221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
522126
Kinh tế tri thức: Có nên đi tắt đón đầu?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Kinh tế tri thức: Có nên đi tắt đón đầu?
,

(VietNamNet) - Tuy chưa đi đến khái niệm thống nhất về kinh tế tri thức (KTTT), nhưng không ít nhà kinh tế học đã bắt đầu "toan tính" đến chuyện làm thế nào để xây dựng KTTT tại Việt Nam...

Soạn: AM 159901 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đẩy mạnh ứng dụng tin học là một cách tiến lên KTTT.

Việt Nam có thể tiến lên KTTT?

Trong cuộc Hội thảo "Phát triển KTTT ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra" vừa được tổ chức tại TP.HCM, GS. Đặng Hữu khẳng định một lần nữa, định nghĩa mới nhất của OECD và APEC: KTTT là nền kinh tế  "sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" cho thấy nhận thức mới: KTTT là động lực chủ yếu nhất chứ không phải là chỗ dựa trực tiếp. Điều này nhằm tránh tư tưởng cực đoan trước đây chỉ tập trung phát triển các ngành công nghệ cao dựa nhiều vào tri thức.

PGS.TS. Trần Đình Thiên tỏ ý hoài nghi: "Người ta nói về KTTT nghe có vẻ chông gai. Liệu chúng ta có thể đi lên KTTT không, trong điều kiện một nước tiềm lực tài chính yếu, thừa lao động không có khả năng, có tới chừng 70% dân số là nông dân quen tự cấp tự túc, quen lo cái trước mắt? Phải chăng chúng ta đẻ non một ý tưởng khi quá trình và xu thế thực tiễn chưa chín muồi?".

Nhưng PGS Thiên cũng khẳng định: "Xu thế KTTT toàn cầu là khách quan, tất yếu, không chờ đợi sự nhận thức của riêng ai. Hoặc chủ động hội nhập vào nó để tiến lên cùng nhân loại, hoặc bị xu hướng lôi đi xềnh xệch, thực chất là bị đặt ngoài lề phát triển". Ông Thiên cho rằng, vấn đề là ta phải làm gì để tránh trường hợp thứ hai.

Cùng ý kiến với PGS Thiên, GS Trần Đình Bút nói thêm: "Có ý kiến phản đối chủ trương đi tắt đón đầu, cho rằng trình độ chúng ta còn quá thấp kém làm sao đón đầu được. Quả thực, trình độ kinh tế của ta còn thấp kém, nhưng trí thông minh thì có thể không thua bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Nếu không đi tắt, mà cứ theo trình tự nấc thang của người đi trước thì vĩnh viễn tụt lại sau với khoảng cách ngày càng xa. Trung Quốc vươn lên hàng thứ ba đi vào vũ trụ, chính vì biết cách và dám đi tắt đón đầu, bỏ xa nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế, công nghệ cao hơn".

Giải  pháp nào cho Việt Nam?

Bên cạnh vấn đề đào tạo nhân lực như hội thảo trước, các ý kiến còn đưa ra một loạt giải pháp mang tính đồng bộ.

TS. Nguyễn Văn Thu, Viện các vấn đề phát triển, đã gợi ý, sau khi khảo sát kỹ kinh nghiệm của các con rồng châu Á có nhiều điểm tương đồng so với Việt Nam như Hàn Quốc, Singapore... Đó là: đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng với cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài; Đặt mục tiêu mở rộng xuất khẩu lao động được chuẩn bị tốt về nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, để vừa tăng nguồn thu ngoại tệ, vừa rèn tay nghề, thay cho việc duy trì quá lâu tình trạng xuất khẩu lao động phổ thông trong khi công nhân kỹ thuật, sinh viên ra trường không có khả năng tìm việc trong nước.

Ngoài ra, TS. Thu cho rằng, việc dùng chính sách tiền lương để giải quyết tình trạng thừa người có bằng cấp, thiếu cán bộ thực hành (Hàn Quốc ở giai đoạn đầu đã vận dụng chế độ lương của kĩ sư thực hành ngang với giáo sư đại học); Hỗ trợ, khuyến khích các học sinh giỏi, cán bộ trẻ triển vọng gửi đi đào tạo ở nước ngoài... cũng là một trong những nhiệm vụ cần được coi trọng.

Giải thích cho các giải pháp trên, TS. Thu nói: "Nếu phương Tây luôn coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu tạo ra những công nghệ mới, thì các con rồng châu Á lại đi ngược: bắt đầu bằng học hỏi, mô phỏng, bắt chước công nghệ, cải tiến công nghệ sẵn có của nước ngoài, chứ không dựa vào năng lực tự nghiên cứu. Các con rồng coi trọng sức kéo của thị trường hơn là sức đẩy của khoa học, chú ý kích Cầu hơn kích Cung công nghệ. Do vậy, các DN ứng dụng có vai trò lớn hơn các tổ chức KHCN. Phải chăng đây là hướng đi cho chúng ta?".

Cũng đi vào vấn đề kích Cầu, TS Nguyễn Trần Dương, Viện Kinh tế TP.HCM, nói cụ thể hơn: "Trung Quốc có sản phẩm công nghệ cao loại 3 giá rẻ, Singapore có sản phẩm công nghệ cao loại 2 giá rẻ. Hai nước này tung ra thị trường đúng thời điểm nên thu lợi lớn. Chúng ta cũng phải nhằm đúng thời điểm để tung ra sản phẩm độc đáo do mình cải tiến".

Học giả Phạm Chánh Trực - trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM - lại nhìn ra một "tương lai gần": Những sản phẩm của KTTT đang trong tầm tay của chúng ta với điều kiện phải đầu tư vào công nghệ cao, xây dựng nền sản xuất hiện đại dựa trên công nghệ cao.

Hơi khác với quan điểm kích Cầu công nghệ của TS.Nguyễn Văn Thu, GS.TS Đặng Hữu cho rằng phải xoá nhoà ranh giới giữa DN và trung tâm khoa học: mỗi cơ sở vừa nghiên cứu khoa học vừa kinh doanh (Cung và Cầu kết hợp hài hoà). Một mặt, ông chú trọng nghiên cứu cơ bản, coi đó là cơ sở để tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới. Mặt khác, ông đề cao việc ứng dụng.

Ngoài ra, ông khẳng định: "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi lĩnh vực đi nhanh vào KTTT. Cần ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm: luật CNTT, các quy định về chứng thực điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán qua mạng. Thực thi nghiêm chỉnh luật sở hữu trí tuệ, có chính sách bảo hộ thương hiệu các sản phẩm công nghệ thông tin Việt Nam".

Chính phủ là "bà đỡ"

Trước "hàng tá" giải pháp của các ĐB, GS Trần Đình Bút phát biểu: vai trò của Chính phủ là quan trọng nhất.

Theo ông, Chính phủ cần có những việc làm cụ thể thực hiện vai trò "bà đỡ": Điện tử hoá guồng máy hành chính càng sớm càng tốt, để nêu cao tính minh bạch, giảm tối thiểu nạn nhũng nhiễu, tiêu cực;  Cần dân chủ trong sử dụng nhân tài: hãy thử nghiệm chuyển từ "đảng cử, dân bầu" sang "dân bầu, đảng cử" rộng rãi ở các cấp, không riêng gì ở cấp cơ sở như bắt đầu thử nghiệm một số nơi; Mở rộng cửa internet, trợ giúp các đối tượng cần ưu tiên mà chi trả khó khăn như giáo viên, sinh viên...

PGS.TS Trần Đình Thiên thổ lộ: Cụm từ "kinh tế tri thức" trong suốt mấy năm qua vẫn chỉ được... nhắc đến như một cụm từ.

Một số ĐB cùng băn khoăn: cái khó là các ý kiến cần được lắng nghe và tiếp thu. Nếu không sẽ mãi là... ý kiến và chỉ vài người biết với nhau.

  • Phạm Cường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,