221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
750619
Bài 1: Đến "cửa quan": Tự giác chi tiền!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bài 1: Đến 'cửa quan': Tự giác chi tiền!
,

(VietNamNet) - "Không có tiền, không làm gì nổi", "đồng tiền đi trước đồng tiền khôn"... Nhận thức như vậy, dân và doanh nghiệp dần dà có thói quen dúi tiền cho cán bộ mỗi khi có việc đến bất kỳ "cửa quan" nào. 

Ban hành đạo Luật phòng chống tham nhũng, quyết định thành lập một Uỷ ban chống tham nhũng, xử lý nghiêm khắc nhiều vụ việc tiêu cực lớn... là những nỗ lực đáng chú ý của Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng năm 2005.

Soạn: AM 666437 gửi đến 996 để nhận ảnh này

1/3 cán bộ muốn nhận tham nhũng.

Tuy thế, kể cả khi tập hợp được trí tuệ và sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nếu thiếu sự tiếp sức của từng cá nhân - từ người dân, doanh nghiệp đến cán bộ, công chức, thì xem ra trận chiến này còn tiếp tục cam go. Bởi, pháp luật đã sẵn sàng, Chính phủ đã vào cuộc từ lâu, nhưng ngay phía người dân và doanh nghiệp - nạn nhân chính của tham nhũng - có vẻ vẫn thiếu thái độ hành xử mạnh mẽ đối với tệ nạn này!

VietNamNet xin "mở hàng" cuộc đấu tranh chống tham nhũng năm 2006 bằng những con số điều tra mới nhất và duy nhất tính đến thời điểm này, về tham nhũng tại Việt Nam.

Chỉ 1/3 người dân không chi tiền - Gần 1/2 DN chủ động hối lộ

Căn cứ vào kết quả điều tra tham nhũng vừa được công bố vào dịp cuối năm, giật mình thấy, phần đông người dân và DN vẫn hàng ngày "tiếp tay" cho tham nhũng, dù đây là nạn nhân chính của tệ nạn này.

Theo số liệu từ Ban Nội chính trung ương - cơ quan tổ chức cuộc điều tra tham nhũng vừa qua, chỉ có 33,3% người dân khi đến cơ quan công quyền quyết định không nộp tiền để chờ giải quyết; 4,5% cứng rắn hơn: không chịu nộp tiền và đi tố cáo.

Trần quang, Hansastr Muenchen Duc, 
email: hansastr@yahoo.com
Người đưa phong bì cũng là người xấu như người nhận phong bì. Người dân làm hỏng cán bộ, cán bộ tiếp tay cho dân làm những việc không hay.

Số còn lại, có đến 39,1% người dân tự nguyện hoặc chấp nhận việc đưa tiền mỗi khi đến cơ quan công quyền để được thực hiện ngay cả những quyền lợi chính đáng nhất của mình. Những người còn lại cho biết sẽ cố gắng xoay xở bằng các hình thức khác (nhờ người quen tác động...), tất nhiên, không thể hiện rõ thái độ chống tiêu cực.

Với doanh nghiệp, có tới gần 1/4 cán bộ doanh nghiệp cho biết đã chủ động hối lộ, đưa quà, tiền mặc dù không bị gợi ý, vì rất nhiều lý do. Thậm chí, có tới 23,5 % doanh nghiệp tự nguyện hối lộ trước khi có công việc.

Với các hình thức "chăm sóc" thường xuyên các cán bộ có quyền hành trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khiến hàng năm, doanh nghiệp phải mất một khoản chi phí đáng kể. Ngoài cách thức "trao tay", doanh nghiệp còn phải chi tiền nhiều kiểu vô lý khác như chiêu đãi, lễ tết... Tổng cộng có tới 54,9% doanh nghiệp phải tặng quà ngày lễ cho các "quan sếp".

Khác với người dân, doanh nghiệp thường có thái độ "hợp tác" với cơ quan công quyền hơn là phản kháng. Nguyên nhân có lẽ bởi đối tượng doanh nghiệp có "kinh nghiệm" làm việc hơn, và sẵn sàng chấp nhận chi tiền thay vì bị đình trệ hoạt động kinh doanh.

8% cán bộ doanh nghiệp được hỏi cho rằng, những khoản chi phí không chính thức cho việc biếu xén chiếm từ 1-10% tổng chi phí, riêng TP. HCM lên đến 13%! 

Vì sao dân muốn đưa hối lộ?

Soạn: AM 666425 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Đình Cử: Họ nói không tham nhũng, không nhận hối lộ sẽ bị cho là "hâm”...

Theo ông Nguyễn Đình Cử, Trưởng đoàn điều tra tham nhũng lần đầu tiên được tổ chức ở VN: "Qua tiếp xúc với người dân, cán bộ doanh nghiệp và cán bộ quan chức, phần lớn cho rằng: Không tham nhũng, không nhận hối lộ sẽ bị cho là "hâm”, không hối lộ thì bị đánh giá “không biết chơi", những người luôn ăn cơm nhà (không sa vào tiệc tùng bằng tiền cơ quan) thì bị mất bạn bè, những người đấu tranh cho lẽ phải bị quy là "gây mất đoàn kết". 

Ông Cử cho biết: "Thường thì người dân giải thích đưa tiền cho cán bộ để công việc được giải quyết nhanh chóng, khỏi bị hành. Doanh nghiệp cũng nói tương tự, nhưng xem ra với họ, chuyện đưa tiền như vậy không nghiệm trọng lắm. Nhiều cán bộ công chức được hỏi thì tỏ ra rất bức xúc và cho rằng người dân và doanh nghiệp đã làm hư cán bộ".

Một số cán bộ quản lý doanh nghiệp thì tặc lưỡi coi khoản chi phí bất hợp pháp này như một cách để "bôi trơn" cho guồng máy kinh doanh.

Một cán bộ doanh nghiệp TT-Huế cho biết: " Muốn ký được một hợp đồng, chạy được một dự án thì công đoạn nào cũng phải có chi phí "bôi trơn", thậm chí "bôi trơn" rồi mà cũng cứ trượt thầu.

Cán bộ doanh nghiệp TP.Hà Nội: "Dân làm hư cán bộ. 3 nhà cùng ở trên 1 mảnh đất (trong đó có nhà tôi). Hai nhà kia nói với cán bộ “trăm sự nhờ chú”, rồi đưa hai triệu, họ làm xong ngay. Tôi không đưa, giờ vẫn chưa có sổ đỏ".

(Nguồn: Ban Nội chính TW)

Loại chi phí "bôi trơn" này cũng như tình trạng tham nhũng đang làm cho việc triển khai sản xuất của các DN gặp khá nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm cũng vì thế mà bị đội lên, chất lượng công trình khó được đảm bảo".

Kết quả điều tra tham nhũng có phần ghi rõ: 48,9% cán bộ doanh nghiệp cho rằng đưa tiền là "cách nhanh nhất, dễ nhất"; 46,4% đưa ra lý do "chi phí nhỏ, lợi ích lớn"; 35,0% cho biết "bắt buộc phải có"; 28,2% đưa vì "người khác làm thế"; 24,2 hài lòng vì "đôi bên cùng có lợi"; 18,5% cảm thấy khó trả lời (mỗi cán bộ có thể chọn nhiều phương án trả lời).

Dễ dàng chấp nhận - Do nhận thức?

Khi việc đưa tiền đã trở thành thói quen của người dân, thì với một bộ phận cán bộ công chức, chuyện nhận tiền trở thành một nguyên tắc bất thành văn trong công việc. Nhiều người dân và doanh nghiệp coi đây là phương thức hữu hiệu nhất để giải quyết công việc mà không mảy may nghi ngờ về tính phạm pháp của việc làm này.

Soạn: AM 666435 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Lê Văn Lân: "Tham nhũng là kết quả của cách hành xử ở cả hai phía chứ không chỉ từ một phía công quyền".

Phó Giám đốc điều hành Ban quản lý dự án tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương, ông Lê Văn Lân, cho biết: Điều tra của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đồng ý “đưa quà/tiền khi cần giải quyết công việc đã trở thành thói quen của người dân” với cán bộ công chức ở TP. Hà Nội là 71,1%; ở TP.HCM là 73,8%; với cán bộ doanh nghiệp ở TP. Hà Nội là 69,1; ở TP.HCM là 72,8%; với người dân ở TP. Hà Nội là 71,2%; ở TP.HCM là 67,4%.  

Có đến 93,4% cán bộ công chức ở Bộ Công nghiệp đồng ý việc đưa quà/tiền trở thành thói quen của người dân; Bộ GT-VT là 81,3%; Bộ Xây dựng là 73,4%

"Rõ ràng, tham nhũng là kết quả của cách hành xử ở cả hai phía chứ không chỉ từ một phía công quyền". Ông Lân nhận định.

Ông Lân nói thêm: "Một cán bộ công chức ở Hải Dương lý giải với đoàn điều tra: Chúng tôi phân biệt giữa "biếu" và "xén". "Xén" thì hết sức lên án, ví dụ mặc cả % của dự án, cắt bao nhiêu % thì mới ký. Còn biếu quà cáp từ 200 đến 300 nghìn đồng có thể chấp nhận được. 

Hay như một người dân khác nói một cách xuề xoà: "Làm cảnh sát giao thông phải chạy mới vào được nên cũng phải để người ta kiếm bù lại"...

Xem nhẹ hành vi hối lộ, quen thuộc với hành vi nhận tiền, cho dù họ vẫn lên án mạnh mẽ hành vi tham nhũng. Nhiều người quan niệm, cán bộ bây giờ có 3 "lương": Lương thiện là lĩnh lương của nhà nước/ Lương bổng là quà biếu xén (bổng lộc)/ Lương lậu là của tham nhũng được".

Một điều khá ngạc nhiên là dù có những người dân, cán bộ nói rất quyết liệt về tham nhũng, nhưng khi được hỏi về các hành vi tham nhũng thì lại không nắm được.

Ban Nội chính đã làm một bản điều tra về khía cạnh này, theo đó đưa ra 7 hành vi được Pháp lệnh phòng chống tham nhũng 1998 và Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định là "tham nhũng". Dưới đây là số người đồng tình (đơn vị %):

 

Hành vi

CBCC

CB DN

Nhân dân

1

Tham ô tài sản

89,6

90,0

88,7

2

Nhận hối lộ

86,0

85,6

83,1

3

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

92,4

92,4

87,5

4

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi

88,1

87,4

79,6

5

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi

81,3

82,9

73,8

6

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

78,2

76,7

71,4

7

Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

62,4

52,2

60,6

Nếu tính thời gian 7 năm lưu hành của Pháp lệnh phòng chống tham nhũng, thì số người nhận diện được chính xác hành vi "tham nhũng" được thống kê trên liệu có quá khiêm tốn?

Ông Lê Văn Lân nhận xét: "Tham nhũng ở VN chủ yếu là nhũng nhiễu. Ngoài những vụ án tham nhũng lớn, với những khoản tiền lớn, quan chức lớn được báo chí đưa ra, còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu công khai và tràn lan, mà đối tượng tiếp tay thực ra lại là một bộ phận nhân dân và doanh nghiệp".

  • L.A - K.L

Bài 2: Phải có một "thượng nguồn" trong sạch!

Theo quy luật của dòng nước, nếu nước đầu nguồn trong thì hạ nguồn mới trong. Chống tham nhũng cũng cần một thượng nguồn trong sạch - là sự trong sạch của những người lãnh đạo.

Hà Nội - hành chính... chờ
1/3 cán bộ nhà nước muốn nhận hối lộ?
"Đảng không được mềm lòng trước cán bộ tham nhũng"

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,