221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
537162
Sẽ hình thành cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Sẽ hình thành cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng
,

(VietNamNet) - Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã đưa ra giải pháp mạnh mẽ như vậy trong báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 sáng 25/10.

Soạn: AM 179233 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Thủ tướng Phan Văn Khải đọc báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005.

''Không được im lặng trước công luận''!

Thủ tướng Phan Văn Khải phản ánh, hầu hết các vụ tham nhũng xẩy ra đều không do cơ quan tự phát hiện và đấu tranh, mặc dù có đủ các tổ chức chính quyền, Đảng, đoàn thể. Tình trạng đó chứng tỏ dân chủ nội bộ bị kìm hãm. Việc này cần đặt ra trong lần kiểm điểm cuối năm ở mỗi cơ quan, phân tích rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Trước tình hình này, Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết thực tiễn để nhận dạng, phân tích các điều kiện nẩy nở tham những, đề ra chiến lược phòng ngừa và chống tham nhũng bằng những giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm nhăn ngặn từ gốc, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vụ tham nhũng, đặc biệt là các vụ án lớn, các vụ có tổ chức, câu kết giữa những phần tử biến chất trong bộ máy công quyền và những kẻ xấu trong xã hội.

''Cần hình thành cơ quan thống nhất chỉ đạo phòng chống tham nhũng, hội tụ được ý chí, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tăng cường các cơ quan chức năng đi đôi với động viên, tổ chức nhân dân tham gia tích cực cuộc đấu tranh này'', Thủ tướng Phan Văn Khải đưa ra giải pháp mạnh mẽ.

''Bảo đảm tính công khai, minh bạch và tăng cường sự giám sát, kiểm tra các hoạt động của cơ quan hành chính, trước hết là trong quan hệ với dân. Những sự việc dân đã phát hiện, các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu, thuộc trách nhiệm của cơ quan nào, thì cơ quan ấy phải kiểm tra, xác minh và thông tin phản hồi với dân, với báo chí, không được im lặng trước công luận. Những trường hợp báo đưa tin không đúng cũng phải được trả lời rõ ràng. Cơ quan hành chính cấp trên phải theo dõi việc trả lời công luận của cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình'', Thủ tướng nói tiếp.

Tạo cơ chế cho cơ quan dân cử và nhân dân giám sát đầu tư!

Một vấn đề nữa Thủ tướng quan tâm đến kiến nghị của cử tri là vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước ''bị đục khoét đang ở mức nghiêm trọng, gây bất bình lớn trong xã hội''. ''Điều quan trọng hàng đầu là phải hạn chế tới mức thấp nhất các sai sót về chủ trương đầu tư (từ quy hoạch đến mục tiêu, địa điểm, quy mô đầu tư và lựa chọn công nghệ), vì đầu tư sai gay lãng phí lớn nhất và rất khó sửa. Chính phủ sẽ chỉ đạo điều tra, đánh giá và phân tích thẳng thắn hiệu quả của những công trình đã và đang xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001 -2005 để rút kinh nghiệm cho kế hoạch 5 năm tới'', ông nói.

Trong báo cáo thẩm tra tình tình kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên nêu rõ: Việc thực hiện đầu tư và giải ngân các nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục đều chậm, không bảo đảm tiến độ như đã phê duyệt và cam kết, tồn đọng vốn, làm giảm hiệu quả đầu tư. Sau hơn 1 năm, tính đến 31/8/2004, nguồn vốn công trái giáo dục cho kiên cố hoá trường học mới giải ngân đạt 55,7%. Nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư cho các dự án do Bộ Giao thông Vận tải quản lý giải ngân được 34% kế hoạch năm, do Bộ NN&PTNN quản lý chỉ giải ngân được 15%. Đây là nguồn vốn phải chịu lãi suất cao ngay từ khi huy động.

Lâu nay, lãng phí, thất thoát trõng xây dựng cơ bản có một nguyên nhân quan trọng do quy trình đầu tư khép kín và thiếu cơ chế giám sát. Giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết: ''Chính phủ đang chuẩn bị ban hành quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư bằng vốn nhà nước và sẽ cùng các cơ quan của Quốc hội xây dựng quy chế bảo đảm cho các cơ quan dân cử và nhân dân giám sát các công trình đầu tư của Nhà nước một cách thiết thực, có hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, rút ruột công trình''.

Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị lấy năm 2005 là năm nâng cao hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí và nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Tiết kiệm chi tiêu ngân sách - đã đến hồi bức xúc!

Đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, Thủ tướng nhấn mạnh: ''Năm 2005 cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên (không kể tiền lương và những khoản có tính chất lương); ngăn chặn lãng phí và chi vượt quy định trong việc mua sắm tài sản, xây trụ sở, tiếp tân, hội nghị, đi nước ngoài, đi công tác địa phương tốn kém nhiều mà hiệu quả ít...; chấn chỉnh quản lý tài sản công, đặc biệt là đất đai; công khai hoá tài chính; tài sản công của cơ quan, DN và đơn vị sự nghiệp công lập...''

Chính phủ trình Quốc hội dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2005 là 226.450 tỷ đồng, tăng 9,8% so với ước thực hiện năm 2004; trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 9,2%. Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị dự toán chi ngân sách phải bảo đảm kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, chế độ đối với người có công, cải cách tiền lương; phân bổ ngân sách tạo điều kiện cho những địa phương có nhiều khó khăn, nguồn thu còn nhỏ.

Ngân sách năm 2004 đã dùng 5.700 tỷ đồng để bù lỗ xăng dầu. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết, cuối năm có thể điều chỉnh giá xăng nếu giá xăng trên thị trường thế giới tiếp tục ở mức cao. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chấp nhận tiếp tục bù lỗ cho giá dầu, là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất. Trong tình hình giá cả biến động khó lường, mục tiêu phấn đấu năm 2005 là kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội chấp nhận mục tiêu này thay cho việc quy định con số cụ thể về giới hạn chỉ số tăng giá.

  • Thanh Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,