221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
492164
TP.HCM ủng hộ 2,5tỷ đồng cho nạn nhân chất độc da cam
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
TP.HCM ủng hộ 2,5tỷ đồng cho nạn nhân chất độc da cam
,

(VietNamNet) - Số tiền này được quyên góp tại cuộc vận động mang tên “Nối vòng tay lớn” sáng 25/7 tại TP.HCM, do Hội nạn nhân chất độc da cam tổ chức.

Gia đình ông Nguyễn Văn Quý, một trong những nguyên đơn đầu tiên khởi kiện các công ty sản xuất hóa chất Mỹ.

Trong số tiền quyên góp trên, Công ty bảo hiểm Prudential đã góp 500 triệu và 15.000USD. Kế đến là các đơn vị: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam góp 450 triệu đồng, Các thành viên của UB TƯMTTQ TP.HCM 100 triệu đồng, Công ty bảo biểm quốc tế  5.000USD…

Ngày 10/8 /1961, chiếc máy bay H-34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏ đầu tiên dọc quốc lộ 14 từ thị xã Kon Tum lên vùng rừng núi huyện Đắc Tô (tỉnh Kon Tum), mở đầu cho chiến dịch rải chất khai quang của Mỹ, được đặt dưới mật danh “Ranch Hand”. Từ những năm 1965 đến 1971, quy mô cuộc chiến tranh hóa học mở rộng, quân đội Mỹ dùng cả những máy bay vận tải khổng lồ C123 có khoang chứa đến 45 tấn, rải sâu vào căn cứ địa, hậu phương cách mạng.

Ông Đặng Vũ Hiệp, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam, cho biết: suốt trong vòng 10 năm (1961 đến 1971), quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất độc da cam, chứa gần 400kg dioxin. Lượng chất độc này đã rải trên 3 triệu héc-ta rừng cây và đồng ruộng Việt Nam, mà dày dặc là các vùng đất thuộc Quảng Trị và Tây Nguyên. Hậu quả là sau đạn bom, hơn 4 triệu người Việt Nam đã phải hứng chịu những căn bệnh hiểm nghèo.

Đứa bé này tên là Huỳnh Hưng, ở tại xã Sa nghĩa, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, vùng đất sinh ra cặp song sinh dính liền Việt - Đức hơn 20 năm trước. Hưng vừa bị mù, vừa bị câm, điếc, bại liệt và điên khùng. Ảnh: Đặng Vỹ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ, nơi đang nuôi hơn 150 em nhỏ bị bệnh tật do di chứng chất độc da cam, cũng cho biết: cả Chính phủ, các nhà khoa học và các công ty sản xuất hóa chất Mỹ cũng thừa nhận, chất độc da cam gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Năm 1985, các công ty sản xuất hóa chất đã bồi thường 250 triệu USD cho các cựu chiến binh Mỹ, con cái con cái của các cựu chiến binh này được điều trị miễn phí một số bệnh tật được khẳng định do chất độc da cam dioxin gây ra.

Từ năm 1998 đến nay, quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã quyên góp được 73 tỷ đồng, giúp đỡ gần 300.000 nạn nhân.

Ngày 10/1/2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thành lập. Ngay sau khi thành lập, ngoài việc tổ chức các hoạt động giúp đỡ nạn nhân, việc làm đầu tiên của Hội là tổ chức thu thập hồ sơ, chứng cứ, cùng với một số nạn nhân chất độc da cam đứng nguyên đơn khởi kiện 37 công ty sản xuất chất độc hóa học của Mỹ. Vụ kiện này đã được nhiều tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới ủng hộ.

Sau buổi vận động, trả lời câu hỏi của một nhà báo nước ngoài tại buổi họp báo: “Hiện tại Chính phủ Hoa Kỳ chưa công nhận hậu quả do chất độc da cam, vậy Việt Nam làm thế nào để thắng kiện?”, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam trả lời: “Chúng tôi buộc Chính phủ Hoa kỳ, các công ty sản xuất hóa chất của Hoa Kỳ phải công nhận. Vì không có lý do gì mà người ngồi trên máy bay đi rải chất độc được công nhận bị nhiễm độc và mắc bệnh, còn người bị rải chất độc lên đầu, phải ăn uống những thức ăn, thức uống có chất độc lại không được công nhận. Đây là sự vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng. Nguyện vọng, đòi hỏi của nạn nhân Việt Nam là hết sức chính đáng, phù hợp với đạo lý và cả pháp luật quốc tế”.

Tiếp tục trả lời câu hỏi của ông Charles Jonhson, một nhà hoạt động xã hội tích cực bảo vệ nạn nhân chất độc da cam: “Có phải những người khuyết tật có mặt hôm nay tại đây đều do bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam?”, bà Bình cho biết: “Tất cả những người hôm nay đều được đưa từ những vùng trước đây bị Mỹ rải chất độc hóa học với lượng lớn. Hội và các nạn nhân bị chất độc da cam có chứng cứ đầy đủ từ tài liệu, từ thực tế vùng đất bị quân đội Mỹ rải chất độc, từ phân tích kết quả xét nghiệm, và từ trong so sánh với các bệnh nhân ở vùng không có chất độc để chứng minh làm rõ điều này”.

Riêng giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho rằng, ngày ngày, những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam đang chết dần, nhưng Chính phủ Mỹ thì trả lời rằng sẽ nghiên cứu rối mới giải quyết. Hành động này cho thấy phía Mỹ thiếu thiện chí, cố tình kéo dài thời gian để không giải quyết...

Ngày 25/6, hội nghị “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam” của đại diện 32 tổ chức thành viên UBTƯ MTTQVN đã quyết định lấy ngày 10/8 hàng năm (ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải chất độc hóa học xuống Việt Nam) làm ngày cả nước hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.

  • Đặng Vỹ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,