221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
538166
"Không nên coi cơ quan chống tham nhũng như bùa phép"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Không nên coi cơ quan chống tham nhũng như bùa phép'
,

(VietNamNet) - Trong lúc QH vẫn đang bàn bạc về việc nên hay không lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thì nhiều ĐB đã có nhận định riêng của mình... VietNamNet đã có cuộc trao đổi với nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (ĐB TP.HCM) xung quanh vấn đề này.

ĐB Quốc hội Nguyễn Đình Lộc. Ảnh: Nguyên Vũ.

- Việc thành lập một cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng có phải là giải pháp duy nhất, tức thời để chống tham nhũng không, thưa ông?

- Chúng ta muốn có một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng do thấy rằng lâu nay chúng ta nói nhiều, giao trách nhiệm hết cho các ông thủ trưởng, nhưng trách nhiệm chung như thế không hiệu quả. Cho nên bây giờ muốn đi tìm trong bộ máy, cơ chế của chúng ta đang thiếu cái gì đó. Nhưng vấn đề quan trọng là phải hình dung cho rõ công cụ đó như thế nào, vì công cụ đó phải đặt trong khuôn khổ Hiến pháp.

Khi nói đến một cơ quan chống tham nhũng thì chắc chắn đó phải là một cơ quan có thực quyền, mà muốn thực quyền thì phải có quyền điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng xét xử thì có toà án, truy tố có VKS, còn điều tra có cơ quan công an! Bây giờ thành lập cơ quan này theo tinh thần trong báo cáo của Thủ tướng phải có tính chất đại diện cho cả hệ thống chính trị. Đó là cơ quan có tính chất họp hành chỉ đạo thôi! Bởi vì tính chất của nó chưa rõ nên khó nói cần hay không cần!

Theo tôi, mấu chốt không phải có cơ quan chống tham nhũng, xem nó như ''bùa phép'' mà phải tạo ra được trong xã hội, trong bộ máy nhà nước một tinh thần, một không khí đấu tranh chống tham nhũng!

- Một số nước trong khu vực đã thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng?

- Một cơ quan chống tham nhũng không phải là không có! Chẳng hạn, Malaysia có một cơ quan như thế, nhưng không nên nghĩ rằng Malaysia hết tham nhũng. Cho nên tôi không nghĩ thành lập cơ quan chống tham nhũng là một ''phép mầu'' giải quyết được tình hình. Vấn đề cơ bản là phải có một tinh thần thực sự chống tham nhũng! Người ta thường nói: ''Muốn chống tham nhũng phải có những bàn tay sạch. Nhưng bàn tay sạch chưa đủ mà phải có bàn tay sắt!''

- Lâu nay chúng ta cũng vẫn nói như vậy nhưng tình hình tham nhũng chưa thuyên giảm?

- Thì đấy! Chúng ta bây giờ tìm giải pháp như một ''bùa phép'' chống tham nhũng. Nhưng có làm thay đổi được tình hình hay không thì chưa rõ!

- Theo báo cáo của Thủ tướng có thể hiểu là lập cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng, không phải trực tiếp điều tra, truy tố... để chống tham nhũng?

- Bây giờ đang có 2 loại ý kiến khác nhau! Một ý kiến như của ĐB Trương Hoà Bình (nguyên Viện trưởng VKSND TP.HCM) phát biểu tại thảo luận tổ sáng qua (27/10) thì đó là cơ quan có tính chất chỉ đạo chung! Nhưng có ý kiến cho rằng đây phải là một cơ quan thực sự tác chiến, tức là có quyền điều tra, phát hiện, truy tố... Đó là những phương án khác nhau, cần bàn kỹ!

- Có ý kiến lập cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng thuộc Quốc hội. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Nếu được một cơ quan như thế rất cần! Nhưng phải xác định cho rõ tính thực quyền của nó! Nó có thực quyền hay không và quyết tâm hay không? Theo ông Hàn Phi Tử, nhà pháp trị thời Tần - Trung Quốc, có 3 yếu tố để làm pháp trị chứ không phải chỉ riêng là pháp luật! 3 yếu tố ''pháp, thuật, thế'' mới thành pháp trị được! Nếu bây giờ chúng ta chỉ nói pháp luật mà không ai thi hành cả thì pháp trị cái gì? Nên phải có ''thuật''! ''Thuật'' là cả một vấn đề! ''Thuật'' ở đây không phải lừa đảo hay xấu xa! ''Thuật'' có tính chất như là một cung cách làm! Nhưng điều rất cơ bản là phải có ''thế'': Ở một vị trí nào thì mới làm được, người có quyền lực như thế nào đó thì mới làm được!

Tôi ủng hộ lập một cơ quan chống tham nhũng thuộc Quốc hội nhưng phải có thực quyền! Muốn thế phải tính hết các cơ sở pháp lý của nó!

- Ông có ủng hộ Kiểm toán Nhà nước thuộc Quốc hội?

- Tôi ủng hộ! Về Quốc hội thì nó có điều kiện khách quan hơn! Bản thân kiểm toán là một cơ quan chống tham nhũng rất có hiệu quả! Ở các nước dùng cơ quan kiểm toán thì anh chi tiêu cái gì cũng đi vào rạch ròi hết!

- Công an, viện kiểm sát, toà án lâu nay vẫn thực hiện chống tham nhũng... nhưng tại sao hiệu quả không cao?

- Có một ý trong báo cáo của Thủ tướng: Đấu tranh chống tham nhũng là đấu tranh trong bộ máy nhà nước! Nhưng hầu hết các cơ quan bây giờ không tự làm điều đó, mà chỉ người bên ngoài vào làm! Thật ra cũng do bên trong ''xì'' ra, bản thân người ngoài làm thế nào biết được! Như vậy tính chủ động không có! Bây giờ làm sao có bộ máy nào rải khắp nơi để đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả?

- Cái khó là ''đấu tranh thì tránh đâu'' trong khi cơ chế bảo vệ cho người tố cáo tham nhũng, tiêu cực chưa đảm bảo?

- Đương nhiên Nhà nước khuyến khích làm việc đó phải có cơ chế bảo vệ họ! Tôi có nghe bên Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Luật tố cáo cán bộ, công chức tham nhũng, tiêu cực, tách ra từ Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong đó sẽ tính đến cơ chế bảo vệ người tố cáo. Tất nhiên chúng ta đòi hỏi những người tố cáo phải công tâm, không lợi dụng việc tố cáo để bêu xấu người khác! Tố cáo phải có căn cứ, chứng cứ rõ ràng!

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực?

- Phải nói rằng, nếu không có báo chí thì lâu nay hiệu quả chúng ta đã làm được trong việc chống tham nhũng chưa chắc đã có được...

  • Văn Tiến
    thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,