221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
597712
TP.HCM sẽ "tăng tốc" thành công cải cách hành chính?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
TP.HCM sẽ 'tăng tốc' thành công cải cách hành chính?
,

(VietNamNet) - TP.HCM đang mở "chiến dịch" thực hiện mạnh mẽ cơ chế "một cửa", thể hiện rõ nhất qua việc lãnh đạo TP vừa yêu cầu cán bộ các xã phường "tăng tốc" trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và DN. Trong khi phía địa phương tỏ ra lo ngại về khối lượng và sức ép công việc sắp tới thì hầu hết người dân TP đều kỳ vọng về chính sách mới này.

TP.HCM: Sẽ có những "đoàn bí mật" xuống từng địa phương khảo sát 

Ông Nguyễn Trung Thông, Phó ban chuyên trách Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM, cho biết:

Ông Nguyễn Trung Thông.

Việc thực hiện mô hình hành chính "một cửa" tại UBND phường - xã - thị trấn theo hướng dẫn được TP.HCM ban hành mới đây sẽ là một bước ngoặt tạo sự thông thoáng trong giải quyết thủ tục hành chính. Bởi vì, bản hướng dẫn này, với việc cụ thể hóa, chi tiết hóa, đã tạo điều kiện tối đa cho người dân phát huy khả năng giám sát công việc của bộ máy hành chính.

Trong bản hướng dẫn có ấn định rõ giải quyết đăng ký kết hôn, khai tử, xác định tình trạng hôn nhân trong vòng bao nhiêu ngày. Người dân cứ đối chiếu vào khung đó để phát hiện vi phạm của từng công chức hành chính, thông tin cho chúng tôi. 

Trước đây đã có một số văn bản hướng dẫn khá chi tiết. Nhưng bây giờ phải hệ thống lại để tất cả 317 phường xã của TP.HCM làm đồng loạt, quyết liệt.

Ngoài ra, chúng tôi thì vẫn có những đoàn bí mật đi khảo sát từng đơn vị.

- Làm thế nào để bảo vệ những người phát hiện, báo những sai phạm cho chính quyền một cách tốt nhất, thưa ông?

Ông Nguyễn Trung Thông: Chúng tôi sẵn sàng đón nhận những phản ánh của người dân. Ai có khúc mắc gì cần nói thì xin liên hệ với Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP. 
Điện thoại: (84-8) 8 237 490;   Fax: (84-8) 8 248 591;  Email: cchctp@hcm.vnn.vn.

- Chúng tôi có cơ chế bảo vệ họ. Khi thông tin đến, chúng tôi phải bảo mật toàn bộ thông tin, không để rò rỉ ra ngoài. Chúng tôi rất trân trọng những thông tin đó. Nếu ai phản ánh đúng thì chúng tôi bảo vệ đến cùng. Sau khi xác nhận lại, thấy đúng, chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý những đơn vị, cá nhân sai phạm đến nơi đến chốn, theo từng mức độ. Chúng tôi sẽ công khai hóa việc xử lý. Tóm lại, người dân không việc gì phải sợ khi tố giác những trường hợp vi phạm.

- Mức xử phạt cao nhất đối với công chức vi phạm là thế nào?

- Các cấp thẩm quyền sẽ đối chiếu pháp lệnh công chức để kỷ luật theo mức độ sai phạm. Nhẹ thì phê bình, cảnh cáo, nặng thì cho thôi việc, luân chuyển công tác. Điều quan trọng là xây dựng phong cách làm việc khoa học, có kỷ luật cho anh em công chức; và tạo niềm tin của người dân vào bộ máy hành chính.

Công chức phường Đa Kao, Q.1 đang lo thủ tục cho người dân. (Ảnh: P.C).
- Việc thành lập bộ phận chuyên trách tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính, cũng như luân phiên trực tại mỗi phường - xã - thị trấn có khó khăn gì về nhân lực, kinh phí?

- Nhìn chung là không có khó khăn gì. Bên cạnh sự tiếp thu chỉ đạo của TW, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tình hình thực tế ở TP.HCM. Kinh phí, nhân lực đã nằm trong quy định cả rồi. Kể cả luân phiên trực cũng không có gì khó khăn. Quan trọng là chính quyền phường - xã - thị trấn quan tâm đến mức độ nào. Phải chọn những người tốt nhất làm việc.

- Ngoài 4 lĩnh vực được áp dụng mô hình "một cửa" trước là đất đai, xây dựng nhà ở, chứng thực và hộ tịch, sắp tới sẽ áp dụng thêm với những vực nào?

- Đây là những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và người dân còn kêu ca nhiều vì phiền hà. TP.HCM tiếp tục rà soát những lĩnh vực thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của phường - xã - thị trấn để chấn chỉnh, tạo quy trình gọn nhất, đơn giản nhất. Trong năm nay, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai công chứng, chứng thực xuống phường - xã - thị trấn.

Cấp xã, phường: Phải "căng" hết sức mới làm được!

VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Đặng Minh Đạt, CT UBND phường Đa Kao, Q.1, xung quanh việc thực hiện hướng dân của Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM. Do nằm ở trung tâm, phường ĐaKao được xem là một trong những phường phải giải quyết nhiều hồ sơ hành chính của TP.

Ông Đặng Minh Đạt.

- Để đảm bảo thời gian trực 8h/ngày theo hướng dẫn mới, nhân lực của phường gặp khó khăn gì?

- Chúng tôi đã thành lập tổ tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính. Trong đó có 3 cán bộ: cán bộ văn phòng thống kê, cán bộ địa chính xây dựng và cán bộ hộ tịch. Nếu đảm bảo tiếp dân 8h/ngày, thì khó khăn cho tác nghiệp của những anh em này. Thực tế, họ không chỉ tiếp nhận hồ sơ, mà còn phải thao tác giải quyết những hồ sơ đó. Nếu không có khoảng thời gian để chuẩn bị thì không giải quyết được. Ngay khi hồ sơ liên quan đến bộ phận chuyên trách khác thì cũng phải có thời gian để chuyển.

Chính vì thế, chúng tôi sẽ phải sắp xếp công việc, nhân lực hết sức khoa học, và làm căng sức mới đáp ứng được yêu cầu.

Hơn nữa, không phải lúc nào cũng có người dân đến. Những lúc không phải tiếp dân, có thể tranh thủ thời gian để thao tác nghiệp vụ.

Chúng tôi có 3 công chức và mỗi người nắm một chuyên môn riêng, nhưng cũng phải biết được công việc của 2 người còn lại, để có ai vắng mặt, thì vẫn có thể giải quyết thay. Phải làm sao để người dân trình một hồ sơ nào đó thì tiếp nhận ngay, chứ không thể từ chối với bất kỳ lý do nào.

- Việc giải quyết hồ sơ chưa nhanh có phải do công chức chưa đảm bảo 8h/ngày?

- Có nhiều quy định hạn chế phiền phức cho nhân dân, nhưng một số chưa được chấp hành nghiêm túc. Ví dụ: Với việc chứng nhận sao y hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, đã có nghị định hướng dẫn nơi tiếp nhận tự đối chiếu lấy. Nhưng nơi tiếp nhận hồ sơ thường không chịu. Họ muốn có dấu xác nhận của phường cho chắc ăn, để sau này có chuyện gì thì không phải chịu trách nhiệm.

Như thế, họ "gửi gắm" trách nhiệm xuống phường, làm cho việc đơn giản trở thành phức tạp. Nhìn chung, muốn thực hiện tốt hướng dẫn thì phải có cưỡng chế.

Dân hy vọng cán bộ sẽ tận tình hơn!

Anh Lê Nghiệp.

- Anh Lê Nghiệp, một người dân ở Q.Phú Nhuận: Tôi hy vọng nhiều vào đợt "ra quân" này của Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP. Nhưng điều quan trọng là người cần mạnh dạn phản ánh những sai phạm của bộ máy hành chính đến Ban chỉ đạo. Ngược lại, Ban chỉ đạo cần kiểm tra và giải quyết triệt để, công khai, giành niềm tin của người dân.

- Anh Nguyễn Nam, một người dân Q.Tân Phú: Việc giải quyết hồ sơ hành chính tại cấp phường - xã từ trước đến nay có tình trạng công chức không xem kỹ hồ sơ, chỉ nhìn qua, thấy một sai sót liền yêu cầu người dân quay về, lo giải quyết. Nhưng đến một lần nữa thì lại phát hiện thêm sai sót khác, lại yêu cầu quay về... Có người không biết, phải đi lại như thế 3 - 4 lần. Cách trả lời của nhiều công chức thường nhát gừng, khiến nhiều người ngại hỏi kỹ.

Trên lý thuyết, việc ban hành hướng dẫn cụ thể vừa rồi sẽ khiến các công chức tận tình hơn để đảm bảo hoàn tất thủ tục đúng thời hạn.

Nhưng vấn đề là, ngay cả một người hay đọc báo như tôi cũng không biết cần gửi gắm những bức xúc của mình đến ai, và chưa thật tin vào kết quả sau những lời nói. Phải làm thế nào cho người dân hiểu và tin!

  • Phạm Cường
    thực hiện

Từ tháng 4, TP.HCM sẽ "khai thông" thủ tục hành chính

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,