221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
531104
Đơn thuốc nào cho ''bệnh'' thất thoát đầu tư xây dựng?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Đơn thuốc nào cho ''bệnh'' thất thoát đầu tư xây dựng?
,

(VietNamNet) - Lãng phí, thất thoát đến nay vẫn thiếu liều thuốc đặc trị do chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu, do tính khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản. Căn bệnh này sẽ được đem ra ''mổ xẻ'' trong một chuyên đề giám sát của Quốc hội tại kỳ họp khai mạc vào ngày 25/10 tới.

Soạn: AM 167409 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Xây dựn công trình giao thông đô thị.

Thất thoát ở khâu nào lớn nhất?

Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tình hình thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản xẩy ra ở tất cả các khâu từ quy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công, nghiệm thu công trình... Tuy nhiên, thất thoát lãng phí lớn nhất lại nằm trong công tác quy hoạch, quyết định đầu tư. Chưa có một số liệu chính xác đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, lãng phí ở khâu quyết định đầu tư chiếm 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát.

Thiếu sự phối hợp và đồng bộ về quy hoạch trong thực tế người dân thường thấy là ''nay ông làm đường, mai có ông làm nước lại đào xới lên''. Có nhiều dự án lãng phí do sản xuất không có nguyên liệu, sản xuất thừa không nơi tiêu thụ. Như nhà máy đường Linh Cảm - Hà Tĩnh với số vốn nhiều tỷ đồng xây dựng xong phải ''nằm chờ'' vì không có nguyên liệu, phải di chuyển. Nhiều quyết định đầu tư sai quy hoạch dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn. Như ở Hà Nội, chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh) đầu tư hàng chục tỷ đồng làm xong vắng như... chùa bà Đanh.

TS. Dương Văn Cận, Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng cho rằng, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, vốn bố trí cho quy hoạch chỉ đạt 0,004% so với tổng mức vốn xây dựng hàng năm. Do đó, hiện chỉ có 15% thành phố có quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt. ''Nhà nước cần bố trí đủ vốn cho quy hoạch xây dựng bằng 3-5 lần số vốn hiện nay để từ nay đến năm 2010 thực hiện 70-80% khối lượng quy hoạch chi tiết trên phạm vi cả nước'', ông kiến nghị.

Tỷ lệ thất thoát, lãng phí trung bình là 1,5% hay 10%?

Đến nay, qua hàng trăm cuộc họp và hội thảo, vấn đề này vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục! Theo bà Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, qua giám sát đầu tư xây dựng cơ bản, các bộ ngành báo cáo tỷ lệ thất thoát, lãng phí chỉ là... 1,5%, thật khó tin (?!).

Trong đề án chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Xây dựng vừa đưa ra lấy ý kiến, cũng chưa đưa ra con số chính thức. Nhiều dự án được lấy làm minh chứng có tỷ lệ thất thoát, lãng phí  0,03-3%, hay chỉ nói chung chung là ''nhiều tỷ đồng''. Một số chuyên gia nhận xét, tỷ lệ này mới thể hiện ''thất thoát, lãng phí'' hữu hình, tính được bằng tiền, còn những thất thoát, lãng phí vô hình do công trình không đạt hiệu quả đề ra thì chưa ''đo đếm'' được.

Ông Đào Duy Quát, Phó Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, khi góp ý cho đề án này đã nói: ''Tỷ lệ thất thoát, lãng phí trên dưới 10% được nhiều nhà quản lý chuyên gia dễ chấp nhận. Thực tế qua thanh tra ở một địa phương, bên cạnh công trình thất thoát lãng phí 5,6% lại có cả công trình bị móc ruột tới 54%. Thậm chí có dự án lãng phí cả... 100% như công trình Nhà hát chèo Hà Nội chưa sử dụng được ngày nào đã phải phá đi xây lại''.

Dự án 10 tỷ đồng, để lại cho ''trên'' 2 tỷ!

Có lần trong một phiên họp của UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Tráng A Pao đã thẳng thắn đề cập đến việc chạy dự án đầu tư xây dựng: ''Giải quyết việc gì cũng phải có màu! Tôi đã từng làm (ở tỉnh Lào Cai - NV) nên biết ''trên'' gợi ý cho ''dưới'' lên xin. Một dự án 10 tỷ nhưng chỉ mang về địa phương 8 tỷ, 2 tỷ để lại cho ''trên''! Không để lại lần sau lên xin không xong đâu!'' Cũng theo ông Tráng A Pao: ''Bộ trưởng, thứ trưởng không gợi ý nhưng vụ trưởng và chuyên viên gợi ý''.

Đây chính là biểu hiện của cơ chế ''xin cho'' phát sinh nhiều tiêu cực, tham nhũng. Có dự án để phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhưng có dự án cũng đồng nghĩa với có tiền, cơ hội ''móc ruột'' công trình. Bởi thế phổ biến tình trạng địa phương lên trung ương chạy dự án, huyện, xã lên tỉnh, trung ương chạy dự án. Những thất thoát, lãng phí do chi phí trung gian này rất lớn, chỉ mới được phản ánh mà chưa biết tỷ lệ ăn chia này là bao nhiêu?

Cách chức người quyết định đầu tư sai quy hoạch?

Đặt ra trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư, vấn đề không mới nhưng thực hiện ''khó như lên trời''. Hàng loạt các dự án mà đầu tư không hiệu quả, dàn trải, thất thoát vốn lớn như mía đường, dầu khí... nhưng để truy cứu trách nhiệm người ra quyết định đầu tư rất khó khăn. Các dự án mía đường đến nay hậu quả ''sờ sờ'' ra đấy, chưa biết đến bao giờ khắc phục xong. Nhưng người ra quyết định đầu tư, nay đã về hưu, ''hạ cánh an toàn'', hoặc chuyển làm công tác khác...

Bộ Xây dựng đề xuất, Nhà nước cần sớm ban hành các chế tài đủ mạnh để điều tiết người quyết định đầu tư. Người ra quyết định đầu tư phải bị xử phạt hành chính, thậm chí cách chức hoặc miễn nhiệm khi quyết định những dự án đầu tư sai quy hoạch gây hậu quả nghiêm trọng. Bộ này cũng đề nghị lấy năm 2005 là năm thiết lập kỷ cương trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Tăng cường giám sát và khắc phục ''quy trình khép kín''!

Một điều dễ thấy là với các dự án của bộ, ngành, địa phương, tất các khâu đều do cơ quan, DN của bộ ngành, địa phương đó làm, khép kín từ quy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyết toán... Chẳng hạn, khâu giám sát thi công thì vì ''anh em trong một nhà'' nên dễ thông cảm với nhau! Nhiều dự án chỉ khi ''anh em'' ăn chia không sòng phẳng, đấu đá, tranh chấp với nhau mới lộ ra ngoài, báo chí đưa, cơ quan điều tra vào vụ việc mới được phơi bày.

Khâu đấu thầu cũng thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Nhiều công trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức để tạo ''công ăn việc làm cho người trong nhà''. Phố biến việc ''đi đêm'' giữa nhà thầu với chủ đầu tư, thông đồng giữa các nhà thầu với nhau. Quy chế đấu thầu thiếu chặt chẽ, không công khai minh bạch đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng nhưng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại. Hay giành giật gói thầu bằng giá thấp ''giật mình'', bằng 28,9% giá gói thầu (gói 2B hầm đèo Hải Vân), hoặc chênh lệch lên tới 400 tỷ đồng (gói thầu xây dựng cảng Cái Lân)... dẫn đến công trình kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài, chi phí phát sinh lớn vẫn được quyết toán.

Báo cáo của một số bộ tỷ lệ thất thoát, lãng phí chỉ 1,5% ''không ai tin'' nhưng Quốc hội không thể tự mình kiểm toán (Kiểm toán Nhà nước hiện thuộc Chính phủ - NV). Còn người dân không có điều kiện giám sát trực tiếp các dự án lớn mà chỉ thông qua các cơ quan đại diện để thực hiện quyền giám sát. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, yêu cầu đặt ra là phải công khai, minh bạch hoá quy trình đầu tư, thực hiện cạnh tranh công khai đấu thầu, thuê tư vấn, giám sát... Giải pháp lâu dài là tách các DN ra khỏi chủ quản bộ, ngành thông qua cổ phần hoá và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản.

  • Trần Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,