải vươn lên, đề xuất nhiệm vụ ấy là nhiệm vụ quan trọng quốc gia thì anh được hưởng ưu đãi.

Bây giờ chúng ta phải học kinh nghiệm các nước như Mỹ, Nhật, là Nhà nước chỉ tạo cơ hội. Cơ hội đấy dứt khoát có người hưởng, cơ hội được thực hiện. Còn làm được hay không thì anh phải giải trình, thuyết minh, chứng minh được vấn đề đó là quan trọng. Chứng minh anh làm được, tạo ra lợi ích cho sản xuất và đời sống. Nhưng để nhận được nhiệm vụ quốc gia thì phải từ cả 2 phía. Nhà nước tìm hiểu, phát hiện, săn lùng người giỏi nhưng anh em khoa học cũng phải chủ động, giới thiệu, giải trình xem thực sự mình có thể làm được và làm tốt.

- Thưa Bộ trưởng, quan trọng nhất hiện nay là Nhà nước tạo điều kiện làm việc cho nhà khoa học phát huy hết khả năng, trí tuệ của họ?

- Nhà nước không thể biết hết được nhà khoa học trong từng lĩnh vực y, nông nghiệp, điện tử viễn thông cần phải tạo điều kiện thế nào. Bởi vì chỉ anh biết được máy móc này cần, biết việc đi hội nghị là cần chứ làm sao Nhà nước biết được. Anh có nhà rồi cần gì nhà, có ôtô rồi cần gì mua ôtô... Nhà nước chỉ lo: ''Thôi, cũng giống như hiện nay xu hướng đưa ra tất cả lương, vào thu nhập''. Cho nên lúc đầu tạo điều kiện thu nhập, cho anh có khoản tiền nào đó. Còn sử dụng vào việc nào là của anh, ai được hưởng là việc của tập thể các anh chứ Nhà nước không làm thay.

Nhà nước làm sao biết được điều kiện làm việc cho 200 nhà khoa học? Nhà nước chỉ biết tạo cơ hội cho 200 nhà khoa học được hưởng thu nhập. Còn điều kiện A, điều kiện B, nhà khoa học hãy tự lo! Được một khoản tiền nhà khoa học chủ động sử dụng, mua máy móc, thuê chuyên gia vào, đi nước ngoài...

Cho nên phải thay đổi tư duy! Nhà nước tạo cơ hội và sẵn sàng cho cơ hội được thực hiện. Ai vào được cơ hội đó Nhà nước phải có trách nhiệm. Nhưng anh em, đồng nghiệp với nhau thì cũng phải giới thiệu nhau lên. Bản thân mình cũng phải thể hiện làm được, xứng đáng được hưởng thu nhập cao. Chứ không phải chứng minh xứng đáng hưởng thu nhập cao mà không làm gì!

Khoa học nói không cần tiền là ''chưa thật lòng''!

- Nhưng một số nhà khoa học nói rằng quan trọng nhất với họ là điều kiện làm việc chứ không hẳn là thu nhập?

- Đừng nghe một số nhà khoa học nói là khoa học không cần tiền! Nói như thế là không đúng!  Anh cần điều kiện làm việc tức là anh cần tiền. Ai lo việc ấy? Nhà nước lo, bỏ tiền cho anh mua thiết bị, xây nhà, đi công tác nước ngoài, mua tài liệu...  Tôi cho anh tiền mức nào đó để chủ động. Định mức mỗi người dùng 600 giờ Internet, nhưng anh chỉ cần dùng 200 giờ thì được hưởng 400 giờ còn lại, tôi đòi làm gì. Bắt buộc anh phải mang hoá đơn dùng 600 giờ thì tôi mới chi? Không có chuyện đó! Tức là khi có chế độ thì các nhà khoa học toàn quyền sử dụng tiền, miễn là ra kết quả. Nhà nước chỉ quan tâm đến kết quả!

Tôi nghĩ những người ấy chưa thực sự cầu thị, chưa nói thật lòng mình, Trừ một số nhà khoa học tâm huyết nói ''tôi khó khăn, tôi vẫn làm được''. Tinh thần vượt khó thì tốt chứ đừng nói là khinh đồng tìền. Đồng tiền của dân, người ta làm ''đổ mồ hôi, sôi nước mắt''!

Chúng tôi muốn ra chính sách phải làm việc với Bộ Tài chính. Ai đó nói ''không cần tiền, chỉ cần điều kiện làm việc''. Nói như thế chính lại gây khó khăn cho những người quan tâm đến mình. Vì Bộ Tài chính bảo: ''Các ông có cần tiền đâu, các ông xin thu nhập cho cán bộ khoa học làm chi?''

''Thế hệ trẻ đang la chúng ta!''

- Xin Bộ trưởng cho biết đã nhận được phản ứng như thế nào từ các nhà khoa học đối với đề án nói trên?

- Cán bộ trẻ rất ủng hộ! Khoảng từ 45 tuổi trở xuống rất ủng hộ! Còn lại một số người khác không nhiệt tình lắm! Tôi mới hỏi: ''Bây giờ các anh không làm, chính sách đưa ra thì các anh chê! Thì thời gian các anh đương nhiệm, là viện trưởng, viện phó... sao các anh không làm chính sách ấy?''

Nhưng anh em khoa học trẻ rất hưởng ứng. Bởi vì các em ra cuộc sống bây giờ phải lăn lộn, các em được quyền tìm chỗ nào thu nhập tốt. Nhà nước quan tâm đến các em, khích lệ, động viên về tinh thần nhưng đồng thời tạo điều kiện vật chất tối thiếu cho họ yên tâm làm việc. Chứ đừng bảo: ''Chúng mày cần tiền, lao vào tiền là thực dụng quá! Thế hệ đi trước đã phải khó khăn như thế nào!'' Tôi nói điều này: 'Thế hệ trẻ đang ''la'' chúng ta!' Có thể các em làm việc đi nước trong, nước ngoài, không quen thói tiêu xài nhiều tiền, nhưng các em được quyền yêu cầu: ''em làm xứng đáng được trả thu nhập cao như vậy''. Cho nên phải sòng phẳng!

Đại đa số anh em làm khoa học trẻ rất tâm huyết, ủng hộ chính sách này là đúng. Ở nước ngoài, các em nhận được chào mời làm việc với mức lương vài trăm cho đến hàng nghìn đôla. Nhưng Nhà nước trả lương khởi điểm hệ số 1,8, tương đương 500-600 ngàn đồng/tháng thì rõ ràng các em không không có tiền để lấy vợ, không có tiền để nuôi con.

- Cho dù nhà khoa học sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt về thu nhập nhưng đó vẫn chỉ là số ít trong khi thu nhập của nhiều nhà khoa học hiện nay vẫn rất thấp?

- Bằng khả năng của mình, các nhà khoa học sẽ phải chứng minh cho người dân là ''đầu tư cho chúng tôi có hiệu quả''. Khi đó, họ không chỉ được trả thu nhập 1.000-2.000 đô mà có khi là 3.000 đô trở lên. Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền, kể cả Quốc hội, kể doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện, đặt hàng, bỏ tiền cho khoa học làm. Đấy là điều lợi lớn nhất! Quan trọng nhất bây giờ là có một thí điểm làm thành công đi, để xã hội, Nhà nước tin tưởng, bỏ tiền cho anh làm.

- Đề án nói trên của Bộ Khoa học và Công nghệ bao giờ sẽ được triển khai, thưa Bộ trưởng?

- Chúng tôi dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt trong năm nay. Cố gắng triển khai trong năm nay, càng sớm càng tốt!

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

  • Văn Tiến
    thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,