221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
543394
''Hụi, họ'' được coi như một hợp đồng vay tài sản
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
''Hụi, họ'' được coi như một hợp đồng vay tài sản
,

(VietNamNet) -  Quan hệ ''hụi, họ'' được dự thảo Bộ luật Dân sự coi như một hợp đồng vay tài sản, với lãi suất không quá 50% lãi suất cao nhất của ngân hàng thương mại... 

''Phần lớn các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) đề cập đến những vấn đề cốt yếu trong cuộc sống thường ngày của mỗi người dân. Do đó, BLDS được coi là cẩm nang của mỗi người dân, mỗi gia đình trong các giao lưu dân sự, đặc biệt là khi thực hiện quyền sở hữu, giao kết, thực hiện hợp đồng, thừa kế''.

Đại biểu Quốc hội nghe trình bày dự án luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã nói như vậy khi trình bày dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trước Quốc hội chiều 11/11.

Cho phép thay đổi giới tính

Bộ trưởng Uông Chu Lưu cho biết, sửa đổi Bộ luật quán triệt quan điểm ''hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của cơ quan Nhà nước vào các quan hệ dân sự, tôn trọng và phát huy sự tự thoả thuận, tự quyết định của các chủ thể''.

Dự thảo Bộ luật cũng có một số điểm mới: Quyền sở hữu và các quyền khác đối với bất động sản phải được đăng ký (nhà ở nông thôn, nhà xưởng để sản xuất kinh doanh, khách sạn, các công trình xây dựng khác...); bổ sung một số quyền nhân thân như quyền hiến các bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền thay đổi giới tính...

Đặc biệt, quan hệ ''hụi, họ'' trong dân gian được điều chỉnh như một hợp đồng vay tài sản, trong đó quy định về mức lãi suất (không quá 50% lãi suất cao nhất của ngân hàng thương mại). Để một mặt, hướng dẫn nhưng người tham gia chơi hụi, họ một cách lành mạnh, mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, mặt khác tạo cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. (Toà án hiện từ chối giải quyết vì lý do pháp luật chưa quy định).

Đối với trường hợp chơi hụi, họ có tính chất kinh doanh thì hợp đồng đó vô hiệu! Nếu có dấu hiệu phạm pháp (cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) thì phải xử lý theo pháp luật.

Toà án ra quyết định bắt giữ tàu biển?

Cùng chiều 11/11, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình trình dự án Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi). Đáng lưu ý, dự luật đã bỏ quy định về phạm vi hoạt động của tàu biển tư nhân để đảm bảo sự bình đẳng về sử dụng, khai thác tàu biển giữa các thành phần kinh tế của Việt Nam, khuyến khích phát triển tàu biển tư nhân.

Chính phủ đề nghị giữ nguyên quy định: ''Tàu biển Việt Nam được ưu tiên vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam''. Tàu biển nước ngoài tham gia hạn chế trong các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định. Một số thành viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng, không nên phân biệt đối xử như vậy để phù hợp với xu thể hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo ông Bình, dự luật bỏ quy định quyền của Giám đốc Cảng vụ hàng hải được tạm giữ tàu biển trong vòng 72 giờ theo yêu cầu của chủ nợ đối với khiếu nại hàng hải. Đây là những khiếu nại dân sự, không mang tính đặc thù riêng, cần được đưa ra toà án giải quyết, không nên giao cho cơ quan hành chính là Cảng vụ hàng hải. Hơn nữa, Toà án thực hiện nhiệm vụ này cũng phù hợp với tập quán hàng hải quốc tế và tương tự như pháp luật hàng hải của hầu hết các nước.

Các dự luật nói trên dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 7 đầu năm 2005.

Sáng ngày 12/11, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình các dự án Luật dược, Luật Quốc phòng, Luật Kiểm toán Nhà nước); nghe dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2005 của Quốc hội. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự kiến chương trình giám sát này.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,