221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
570310
Thanh tra công vụ sẽ mặc "áo dân" đi "vi hành"'?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Thanh tra công vụ sẽ mặc 'áo dân' đi 'vi hành''?
,

(VietNamNet) - ''Chúng tôi đang suy nghĩ hình thức mặc ''áo dân'' đến cửa quan ''xin'' giải quyết công việc. Như vậy mới thấy được thực tế bộc lộ như thế nào!''. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho biết về một ''nghiệp vụ'' cuả thanh tra công vụ. Đề án tổ chức thanh tra công vụ sẽ được Bộ Nội vụ trình lên Chính phủ tại phiên họp thường kỳ khai mạc ngày 26/1.

Thanh tra công vụ nhằm vào cán bộ, công chức giải quyết công việc cho dân

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc.

Ông Phúc cho biết: Hiện nay Chính phủ đang xem xét quyết định nội dung của thanh tra công vụ là gì? Ngay cả khái niệm thanh tra công vụ cũng còn đang có ý kiến khác nhau. Công vụ hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhưng hẹp hơn là xác định chức trách của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ nhà nước do mình phụ trách. Có lẽ trong điều kiện hiện nay Chính phủ sẽ lựa chọn việc đi vào phạm vi hẹp, kiểm tra trước hết chức trách của cán bộ, công chức thực thi công vụ.

Như vậy năm 2005, Chính phủ có thái độ quyết tâm chấn chỉnh thực sự cán bộ, công chức trong giải quyết công việc của dân, của DN, của tổ chức theo tinh thần Thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội vừa rồi. Đó là phải cải thiện hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với dân, với DN. Thanh tra công vụ nhằm vào mục đích này, giảm bớt những phiền hà, chậm trễ, nhũng nhiễu của bộ máy hành chính nhà nước.

Đến phiên họp Chính phủ bắt đầu vào ngày 26/1, Chính phủ trước mắt sẽ quyết định một chương trình tranh tra công vụ và đồng thời xác định một chủ trương xây dựng một văn bản pháp lý cho tổ chức thanh tra công vụ. Ví dụ như một nghị định về thanh tra công vụ. Bộ Nội vụ đã chuẩn bị như vậy nhưng Chính phủ sẽ quyết định chọn hình thức nào. Trong khi ta chưa có khuôn khổ pháp luật cụ thể cho lĩnh vực này. Chúng ta mới có cơ sở thanh tra là Pháp lệnh Cán bộ công chức (sửa đổi), hệ thống các nghị định quy định về cán bộ, công chức. Đợt này không chỉ kiểm tra công chức cấp huyện trở lên mà còn kiểm tra tới cán bộ, công chức cấp xã, cấp phường. Đây chính là nơi giao tiếp thường xuyên với dân.

Người dân được tham gia vào quá trình thanh tra công vụ

- Ai sẽ là người tiến hành thanh tra công vụ, thưa ông?

Vì sao biên chế ''giảm một tăng bốn''?

Trước câu hỏi của báo chí về năm 2004, biên chế ''giảm một tăng bốn'' có mâu thuẫn với chủ trương tinh giản biên chế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc đã trả lời:  ''Thứ nhất, có yêu cầu thực tiễn do dân số tăng tự nhiên. Quản lý là quản lý dân, mỗi năm dân tăng 1,4 triệu người thì bộ máy cũng tăng người lên. Thứ hai là yêu cầu quản lý ngày càng mở rộng hơn. Nhưng có một điều, bộ phận sự nghiệp tăng lên vừa rồi là do nhu cầu phát triển dịch vụ công tăng lên, cho phép các địa phương chủ động sắp xếp, tính biên chế cần thiết, phù hợp, bảo đảm nhiệm vụ của mình''.

- Theo dự kiến của chúng tôi thì hệ thống thanh tra công vụ chính là thanh tra của Bộ Nội vụ và thanh tra của các Sở Nội vụ, vì nó thực hiện chức năng thanh tra với chức năng quản lý cán bộ, công chức. Như vậy, hệ thống thanh tra công vụ chính là thanh tra chuyên ngành nội vụ đi vào những quy chế, quy tắc, quy định thực thi công vụ của từng cán bộ công chức trên từng vị trí một. Nếu thực sự làm việc này là chúng ta đang đi vào cải cách có tính chiều sâu.

- Cụ thể những vụ việc giải quyết với người dân thì tiến hành thanh tra như thế nào?

- Tất cả công sở hiện nay phần lớn theo cơ chế ''một cửa''. Cơ chế này đòi hỏi công khai hoá trước hết các thủ tục, các quy trình giải quyết các công việc, kể cả từ bao nhiêu loại giấy tờ là đủ điều kiện cấp phép. Thứ hai là quy định cả thời gian. Ví dụ cấp phép hết 5 ngày, 10 ngày hay 15 ngày. Thứ ba là các phí, lệ phí đã được công bố công khai. Trên cơ sở này sẽ thanh tra nếu có biểu hiện nhũng nhiều, người dân và tổ chức phản ánh trở lại. Nhưng không chỉ cơ quan có trách nhiệm mà chính người dân phải tham gia vào quá trình tiến hành kiểm tra, kiểm soát.

- Như vậy phải thiết lập một kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến phản ánh lại của người dân?

- Chắc là sẽ có nhiều sáng kiến trong lĩnh vực này. Ví dụ như đường dây nóng, một hệ thống giám sát tương đối chặt. Đợt này trong chỉ đạo của Chính phủ cũng sẽ ban hành quy định giám sát cán bộ, công chức. Đấy là một cơ sở giúp cho việc thanh tra công vụ có hiệu quả. Hiện nay chúng ta mới kiểm tra, thanh tra chung, nhưng chưa đi vào cụ thể. Vừa rồi đi vào cụ thể như là 7 vụ việc Thủ tướng có chỉ đạo, Văn phòng Chính phủ và Ban thư ký Cải cách hành chính làm có kết quả nhưng cũng nhiều công sức. Thậm chí đến tận Uỷ ban khi có kết luận rồi cũng chưa xử lý được ngay! Càng đi vào cụ thể, chiều sâu, cuộc đấu tranh thực hiện cải cách hành chính càng phức tạp và quyết liệt hơn.

Thanh tra công vụ có quyền đình chỉ công việc của cán bộ vi phạm?

- Việc xử lý cán bộ, công chức khi thanh tra công vụ phát hiện vẫn áp dụng theo Pháp lệnh công chức?

- Chúng tôi đang nghiên cứu có hình thức xử lý nào cấp tốc không! Tức là làm sao có quyền để xử lý nhanh. Đấy là đòi hỏi của thực tiễn. Trong nghị định sắp tới sẽ có quy định về vấn đề này.

- Cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Hướng thì còn đang nghiên cứu. Ví dụ nếu thấy quá đáng, cần thiết có thể tạm dừng công tác, đình chỉ công việc của cá nhân đó.

- Theo ông, đối tượng nào trong thời gian tới cần tập trung thanh tra công vụ?

- Bây giờ đang lựa chọn một chương trình tập trung vào một số lĩnh vực nổi cộm như thực hiện Luật Đất đai, nhà cửa xây dựng, đầu tư, cấp phép kinh doanh, một số chính sách về xã hội...  Ngay việc bình thường là hộ khẩu, hộ tịch cũng nằm trong diện thanh tra công vụ cần phải làm. Việc thì nhiều nhưng ta lựa chọn vấn đề thì khi Chính phủ thông qua chương trình thanh tra công vụ 2005 này thì báo chí sẽ có điều kiện tiếp cận hơn. Tất nhiên, từng việc một phải có kế hoạch cụ thể để đi sâu.

- Thưa ông, có phải làm thí điểm hay trên phạm vi cả nước, bởi vì số lượng cán bộ thanh tra của Sở Nội vụ có hạn?

- Chúng ta sẽ làm cả nước, vì nghị định của Chính phủ phải thực thi. Vấn đề là lựa chọn đối tượng, phạm vi nào mình có thể làm vừa với quy mô, sức của mình.

Thanh tra công vụ sẽ mặc áo dân đi vi hành?

- Để tránh thanh tra công vụ ''hành'' cán bộ công chức, có quy định cụ thể khi nào được phép thanh tra?

- Trong nghị định sẽ có quy trình thanh tra. Ví dụ như cần phải tổ chức thông báo hay tức thì? Nhiều khi thanh tra bây giờ phần lớn phải tức thì tốt hơn cứ chuẩn bị trước. Xưa nay nhiều cuộc thanh tra chuẩn bị trước thì đối tượng đã hoàn thiện các văn bản, yêu cầu của thanh tra. Nhiều khi không phản ánh đúng sự thật, cho nên cũng có thể có nhiều hình thức. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ hình thức mặc giả ''áo dân'' đến ''xin'' giải quyết công việc. Thực tế vừa rồi cũng có một vài trường hợp đã làm như thế!

- Có nghĩa là thanh tra phải vi hành?

- Phải ''vi hành'', sắm các vai khác nhau! Như vậy mới thấy được bộc lộ thực tế như thế nào!

- Thời gian vừa qua, Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo kết quả rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà nhưng mà báo cáo rất chậm. Lần này có thanh tra việc chấp hành chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính không?

- Cái này nằm trong thanh tra của Bộ và kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Ban thư ký.

- Thứ trưởng có nói ở nước ngoài, bộ ngành không báo cáo 3 tháng, cán bộ có thể bị cách chức, mình nên có chế tài mạnh như vậy không?

- Có lẽ chuyện này chúng ta đang học tập! Nhưng đó là quá trình vì cơ chế trách nhiệm của chúng ta chưa rõ! Bao giờ làm rõ hơn trách nhiệm cá nhân, kể cả cá nhân người đứng đầu, làm rõ địa vị pháp lý của từng công chức, lúc đó mới đòi hỏi. Ở các nước, anh ở địa vị công chức cấp nào thì được quyền quyết định giải quyết công việc đến cấp đó. Như vậy không phải trách nhiệm người đứng đầu mà trách nhiệm của từng vị trí công chức trong việc giải quyết với công việc được pháp lý quy định. Ví dụ anh công chức cao cấp được giải quyết vấn đề gì thì anh ta làm chứ không chờ ông vụ trưởng. Của ta thì lại thông qua tổ chức, đến ông thủ trưởng ký chứ anh công chức chỉ có quyền chuẩn bị.

  • Văn Tiến ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,