221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
549348
Cử tri cả nước quan tâm đến chống tham nhũng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Cử tri cả nước quan tâm đến chống tham nhũng
,
Soạn: AM 207389 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đại biểu QH tại nghị trường.

(VietNamNet) - Một ngày trước khi diễn ra phiên chất vấn, hàng trăm cử tri trong và ngoài nước đã gửi ý kiến về VietNamNet. Phần lớn các cử tri đều bày tỏ sự lo ngại của mình về nạn tham nhũng và quan tâm đến những giải pháp chống tham nhũng hiệu quả.

Do không thể đăng tải toàn bộ ý kiến của độc giả, chúng tôi xin được đưa một số ý kiến tiêu biểu sau:

Trần Bích Thuấn, Văn phòng HĐND và UBND huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, email: thuan_vpvb@yahoo.com:
Thủ tướng có biện pháp nào giải quyết tình trạng "bội thực" hội họp, văn bản?

Chính phủ đã tiến hành cải cách hành chính song hiệu quả hiện vẫn còn thấp trong khi các văn bản và hội họp vẫn có chiều hướng "phình" ra rất nhiều. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp giải quyết vấn đề này.

Hiện có thực trạng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt, chuyên viên một số ngành trong bộ máy QLNN nếu chỉ hưởng lương như bảng lương chung của cả nước thì mấy ai có thể giầu có được. Thế nhưng, chỉ cần gia đình nào có chồng hoặc vợ làm "sếp" và người còn lại ung dung ở nhà hoặc làm ruộng cũng được thì vẫn giàu to. Phải chăng đó cũng là một trong những biểu hiện của tham nhũng?

Thái Quốc Việt, 6/1/ Nguyễn Văn Trỗi/ Vũng Tàu, email: huunhuoc@yahoo.com
Vì sao không tôn trọng kiến nghị đúng đắn của cử tri?

Tại phiên họp Hội đồng nhân dân cuối năm 1994, nhiều cử tri đã đề nghị chuyển việc xây dựng hệ thống cáp treo - chuẩn bị xây dựng ở Bãi Trước(Vũng Tàu) về Long Hải, nơi có thiên nhiên đa dạng và di tích lịch sử Minh Đạm nhưng rốt cuộc, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã không thực hiện đề nghị đó! Hậu quả là công trình này đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường và cảnh quan Bãi Trước mà rất nhiều tờ báo đã phản ánh. Thanh tra Chính phủ có biết việc này không?

Lê Minh Ngọc, Sư phạm Giáo dục chính trị 2A- ĐH Sư phạm Huế, email: leminhngoc_starlight@yahoo.com:
Cần một "Bộ luật" thật rắn, thật nặng chống tham nhũng

Tại sao chúng ta không xây dựng một cơ quan chống tham nhũng có quyền lực ngang tầm với một Bộ và cơ quan này phải có đủ những người tài, tâm huyết và trách nhiệm, có đủ tài chính, có lực lượng an ninh riêng...? Chúng ta cần có một "bộ luật" thật rắn, thật nặng để xử lý tội tham nhũng. Luật nghiêm thì quan chức vô đạo đức sẽ đỡ tham của, tham tiền, đỡ hại dân, hại nước.
Đoàn Tử My, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội:
Chống tham nhũng không khó!

Nhiều người nói rằng: chống tham nhũng khó lắm, vì khi nhận hối lộ, có ai chịu làm giấy biên nhận đâu, làm gì có chứng cứ? Rồi thì ở ta chủ yếu dùng tiền mặt, người ta có bao nhiêu tiền làm sao kiểm soát nổi? Thực ra, đó chỉ là suy nghĩ của những người hoặc là do không hiểu rõ thế nào là chống tham nhũng, hoặc là cố tình gây hoả mù.

Khác Luật Hình sự (cơ quan tố tụng phải chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo), với Luật chống tham nhũng, không phải cơ quan chống tham nhũng, mà chính công chức (đối tượng của luật chống tham nhũng) phải chứng minh rằng mình trong sạch, rằng tài sản, các nguồn thu nhập, chi tiêu của mình là hợp pháp. Cái này gọi là nguyên tắc suy đoán có tội. Các nước đều áp dụng cách này trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nếu nguyên tắc này được thực thi, tất cả các công chức có tài sản gấp nhiều lần thu nhập sẽ phải giải trình. Nếu không giải trình được sẽ bị coi là tham nhũng, không cần biết tham nhũng bằng cách nào: nhận hối lộ, tham ô, lợi dụng chức vụ v.v... Tài sản đó sẽ bị tịch thu, công chức bị cách chức, sa thải mà không cần thiết phải khởi tố, truy tố vì rất khó khăn khi kết tội theo luật hình sự. Hơn nữa, nếu có bỏ tù các quan chức đó thì cũng chẳng thu lại được những khoản tiền bị tham nhũng vì phương châm của kẻ tham nhũng thường là  "hy sinh đời bố, củng cố đời con".

Nếu luật chống tham nhũng được thực thi theo hướng này, chắc hẳn các công chức sẽ mất đi động lực tham nhũng. Tham nhũng mà làm gì, nếu như tiền kiếm được cứ phải giấu giếm, không được phép xây nhà, mua trang trại, mua xe hơi, đi du lịch, cho con cái du học? Tôi cho rằng, chống tham nhũng không khó, vấn đề là chúng ta có thực sự muốn chống tham nhũng hay không, vì dường như nó động chạm đến quá nhiều người.

Hoàng Tô Hoài, 15, ngõ 454, đường Bưởi, Hà Nội, email: hoaiht@bidv.com.vn:
Hãy bắt đầu từ các quan chức cấp cao để tạo niềm tin cho dân

Cá nhân tôi nhất trí việc thành lập Cơ quan chống tham nhũng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng quyền hạn của cơ quan này phải đủ mạnh, có đủ thẩm quyền, nếu có đơn thư (kể cả nặc danh) thì cơ quan này có trách nhiệm sàng lọc và trực tiếp thụ lý, xử lý. Chỉ có điều, họ phải độc lập hoàn toàn không bị chi phối bởi người khác, cơ quan khác và có quy định chống lạm dụng quyền, đề phòng những sự việc có tính chất cá nhân dẫn đến công việc không minh bạch.

Để chống tham nhũng có hiệu quả, các cán bộ của chúng ta buộc phải kê khai tài sản và cơ quan chống tham nhũng phải trực tiếp điều tra xử lý, công bố công khai tài sản đó trước công luận. Hãy bắt đầu từ những quan chức cấp cao để có niềm tin với dân, để răn đe kẻ dưới và có cơ hội làm tiếp các việc sau này. Tại sao quan chức của chúng ta giầu thế, lấy ở đâu ra? Ngoài thừa kế thì chỉ có tham ô mà thôi!

Nguyễn Công Hiệp, 15 A, Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, thientueminh@yahoo.com:
Tôi rất ủng hộ VietNamNet trong việc tạo ra kênh cho cử tri chất vấn với ĐBQH!

Tham nhũng là một con sâu tuy nhỏ nhưng phải nói là khả năng đục phá và sức sống của nó vô cùng lớn. Xoay quanh vấn đề nghị sự về chống tham nhũng tôi xin đặt ra một câu hỏi: Là một cán bộ Nhà nước, nếu nằm trong tình thế phải tham nhũng: có nghĩa là mình không còn con đường nào khác để lựa chọn (vì sự vụ tham nhũng đó liên quan đến một bộ sậu mà mình chỉ là cấp dưới) thì trong vai trò đó các vị xử sự như thế nào? Câu trả lời lý tưởng là :"Tôi sẽ tố giác!" nhưng liệu ai đảm bảo cho anh miếng cơm manh áo nếu như anh bị cô lập và bị trù dập?!. Như vậy, phải chăng bằng một biện pháp nào để có thể khuyến khích việc tố giác tội phạm tham nhũng mà người tố giác ấy "vẫn an toàn". Đó là vấn đề không dễ và trên cương vị là Đại biểu Quốc hội tôi rất mong muốn nghe ý kiến phản hồi từ phía quí vị.

Chúc quí vị sức khoẻ, công tác tốt và tích cực đóng góp vào sự nghiệp chống tham nhũng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chào trân trọng!

Khánh Linh, Cafe dang - Hanoi, email: khanhlynh2003@yahoo.com:
Bằng chứng tham nhũng chính là khối lượng tài sản người tham nhũng có được...

Tại sao kêu gọi chống tham nhũng rất nhiều mà vẫn không chống nổi, hơn nữa, lại còn ngày càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng? Tại sao các quan chức cấp cao tham nhũng mà Chính phủ không biết? Tôi cho rằng, bằng chứng của tham nhũng chính là khối lượng tài sản mà người tham nhũng có được nhưng không thể giải trình nguồn gốc. Như vậy chứng tỏ để biết một người tham nhũng thật quá dễ dàng.

Đình Lý, 89 Pasteur, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Cơ quan chống tham nhũng nên đặt dưới sự quản lý của Quốc hội.

Tôi cho rằng, cơ quan chống tham nhũng nên đặt dưới sự quản lý của Quốc hội. Lý do: vì các Bộ trong Chính phủ là cơ quan có nhiều sai phạm nhất, không nên giao cho Chính phủ.

Phạm Quý Cường, 210 La-Hà Nội, Email: Phamquycuong_25@yahoo.com.au:
Khi nào Việt Nam có thể chống tham nhũng được như Trung Quốc?

Thưa Thủ tướng ! Với Tư cách là cử tri, xin được hỏi Thủ tướng: Đến khi nào Việt Nam có thể chống tham nhũng được như Trung Quốc? Xin cảm ơn Thủ tướng!

Ngô Văn Hiệu, Bắc Giang, Email: antigone0904@yahoo.com:
Khi nào nhân dân được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình qua Website riêng của QH cũng như của từng Bộ?
Lê Đình Nghĩa, Killerupgade 05, DK - 5220 Odense SO, Denmark, Email: sun_nghia@yahoo.com:
Khôi phục Hồ Trị An bằng tiền "quan tham" hay ngân sách Nhà nước?

Kính thưa Thủ tướng, với tư cách là một công dân, theo Thủ tướng, Hồ Trị An sẽ được khôi phục bằng tiền cá nhân của các quan tham hại dân hại nước này, hay là tiền của ngân sách Nhà nước? Với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, ý kiến của Thủ tướng về vấn đề trên như thế nào? Xin cám ơn Thủ tướng!

Võ Văn Sáng, Sông Cầu - Phú  Yên, Email: daisongcau@yahoojcom
Thưa Thủ tướng, xin được hỏi Thủ tướng những lãng phí tiêu cực chúng ta chưa phát hiện được để xử lý còn có thể hiểu, nhưng có những lãng phí rất lớn, ví như tình trạng lạm dụng mua xe công vượt quá tiêu chuẩn ở bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có, rất phổ biến và có địa chỉ rõ ràng, vì sao Chính phủ không xử lý để lấy lại lòng tin của nhân dân?
Phan Trung, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, Email: trungphanvn2003@yahoo.com:
Sai phạm nhiều người, sao chỉ "xử trảm" vài cá nhân?

Qua theo dõi trên báo chí những bê bối làm thất thoát hàng trăm tỉ đồng tại Seaprodex VN cũng như việc đầu tư 9 cảng cá của Bộ Thuỷ sản gây lãng phí không biết bao nhiêu tiền của của nhân dân, tôi thấy vô cùng bức xúc.

Sai phạm diễn ra trong suốt thời gian dài, qua nhiều thời kỳ lãnh đạo, thế nhưng ông Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc chỉ "đè" vài cán bộ ra "xử trảm" một cách bất minh. Trong khi đó, hàng loạt cán bộ lãnh đạo khác, trong đó có nhiều lãnh đạo Bộ thuỷ sản, vẫn bình chân như vại, thậm chí còn được giao nắm giữ những vị trí quan trọng hơn như hai Phó Tổng Lê Hoà Bình và Đặng Nguyên Dũng! Điều gây bức xúc hơn nữa cho dư luận là Bộ Thuỷ sản còn tìm mọi cách phủi trách nhiệm và đứng ngoài cuộc. Cụ thể như bà Thứ trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh, trực tiếp ký hầu hết những quyết định, văn bản đầu tư thể hiện rõ hàng loạt hành vi cố ý làm trái, vẫn đứng trên diễn đàn Quốc hội làm đại biểu của dân và còn lớn tiếng "chống tham nhũng", rồi cho rằng "tham nhũng đã giống như căn bệnh ung thư đã di căn"! Ông Bộ trưởng định giải thích chuyện này như thế nào với cử tri cả nước?

  • VietNamNet (tổng hợp)

Mời quý vị tiếp tục đóng góp ý kiến tại đây:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,