221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
644066
Kiểm toán chi tiêu ngân sách được công khai
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Kiểm toán chi tiêu ngân sách được công khai
,

(VietNamNet) - Kết luận kiểm toán ngân sách được công bố công khai trên báo chí, kiến nghị của kiểm toán có giá trị bắt buộc. Đây là nội dung đáng chú ý của Luật KTNN được Quốc hội thông qua sáng 20/5 (74,29% đại biểu tán thành).

Quốc hội sử dụng kết luận kiểm toán để quyết định việc thu chi ngân sách.

KTNN sẽ vào cuộc ngay từ khi dự toán chi tiêu

Giải trình việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ  ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên khẳng định rằng, KTNN không phải là cơ quan quyền lực nhà nước mà là ''cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập''. Tuy nhiên, kiến nghị của KTNN lại có giá trị bắt buộc các đơn vị bị kiểm toán phải thực hiện.

Nếu các đơn vị này không thực hiện thì KTNN có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ...) chấp nhận kết luận kiểm toán và nếu được chấp nhận, kết luận của kiểm toán có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đơn vị bị kiểm toán ''coi thường'' kiến nghị của KTNN và đợi đến khi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận kết luận kiểm toán mới thực hiện?

Kiểm tra việc chi tiêu từng đồng, từng cắc do dân đóng góp, KTNN sẽ vào cuộc ngay từ việc dự toán ngân sách. Kết luận kiểm toán ngân sách năm và kết quả thực hiện kiến nghị của KTNN sau khi trình Quốc hội được công bố công khai thông qua họp báo, trên công báo, các phương tiện thông tin đại chúng, qua trang web của KTNN. Đây là cơ sở quan trọng để dân giám sát chi tiêu ngân sách. Báo cáo từng cuộc kiểm toán theo vụ việc cũng được công bố công khai

Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

Bán hàng rong, quà vặt: Luật thừa nhận nhưng không điều chỉnh

Cùng sáng 19/5, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua Luật Thương mại (sửa đổi).

Nhiều đại biểu khi thảo luận về Luật Thương mại (sửa đổi) đã tha thiết coi trọng những người buôn bán nhỏ như bán hàng rong, quà vặt... Vì những người buôn bán nhỏ đang góp phần rất lớn vào mạng lưới phân phối hàng hoá, một số có đóng góp cho ngân sách.

Nhưng theo ông Nguyễn Đức Kiên, kết quả phát phiếu ý kiến cho thấy đa số đại biểu Quốc hội (255/313) tán thành không quy định trực tiếp những người buôn bán nhỏ không phải đăng ký kinh doanh vào đối tượng áp dụng của Luật. Do đó, lựa chọn giải pháp dung hoà, Luật Thương mại (sửa đổi) ghi nhận đối tượng này nhưng không điều chỉnh mà giao cho Chính phủ ban hành văn bản để điều chỉnh đối tượng này.

Cũng từ ý kiến của đại biểu Quốc hội, theo cách nói của dân gian ''buôn có bạn, bán có phường'', Luật Thương mại cũng đã bổ sung điều chỉnh các hiệp hội thương mại. Hiệp hội thương mại được lập ra để bảo vệ lợi ích của thương nhân, động viên lẫn nhau trong làm ăn và giao thương quốc tế.

Luật Thương mại (sửa đổi) bổ sung quy định cấm việc lợi dụng hình ảnh tổ chức, cá nhân để quảng cáo nếu không được phép của người đó. Vì có đại biểu Quốc hội đã phản ánh, lãnh đạo cấp cao đến thăm, chụp ảnh với một doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã coi đây là một cách quảng bá cho mình nên đã tự tiện dùng ảnh này để đăng quảng cáo.

Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 75,51% đại biểu tán thành. Luật có hiệu lực từ 1/1/2006, thay thế cho Luật Thương mại 1997.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,