221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
693718
Phải tạo thêm cơ hội cho "Hiệp sĩ CNTT"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Phải tạo thêm cơ hội cho 'Hiệp sĩ CNTT'
,

(VietNamNet) - Những ý kiến của ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc công viên phần mềm Quang Trung (TP.HCM), về xã hóa mạnh mẽ công nghệ thông tin với sự đi đầu của các "hiệp sỹ", và tận dụng những thành quả đạt được.

Soạn: AM 514401 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Chu Tiến Dũng: Bài học của đất nước mình là, muốn thành công trong giải quyết những vấn đề lớn, thì phải xã hội hóa mạnh mẽ.

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về chương trình tôn vinh “Hiệp sỹ công nghệ thông tin” do e-CHÍP, tuần tin Công nghệ thông tin - Viễn thông, đứng ra tổ chức, nhằm tôn vinh những con người bình thường có đóng góp đặc biệt đối với công nghệ thông tin?

- Chương trình này tốt. Nó động viên người dân, đặc biệt là tuổi trẻ, tâm huyết, đam mê với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

- TP.HCM và nhiều địa phương trên cả nước đang chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan, với “cơn khát” nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Một phong trào phổ cập công nghệ thông tin lan tỏa với sự hết mình của các “hiệp sỹ” có thể góp sức như thế nào cho công cuộc trên?

- Hiện nay, TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang chuẩn bị cho kế hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2006 - 2010. Giai đoạn này rất quyết liệt. Bởi vì, nền tảng pháp lý đã được hình thành cơ bản, vấn đề bây giờ là hành động. Hơn nữa, lực kéo của WTO là rất lớn. Nếu không ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ như một quan điểm căn bản thì sẽ tụt hậu và khó có thể cạnh tranh. Cho nên, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin rất cấp bách.

Việc xã hội hóa công nghệ thông tin mà đi đầu là các "hiệp sỹ" như thế là quá tốt. Bài học của đất nước mình là, muốn thành công trong giải quyết những vấn đề lớn, thì phải xã hội hóa mạnh mẽ.

- TP.HCM đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị “Cộng đồng người VN ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin - truyền thông nước nhà”, nhằm phát huy đóng góp của Việt kiều đối với công nghệ thông tin trong nước. Ông có thể đánh giá tác dụng cổ vũ, khích lệ của cuộc tôn vinh “Hiệp sỹ công nghệ thông tin”, trong đó có nhiều người tàn tật, đối với lực lượng kiều bào?

- Tôi nghĩ, nếu làm tốt công tác tuyên truyền, tôn vinh những gương mặt tiêu biểu, thì có thể khơi dậy được. Kiều bào ở nước ngoài sẽ thấy rõ hơn ý chí và tiềm lực của người trong nước trong lĩnh vực này. Hình ảnh những người không may mắn nhưng cống hiến hết mình có sức lay động lớn. Từ đó đi đến hành động cộng tác cụ thể của kiều bào.

Không chỉ riêng kiều bào, quốc tế có rất nhiều chương trình hỗ trợ những người không được may mắn. Nếu giới thiệu được những con người bình thường nhưng lại làm được những công việc rất tốt, thì có thể thu nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Ngay tại công viên phần mềm Quang Trung, có một công ty có những dự án của nước ngoài giúp cho người khuyết tật công ăn việc làm và hội nhập cuộc sống.

- Chương trình tôn vinh “Hiệp sỹ công nghệ thông tin” có điều gì cần rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả hơn nữa trong việc tạo ra một phong trào cống hiến hết mình, không vụ lợi, có sức lan tỏa mạnh?

- Tôi vẫn theo dõi và cảm kích, thích thú với những gương mặt, việc làm được giới thiệu. Tuy nhiên, nếu chú trọng hơn đến xây dựng cầu nối thì sẽ tốt hơn. Ngoài tôn vinh, phải giới thiệu được họ có nhu cầu gì, cần giúp đỡ gì. Mặt khác, cần có hệ thống theo dõi để biết rõ sau sự giới thiệu của mình, họ có thêm bao nhiêu cơ hội. Phải tổng kết cụ thể trong từng quãng thời gian có bao nhiêu người được tiếp sức, bao nhiêu người giải quyết được khó khăn. Từ đó sẽ động viên được sự hỗ trợ, cộng tác từ bên ngoài với những người này.

Soạn: AM 514405 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Nếu không ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ như một quan điểm căn bản thì sẽ tụt hậu và khó có thể cạnh tranh".

- Theo ông, chính quyền cần làm gì để giúp sức cho những người được tôn vinh là “Hiệp sỹ công nghệ thông tin”, cũng như cho chương trình xã hội hóa công nghệ thông tin?

- Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi những công ty, tổ chức sử dụng người khuyết tật. Ngoài ra, những tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài cũng có những chương trình tài trợ cho những dự án sử dụng những người không may mắn.

- Nhưng vẫn còn một số cơ quan nghi ngại trong việc tuyển dụng người khuyết tật, ngay cả đối với người có khả năng tốt hơn cả người bình thường...

- Có rất nhiều công việc anh em khuyết tật làm được. Vấn đề ở đây là ý thức xã hội của các doanh nghiệp. Vì vậy, cũng cần cổ súy những doanh nghiệp giúp đỡ người khuyêt tật. Hơn nữa, doanh nghiệp luôn đặt hiệu quả lên hàng đầu. Nếu anh em khuyết tật làm việc tốt, tôi tin rằng, sẽ tìm được công việc.

- Bằng cách nào để huy động những gì mà phong trào xã hội hóa công nghệ thông tin đem lại vào những chương trình ứng dụng công nghệ thông tin lớn, chẳng hạn: xây dựng chính phủ điện tử?

- Những định hướng, chính sách để thu hút, khuyến khích nhân lực phải đồng bộ. Mặt khác, các tổ chức xã hội, đoàn thể, đặc biệt là phương tiện truyền thông phải bám những mục tiêu đó để vận động, suy tôn, tôn vinh, làm cho những hoạt động đó được phát triển nhanh hơn.

- Xin cảm ơn ông!

  • Phạm Cường (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,