221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
578682
Hạnh phúc vì sự công nhận của nguồn cội
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Hạnh phúc vì sự công nhận của nguồn cội
,

(VietNamNet) – Hạnh phúc, tự hào vì cội nguồn đã công nhận mình. Đó là tâm trạng chung của những người được nhận giải thưởng “Vinh danh nước Việt” lần này.

Tuy không có điều kiện về nước nhận giải nhưng họ đều hướng về buổi lễ tại Văn Miếu, Quốc Tử giám tối 18/2. VietnamNet đã “nối máy” với họ và ghi lại cảm xúc của họ.

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu:

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu

“Vinh danh nước Việt sẽ khuyến khích Việt Kiều tham gia tích cực hơn nữa vào sự nghiệp kiến thiết đất nước”

Nối máy với GS Nguyễn Quang Riệu tại phòng làm việc của ông ở Pháp, Giáo sư cho biết cảm thấy rất tiếc khi không có điều kiện về nước nhận giải thưởng.

“Tôi rất lấy làm vinh dự được bình chọn trao giải thưởng "Vinh danh nước Việt" năm 2004. Tôi cảm thấy thật tiếc khi không có điều kiện để về nước nhận giải thưởng. Nhưng lúc nào trái tim tôi cũng hướng về đất nước. Chắc chắn, từ Pháp, tôi sẽ hướng về theo dõi buổi lễ tại Văn Miếu Quốc tử Giám”.

Cá nhân tôi cho rằng, "Vinh danh nước Việt" là một phong trào, một sáng kiến rất tốt, đúng đắn của báo Điện tử VietNamNet. Một giải thưởng như vậy có thể sẽ khuyến khích Việt Kiều tham gia tích cực hơn nữa vào sự nghiệp kiến thiết lại nước nhà".

Nổi danh quốc tế trong lĩnh vực vật lý thiên văn nhưng nhà Tiến sĩ Khoa học Vật lý, Đại học Sorbonne, Paris luôn trăn trở với câu hỏi: "có thể làm gì để giúp đất nước mình, quê hương mình". Từ năm 1976, ông đã thường xuyên về nước tham gia phát triển và phổ biến ngành Thiên văn Vật lí và ngành Vật lí Môi trường, hai lĩnh vực hãy còn non trẻ tại Việt Nam.

Tên tuổi Giáo sư Riệu nổi tiếng trong nước bởi những Hội thảo và khoá học về Vật lý Vũ trụ và Vật lý Môi trường do ông tổ chức. Các khoá học này thuộc khuôn khổ hợp tác mà ông khởi xướng, giữa Đài Thiên văn Paris, Đại học Pierre và Marie Curie (Paris 6) và Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông mời các nhà khoa học đầu ngành nước ngoài cùng về giảng. Học viên là những cán bộ nghiên cứu và giảng dạy cuả các trường đại học và các viện khoa học  trong nước.

Tâm sự với VietnamNet về những dự định trong tương lai, Giáo sư Nguyễn Quang Riệu cho biết:

"Tôi sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào công việc giảng dạy và phổ biến ngành thiên văn trong nước. Tôi có dự kiến tổ chức một khoá học Vật lý Vũ trụ và Vật lý Môi trường tại Hà Nội với sự tham gia cuả một số đồng nghiệp tại Đài Thiên văn Paris và Đại học Pierre et Marie Curie (Paris 6). Tôi cũng mong mình có thể góp phần phổ biến khoa học trong quảng đại quần chúng. Muốn đạt  được mục tiêu, cần phải có một Cung Khoa học để thế hệ trẻ tiếp cận được với những ngành khoa học hiện đại".

Ông hi vọng một ngày gần đây, Việt Nam sẽ có một đội ngũ chuyên gia sẵn sàng sánh vai với các nhà khoa học trên thế giới, nhằm chinh phục vũ trụ bao la và bảo vệ hành tinh Trái đất mỏng manh cuả chúng ta.

Khi được hỏi, Việt Nam có thể làm gì để khuyến khích hơn nữa sự đóng góp của Việt Kiều cho quá trình phát triển đất nước, Giáo sư Riệu cho rằng, điều quan trọng là những Việt Kiều tâm huyết có được một đầu mối liên lạc và làm việc tại Việt Nam.

"Cho đến hiện nay, những người đang đóng góp tích cực cho đất nước đều đã có một đầu mối làm việc ở Việt Nam. Thế nhưng, không phải ai cũng có được điều này. Như ở Pháp chẳng hạn, rất nhiều người mong đợi có một cơ quan nào đấy đề nghị và họ có thể về được. Bởi vì nếu không có đầu mối, khi về nước làm việc sẽ không có kết quả".

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong:

Vinh hạnh lớn lao vì nguồn cội đã công nhận tôi

 
Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong

“Tôi cảm thấy niềm vinh hạnh rất lớn khi nghe tin mình được nhận giải thưởng “Vinh danh nước Việt” lần đầu tiên của Báo Điện tử VietNamNet. Cùng năm nay, bang Ohio, Hoa Kỳ nơi tôi sinh sống cũng trao cho tôi giải thưởng “Di sản bang Ohio”. Trước đó, năm 1997, tại Nhà Trắng, Phu nhân Tổng thống Mỹ Hilary Clinton cũng trao giải “Di sản Quốc gia” cho tôi. Nhưng lần này, tôi thực sự xúc động bởi đó là sự công nhận từ trong nước. Có thể nói, đó là sự công nhận rất quý báu, ngang bằng và thậm chí còn có ý nghĩa cao hơn cả những giải thưởng tôi từng nhận được. Đối với tôi, điều đó nói lên rằng, dân tộc tôi, đồng bào tôi đã thấy được những công việc mà tôi làm.

Vâng, đây là niềm vinh hạnh lớn nhất trong đời tôi. Bởi vì khi ta trở về với cội nguồn của mình và đã được nguồn cội ấy công nhận”.

“Biết hát, biết ca trước khi biết đọc, biết viết”, người con của vùng đồng bằng song Cửu Long ấy đã mang tâm hồn thấm đẫm âm nhạc truyền thong quê hương, mang theo từng làn hò, điệu múa đến với Mỹ, Pháp… và khắp nơi trên thế giới. Ông đã vinh danh tên tuổi mình bằng chính âm nhạc truyền thong của quê hương. Là người Việt thứ hai được ghi tên và tiểu sử vào cuốn Đại từ điển âm nhạc thế giới “The New Grove” nhưng Giáo sư Phong chưa dừng lại. Ông đã nguyện sẽ cống hiến cả cuộc đời mình làm một người PR, quảng bá, giới thiệu những tinh hoa của âm nhạc Việt đến với năm châu.

Nhạc trưởng Lê Phi PHi

Trong khi đó, người nhạc trưởng tài hoa Lê Phi Phi đang bận bịu với những chuyến công diễn nước ngoài cho biết: “Khi nghe tin tôi cảm thấy rất ngạc nhiên. Câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong tâm trí là tại sao mình lại được giải. Mình đã làm được gì nhiều đâu. Nhưng đó là vinh dự và thực sự tôi thấy rất tự hào”.

·         Việt Lâm

 "Vinh danh nước Việt": Sự động viên thiết thực, đúng lúc! 
Tôn vinh những hạt giống Việt nở hoa trên đất người
Mong tìm được gương mặt xứng đáng qua "Vinh danh nước Việt"
"Vinh danh nước Việt" - sự tôn vinh người Việt xa xứ
"Vinh danh nước Việt" - Danh hiệu có ý nghĩa lớn!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,